Các lệnh căn bản trong linux

Thảo luận trong 'Hệ điều hành Linux' bắt đầu bởi chip, 28 Tháng sáu 2009.

  1. Offline

    chip

    • Thành viên sáng lập

    • Chíp sún
    Số bài viết:
    777
    Đã được thích:
    778
    Điểm thành tích:
    560
    Lệnh thống kê dung lượng thư mục Linux
    [root@unix1 webhostings]# du -sh *
    Bài viết này không nói về cách cài đặt mà đi vào chi tiết, sau khi cài đặt xong sử dụng như thế nào.Đầu tiên bạn cần login vào hệ thống, bạn login vào với user root, mật khẩu do bạn đặt lúc cài đặt.User root là user có quyền tối cao (hay quyền cao nhất đối với một hệ thống Unix).Để xử dụng dòng lệnh bạn cần bật command shell lên, cái này tương tự như MS DOS của windows.
    [root@hautp ~]#

    Bạn xem thông tin về user mình đang login bằng lệnh: id

    [root@hautp ~]# id
    uid=0(root) gid=0(root) groups=0(root),1(bin),2(daemon),3(sys),4(adm),6(disk),10(whe el) context=root:system_r:unconfined_t:SystemLow-SystemHigh

    Các chỉ số uid và gid sẽ cho biết quyền hạn của bạn trên hệ thống. 0 là quyền cao nhất rồi.Bây giờ bạn muốn login với user mới bạn sử dụng lệnh : useradd

    [root@hautp ~]# useradd quantrihethong

    vậy là bạn đã có user mới là quantrihethong trong hệ thống.Lệnh useradd có rất nhiều tham số khác nhau, để xem chi tiết bạn dùng lệnh man

    [quantrihethong@hautp root]$ man useradd

    Lúc trước khi tạo user quantrihethong chúng ta chưa tạo mật khẩu, bây giờ tạo mật khẩu cho user này, bằng lệnh passwd.

    [root@hautp ~]# passwd quantrihethong

    Changing password for user quantrihethong .

    New UNIX password:

    Sau đó nhập mật khẩu vào.Để chuyển sang user này bạn dùng lệnh : su

    [root@hautp ~]# su quantrihethong

    bạn kiểm tra lại bằng cách đánh lệnh : id

    [quantrihethong@hautp root]$ id
    uid=501(quantrihethong) gid=501(quantrihethong) groups=501(quantrihethong) context=root:system_r:unconfined_t:SystemLow-SystemHigh

    Tiếp theo là các lệnh cơ bản với thư mục :Bạn cần biết hiện tại đang ở thư mục nào bạn dùng : pwd

    [quantrihethong@hautp root]$ pwd
    /root

    Vậy là user quantrihethong đang ở thư mục /root.Các lệnh về thư mục ở trên unix tương tự như trên MS DOS của windows, chỉ có một số điểm khác biệt.Lệnh ls sẽ tương đương với dir.

    rm : xóa file

    rmdir : xóa thư mục

    mv : di chuyển hoặc đổi tên file

    cp : copy file, thư mục

    cd : chuyển thư mục

    Thực hành :

    [quantrihethong@hautp root]$ ls
    ls: .: Permission denied

    Vậy là lỗi rồi, user quantrihethong không có quyền sử dụng lệnh ls. Lúc trước khi tạo user tôi chưa thêm shell cho user nên user sẽ không có quyền sử dụng lệnh này. Bây giờ tôi sẽ thêm shell cho user.Trước tiên cần chuyển về user root bằng lệnh : su root, nó sẽ hỏi mật khẩu --> nhập mật khẩu của root vào.Bạn dùng lệnh : usermod để thay đổi thông tin người dùng, cú pháp như sau:

    SYNTAX
    usermod [options] [user]

    Bạn chưa biết shell nằm ở đâu, nên cần dùng lệnh whereis để xem vị trí của shell

    [root@hautp ~]# whereis bash
    bash: /bin/bash /usr/share/man/man1/bash.1.gz

    [root@hautp ~]# usermod -s /bin/bash quantrihethong

    Tiếp theo lại su về user quantrihethong

    [quantrihethong@hautp root]$ ls
    ls: .: Permission denied

    a ah, vẫn bị lỗi. Vậy là không phải rồi, lúc này ta đã hiểu sai. Không phải user quantrihethong không có quyền dùng shell,vì vẫn dùng được lệnh pwd,... Mà là user quantrihethong không có quyền đối với thư mục /root

    Đây là điểm rất khác biệt với windows, ở Unix phân quyền rất chặt chẽ dựa theo các quyền :

    Read - Write - Execute (Đọc - Ghi - Thực thi)

    Các quyền này được thể hiện bằng ký hiệu : r - w - x hoặc 4 - 2 -1

    Và với một thư mục quyền sẽ được phân cho : Owner - Group - others (người sử hữu - nhóm - người khác)

    Để xem quyền của thư mục root ta dùng lệnh ls với tham số al:

    [root@hautp /]# ls -al...drwxr-x--- 20 root root 4096 Nov 28 14:35 root...

    Nhìn vào dòng trên ta sẽ nhận được thông tin như sau :

    Owner là root

    Group là root

    drwxr-x--- : quyền đối với người dùng, chữ d ở đầu có nghĩa đây là thư mục, tiếp theo là quyền của owner :

    rwx :--> owner có toàn quyền trên thư mục này, owner là root nên user root có toàn quyền trên thư mục này.

    r-x :--> group có quyền đọc và chạy file, không có quyền ghi vào thư mục này.

    --- :--> others không có quyền gì đối với thư mục này.

    quantrihethong không thuộc group root nên không có quyền gì.

    Nói thêm về cách thể hiện quyền đối với thư mục, như ở trên cói nói về cách thể hiện các quyền.drwxr-x--- sẽ tương đương 740, khi thư mục để quyền tự do nhất là rwxrwxrwx - 777 tức là bất kỳ ai cũng có đầy đủ các quyền với thư mục đó.Để thay đổi quyền bạn dùng lệnh CHMOD, để thay đổi owner bạn dùng lệnh chown, để thay đổi group bạn dùng lệnh chgroup.Việc đặt quyền hạn đúng sẽ là cực kỳ quan trọng đối với một hệ thống, không chỉ UNIX.

    Hệ thống thư mục trên * NIX, bài này tôi lấy ví dụ cụ thể là Fedora 6.

    Khi ở thư mục gốc / bạn đánh ls sẽ nhận được:

    [root@hautp ~]# cd /
    [root@hautp /]# ls
    bin boot dev etc home lib lost+found media misc mnt
    net opt proc root sbin selinux srv sys tmp usr var

    Đó là các thư mục trên một hệ thống Unix.

    * Thư mục /bin

    Đây là thực mục cực kỳ quan trong của 1 hệ thống unix, thư mục này chứa gần như tất cả các lệnh của hệ thống.

    * Thư mục /etc

    Thư mục này chứa các các file con file của hệ thống, cũng như chứa thông tin về các service cần khỏi động khi hệ điều hành chạy.

    Đối với hệ điều hành Linux thì các service chạy lúc khởi động sẽ được đặt trong thư mục init.d.

    Đối với hệ điều hành SUN Solaris thì các service chạy lúc khởi động sẽ được đặt trong thư mục rc2.d.

    Các thư mục trên sẽ thay đổi tùy hệ thống.

    *Thư mục /usr

    Thư mục này chứa file và chương trình của các user trên hệ thống.

    Một điều thú vị trên hệ thống Unix là tất cả đều là file, kể cả cái gọi là thư mục cũng là file.smile_regular

    *Thư mục /dev

    Khi vào thư mục này đánh lệnh ls bạn sẽ thấy rất nhiều file màu vàng.

    Đó chính là tất cả các thiết bị phần cứng mà hệ điều hành dùng, trên hệ thống Unix tất cả đều là file, như tôi đã nói ở trên.

    Ví dụ : ổ cứng sẽ là /dev/hda, có thể có 2 loại ổ cứng IDE và SCSI, ổ ở nhà bạn dùng thông thường là IDE, ổ SCSI thường được dùng cho các máy chủ và dung lượng thường là 36GB, 72GB,...

    *Thư mục /boot

    Thư mục này chứa "lõi" của hệ điều hành hay còn gọi là kernel. Ví dụ đây là kernel máy của tôi :

    Trên hệ điều hành SUN nó sẽ không phải là thư mục /boot, nó là thư mục /platform

    Để biết thông tin về kernel bạn dùng lệnh : uname -an

    [root@hautp /]# uname -an
    Linux hautp 2.6.17-1.2157_FC5 #1 Tue Jul 11 22:55:46 EDT 2006 i686 i686 i386 GNU/Linux

    * Thư mục root - thư mục của user root

    Khi bạn dùng một user khác truy nhập vào thư mục này, bạn sẽ không có quyền gì với thư mục này, giống như user quantrihethong ở phần trước.

    Đây chính là "Users home directory" thư mục riêng của user. Trên hệ thốnh Unix khi một user mới tạo ra nó sẽ tạo kèm theo 1 thư mục cho user đó. Thông thường các thư mục này sẽ nằm trong thư mục /home. Nhân tiện đây tôi nói luôn về thư mục /home.

    Thư mục /home là thư mục chứa các thư mục của người dùng:

    * Thư mục /sbin

    Thư mục này là một thư mục giới hạn quyền hạn, nó chứa các chương trình kiểu như thư mục /bin. Nhưng bạn không thể làm gì đến nó được. Chỉ những user có quyền root mới có thể Shutdown các chương trình ở đây.

    * Thư mục /tmp

    Thư mục này đúng như tên của nó, nó chứa các file tạm do hệ thống sinh ra. Vì để chia sẻ cho bất kỳ chương trình nào nên thư mục này được đặt quyền hạn rất thoải mái :

    drwxrwxrwt 11 root root 4096 Nov 29 04:05 tmp

    Chức năng của nó cũng giống như thư mục temp của windows.

    * Thư mục /var

    Thư mục này để chứa các file có thể thay đổi kích thước (variable size), nên thông thường trong thư mục này sẽ chứa các database như : mysql,.. hay mail server,...

    * Thư mục /lib

    Lib là viết tắt của library. Thư mục /lib chứa các file thư viện chương trình. Mỗi một chương trình sẽ có thư viện riêng của mình.

    * Các thư mục khác :

    - /mnt

    - /cdrom

    - /floppy

    Ban đầu tất cả các thư mục này đều rỗng. Khi bạn cắm USB vào nó sẽ nằm trong /mnt hoặc bạn cần mount nó vào trong /mnt (cái này nói sau happy). Khi cho đĩa CDROM vào thì dữ liệu sẽ được tự động mount vào thư mục /cdrom. Tương tự đối với floppy.
    Phần này nói về cách : tắt máy như thế nào ? khởi động như thế nào ?

    * Lệnh : shutdown

    Sử dụng lệnh : man shutdown để xem thông tin về lệnh này

    SYNTAX
    shutdown [options] when [message]

    OPTIONS
    -c Cancel a shutdown that is in progress.

    -f Reboot fast, by suppressing the normal call to fsck
    when rebooting.
    -h Halt the system when shutdown is complete.

    -k Print the warning message, but suppress actual shutdown.

    -n Perform shutdown without a call to init.

    -r Reboot the system when shutdown is complete.

    -t sec

    Ví dụ :
    Tắt ngay lập tức :
    shutdown -h now

    Khởi động lại ngay lập tức:
    shutdown -r now

    Tắt máy vào lúc 8 tối (pm):
    shutdown -h 20:00

    Sau 10 phút thì tắt máy:
    shutdown -h +10

    * Lệnh : halt, reboot, poweroff

    Từ kernel 2.74 trờ về sau này, lệnh halt, reboot không được gọi trực tiếp mà nó đã được tích hợp vào trong lệnh shutdown như bạn thấy ở trên. Nếu bạn dùng các kernel cũ thì vẫn dùng được các lệnh này.

    rình soạn thảo văn bản.

    Trên windows có rất nhiều trình soạn thảo khác nhau như office, wordpad, notepad... Trên *nix cũng vậy, nhưng trình soạn thảo ưa thích có lẽ là vi.

    Trình soạn thảo này có lẽ là phổ biến nhất và thông dụng nhất trên các hệ thống Unix cũng tương tự như notepad của windows.

    Để truy nhập vi trong của sổ terminal bạn đánh : vi

    [root@hautp /]# vi

    Trình soạn thảo sẽ hiện ra. Như bản Fedora tôi đang dùng thì nó đã thay thế vi bởi VIM :

    VIM soạn thảo "thuận tay hơn" vi happy bạn dùng thử mà xem big grin

    Để tạo 1 file mới bạn đánh : vi <tên file>

    [root@hautp /]# vi hello

    Bạn nhấn phím "i" để kích hoạt chế độ Insert, sau đó bạn đánh "Hello world!"

    Để ghi lại file bạn bấm phím "ESC" để thoát khỏi chế độ Insert. Sau đó đánh ":qw" để lưu lại và thoát ra khỏi vi.

    "hello" [New] 1L, 14C written
    [root@hautp /]# more hello
    hello world !
    [root@hautp /]#

    Chi tiết các lệnh của vi có lẽ phải thực hành nhiều một chút mới nhớ được.

    Tham khảo :

    http://www.ss64.com/bash/vi.html

    http://www.eng.hawaii.edu/Tutor/vi.html

    VI Editor Commands

    Switch to Text or Insert mode:

    Open line above cursor
    O
    Insert text at beginning of line
    I
    Insert text at cursor
    i
    Insert text after cursor
    a
    Append text at line end
    A

    Open line below cursor
    o

    Switch to Command mode:
    Switch to command mode
    <ESC>

    Cursor Movement (command mode):

    Scroll Backward 1 screen
    <ctrl>b

    Scroll Up 1/2 screen
    <ctrl>u
    Go to beginning of line
    0
    Go to line n
    nG
    Go to end of line
    $

    Scroll Down 1/2 screen
    <ctrl>d
    Go to line number ##
    :##

    Scroll Forward 1 screen
    <ctrl>f

    Go to last line
    G
    Scroll by sentence f/b ( )
    Scroll by word f/b w b Move left, down, up, right h j k l
    Left 6 chars
    6h
    Directional Movement Arrow Keys
    Go to line #6
    6G

    Deleting text (command mode):
    Change word
    cw
    Replace one character
    r
    Delete word
    dw
    Delete text at cursor
    x
    Delete entire line (to buffer)
    dd

    Delete current to end of line
    D
    Delete 5 lines (to buffer)
    5dd

    Delete lines 5-10
    :5,10d

    Editing (command mode):
    Copy line
    yy
    Copy n lines
    nyy
    Copy lines 1-2/paste after 3
    :1,2t 3
    Paste above current line
    P


    Paste below current line
    p
    Move lines 4-5/paste after 6
    :4,5m 6

    Join previous line
    J
    Search backward for string
    ?string
    Search forward for string
    /string Find next string occurrence n
    % (entire file) s (search and replace) /old text with new/ c (confirm) g (global - all)
    :%s/oldstring/newstring/cg
    Ignore case during search
    :set ic
    Repeat last command
    .
    Undo previous command
    u
    Undo all changes to line
    U

    Save and Quit (command mode):
    Save changes to buffer
    :w
    Save changes and quit vi
    :wq
    Save file to new file
    :w file

    Quit without saving
    :q!
    Save lines to new file
    :10,15w file

    Shells là gì ?

    Bạn có thể hiểu nôm na shell là 1 cách để computer giao tiếp với người dùng hay nói cách khác là cách để computer nhận lệnh từ người dùng. Thồn thường trên Linux dùng "bash" shell.

    Shell là giúp người dùng làm việc với máy tính dễ dàng hơn với những câu lệnh "thân thiện" mang tính chất gợi nhớ.

    Ví dụ : cần copy tất cả các file trong thư mục A vào thư mục B cậu lệnh là : cp /A/* /B

    * File '.bashrc'

    Mỗi một user khi được tạo ra sẽ có 1 shell cho nó như tôi đã nói phần trước, định nghĩa shell cho user nằm trong file .bashrc trong thư mục /home/<tên user>, ví dụ ở đây là /home/hautp

    [root@hautp /]# cd /home/
    [root@hautp home]# cd quantrihethong/
    [root@hautp quantrihethong]# ls -al
    total 56
    drwxr-xr-x 2 quantrihethong quantrihethong 4096 Nov 29 06:00 .
    drwxr-xr-x 4 root root 4096 Nov 28 14:49 ..
    -rw-r--r-- 1 quantrihethong quantrihethong 24 Nov 28 14:49 .bash_logout
    -rw-r--r-- 1 quantrihethong quantrihethong 191 Nov 28 14:49 .bash_profile
    -rw-r--r-- 1 quantrihethong quantrihethong 124 Nov 28 14:49 .bashrc
    -rw-r--r-- 1 quantrihethong quantrihethong 120 Nov 28 14:49 .gtkrc
    -rw------- 1 quantrihethong quantrihethong 35 Nov 29 06:00 .lesshst

    [root@hautp quantrihethong]# more .bashrc
    # .bashrc

    # Source global definitions
    if [ -f /etc/bashrc ]; then
    . /etc/bashrc
    fi

    # User specific aliases and functions
    [root@hautp quantrihethong]# more .bash_profile
    # .bash_profile

    # Get the aliases and functions
    if [ -f ~/.bashrc ]; then
    . ~/.bashrc
    fi

    # User specific environment and startup programs

    PATH=$PATH:$HOME/bin

    export PATH
    unset USERNAME

    Trong file .bashrc có nói đến các alias do người dùng định nghĩa. # User specific aliases and functions

    Alias là gì ?

    alias thông thường được hiểu là một cái tên khác. Alias ở đây cũng gần như thế.

    ví dụ tôi thêm dòng :

    alias rm='rm -i'

    Thì điều này có nghĩa là khi tôi đánh lệnh rm trong terminal thì lệnh này sẽ được hiểu là rm -i đây chính là alias của rm.

    Vì sao lại cần đến alias ?

    Ở trên trong lệnh rm có tham số -i, i tức là interactive (prompt before any removal) có nghĩa là khi có tham xóa -i thì bất cứ file nào bị xóa hệ điều hành sẽ hỏi xem ta có chắc chắn xóa không.

    Nếu dùng tham số -f : force (ignore nonexistent files, never prompt) thì hệ điều hành sẽ xóa mà không cần hỏi. Khi bạn muốn xóa nhanh thì hãy dùng tham số này.

    Việc dùng alias nhằm mục đích tạo 1 "route" cho người dùng. Đặc biệt đối với những máy tính quan trọng như máy chủ chẳng hạn việc xóa file cần phải hết sức thận trọng, nếu như bạn dùng lệnh sau : rm -R -f * mà không tạo alias như trên sẽ khiến toàn bộ số file trong thư mục hiện tại của bạn biến mất ngay lập tức --> mặt dài như cái bơm smile_confused

    Bạn có thể tạo alias tạm thời bằng cách dùng lệnh alias hoặc xóa 1 alias bằng lệnh unalias:

    SYNTAX
    alias [-p] [name[=value] ...]

    unalias [-a] [name ... ]

    Vậy là bạn đã hiểu sơ qua shell là gì ?
    sunboy, integerRonaldo thích bài này.
  2. Offline

    chip

    • Thành viên sáng lập

    • Chíp sún
    Số bài viết:
    777
    Đã được thích:
    778
    Điểm thành tích:
    560
    Tiếp Theo

    Các lệnh thông dụng trên hệ thống Unix

    Tôi chỉ đưa ra các lệnh kèm chưc năng, các tham số của nó thì bạn cần xem thêm.

    1. Lệnh man, info và apropos : thông tin về lệnh
    2. Lệnh cd : chuyển thư mục
    3. Lệnh ls : liệt kê file thông thường hay dùng ls -al hoặc ls -l
    4. Lệnh file : xem thông tin loại file của 1 file file <tên file>
    5. Lệnh more và less : xem nội dung file more <tên file>
    6. Lệnh cat và tail : xem nội dung file cat <tên file>
    7. Lệnh cp : lệnh copy
    8. Lệnh mv : lệnh di chuyển hoặc đổi tên file, thư mục
    9. Lệnh mkdir : tạo thư mục mới
    10. Lệnh rm và rmdir : xóa file và xóa thư mục rỗng
    11. Lệnh dir : bằng với ls -l
    12. Lệnh pwd : xem vị trí thư mục hiện thời
    13. Lệnh date : xem ngày
    14. Lệnh cal : xem lich, ví dụ cal 2006
    15. Lệnh exit : thoát khỏi terminal

    Còn sau đây là một số lệnh yêu thích :

    1. Lệnh touch : tạo file
    2. Lệnh find : tìm kiếm (sẽ có 1 bài viết riêng về lệnh này)
    3. Lệnh grep : tìm kiếm nội dung file hỗ trợ regular expression
    4. Lệnh who, whoami, whatis, whereis, which : đúng như nghĩa của các từ này
    5. Lệnh echo : hiển thị nội dung 1 biến ,...

    Các lệnh dành cho quản trị hệ thống :

    1. Lệnh last : hiển thị các user login gần đây
    2. Lệnh df : xem thông tin ổ đĩa, thông thường hay dùng df -h
    3. Lệnh du : xem thông tin dung lượng file, thư mục
    4. Lệnh top : cái giống như taskmanager của windows, nó sẽ hiển thị thông tin về các processes
    5. Lệnh free : xem tình hình bộ nhớ
    6. Lệnh ps : xem thông tin processes
    7. Lệnh kill : tắt process
    8. Lệnh mount và unmount :
    9. Lệnh chmod : thay đổi permissions đối với file
    10. Lệnh chown : thay đổi người sở hữu đối với file
    11. Lệnh chgrp : thay đổi group đối với file
    12. Lệnh chroot

    Ngoài các lệnh trên còn có rất nhiều lệnh khác, có thể tham khảo tại đây :

    http://www.ss64.com/bash/

    Backup sao lưu giữ liệu với UNIX

    Các lệnh cần dùng : tar, gzip, gunzip

    Ví dụ với tar :

    tar -czvf MyArchive Source_file
    hoặc
    tar --create --gzip --verbose --file=MyArchive Source_file

    tar -xzvf MyArchive Source_file
    hoặc
    tar --extract --gunzip --verbose --file=MyArchive Source_file

    gzip là một phần của tar, tuy nhiên gzip và gunzip vần dùng được độc lập.

    Việc backup và sao lưu nên viết thành các job để hệ thống tự động làm.

    Ví dụ tôi cần backup dữ liệu của mysql hàng tuần vào Chủ nhật.

    #!/bin/bash
    Date=`date '+%a'`
    Day=`date '+%m%d'`
    if [ $Date == 'Sun' ]
    then
    cd /mysqldata
    for ix in *
    do
    if [ -d $ix ]
    then
    tar -czvf /quantrihethong/backup/database_$Day.$ix.tar $ix
    fi
    done
    fi

    Đoạn script bạn cho vào 1 file, ví dụ : db_backup.sh

    Sau đó chmod +x cho file db_backup.sh có nghĩa là cho file này có quyền chạy sau đó tạo schedule cho file này.

    Cái này nó tương tự như schedule task của windows.

    Để tạo schedule trên Linux bạn dùng crontab.

    [root@hautp etc]# ls -l| grep cron
    -rw-r--r-- 1 root root 329 Feb 11 2006 anacrontab
    drwxr-xr-x 2 root root 4096 Feb 16 2006 cron.d
    drwxr-xr-x 2 root root 4096 Aug 3 13:43 cron.daily
    -rw-r--r-- 1 root root 0 Aug 3 13:21 cron.deny
    drwxr-xr-x 2 root root 4096 Dec 11 2005 cron.hourly
    drwxr-xr-x 2 root root 4096 Aug 3 13:18 cron.monthly
    -rw-r--r-- 1 root root 255 Dec 11 2005 crontab
    drwxr-xr-x 2 root root 4096 Aug 3 13:21 cron.weekly
    [root@hautp etc]# more crontab
    SHELL=/bin/bash
    PATH=/sbin:/bin:/usr/sbin:/usr/bin
    MAILTO=root
    HOME=/
    # run-parts
    01 * * * * root run-parts /etc/cron.hourly
    02 4 * * * root run-parts /etc/cron.daily
    22 4 * * 0 root run-parts /etc/cron.weekly
    42 4 1 * * root run-parts /etc/cron.monthly

    Các job này sẽ được đặt trong các file trên hoặc trong thư mục : /var/spool/cron/crontabs

    Sử dụng crontab - l để biết các jobs của user hiện tại. Nếu chưa có dùng lệnh crontab -e để tạo jobs.

    Cú pháp 1 dòng trong crontab :

    Minute(0-59) Hour (0-23) Day of Month (1-31) Month (1-12 or Jan-Dec) Day of Week (0-6 or Sun-Sat) Command

    0 2 12 * 0,6 /usr/bin/find

    Tham khảo : Cron and Crontab usage and examples.

    Cài đặt và cập nhật phần mềm trong Linux

    Trên windows các file cài đặt có định dạng .exe, .msi, .vis,... việc cài đặt rất dễ dàng bằng việc chạy các file này. Trên unix cũng tương tự như thế. Tuy nhiên trong các bài viết này tôi chỉ dùng terminal, không dùng chế độ giao diện.

    Vậy việc cài đặt trên trên linux như thế nào ?

    * RPM : Red Hat Package Manager

    Các chương trình sẽ có đuôi .rpm, cú pháp như sau :

    rpm -i new_program.rpm
    --> cài đặt chương trình mới (-i là viết tắt của install)

    rpm -q program_name --> kiểm tra xem 1 chương trình đã được cài hay chưa ?

    Ví dụ với Fedora 5/6:

    [root@hautp sysconfig]# rpm -q mysql
    mysql-5.0.18-2.1
    [root@hautp sysconfig]# rpm -q firefox
    firefox-1.5.0.1-9

    Bây giờ cần nâng cấp nên Firefox 2.0

    Tham khảo : http://fedoraproject.org/wiki/Firefox2

    Chạy lệnh :

    yum -y install firefox


    Các lệnh cơ bản với yum:

    Cài đặt : yum -y install <tên phần mềm(gói)>
    Gỡ bỏ : yum -y remove <tên phần mềm>
    Xem các gói đã cài : yum list <tên phần mềm>

    Ví dụ : xem các gói đã cài của php :

    [root@web ~]# yum list php*
    Loading "installonlyn" plugin
    Setting up repositories
    core 100% |=========================| 1.1 kB 00:00
    updates 100% |=========================| 1.2 kB 00:00
    extras 100% |=========================| 1.1 kB 00:00
    Reading repository metadata in from local files
    primary.xml.gz 100% |=========================| 306 kB 00:01
    ################################################## 1072/1072
    Installed Packages
    php.i386 5.1.6-3.1.fc6 installed
    php-Smarty.noarch 2.6.13-1.fc6 installed
    php-bcmath.i386 5.1.6-3.1.fc6 installed
    php-cli.i386 5.1.6-3.1.fc6 installed
    php-common.i386 5.1.6-3.1.fc6 installed
    php-gd.i386 5.1.6-3.1.fc6 installed
    php-mbstring.i386 5.1.6-3.1.fc6 installed

    Chi tiết các lệnh với yum : yum -h

    Khi hết swap thì ta cần thêm swap file, ví dụ cần thêm 1G swap :

    /usr/sbin/mkfile 1024m /swapfile --> tạo swap file
    /usr/sbin/swap -a /swapfile --> cho hệ thống biết swap file mới nằm ở đâu

    Đơn vị tính : kilobytes (k), blocks (b), or megabytes (m)

    Kiểm tra swap file mới đã được thêm hay chưa ?

    swap -l





    Nguồn : Some examples of using UNIX find command.
    Introduction

    The find command allows the Unix user to process a set of files and/or directories in a file subtree.

    You can specify the following:

    * where to search (pathname)
    * what type of file to search for (-type: directories, data files, links)
    * how to process the files (-exec: run a process against a selected file)
    * the name of the file(s) (-name)
    * perform logical operations on selections (-o and -a)

    Search for file with a specific name in a set of files (-name)

    find . -name "rc.conf" -print

    This command will search in the current directory and all sub directories for a file named rc.conf.

    Note: The -print option will print out the path of any file that is found with that name. In general -print wil print out the path of any file that meets the find criteria.
    How to apply a unix command to a set of file (-exec).

    find . -name "rc.conf" -exec chmod o+r '{}' \;

    This command will search in the current directory and all sub directories. All files named rc.conf will be processed by the chmod -o+r command. The argument '{}' inserts each found file into the chmod command line. The \; argument indicates the exec command line has ended.

    The end results of this command is all rc.conf files have the other permissions set to read access (if the operator is the owner of the file).

    How to apply a complex selection of files (-o and -a).

    find /usr/src -not \( -name "*,v" -o -name ".*,v" \) '{}' \; -print

    This command will search in the /usr/src directory and all sub directories. All files that are of the form '*,v' and '.*,v' are excluded. Important arguments to note are:

    * -not means the negation of the expression that follows
    * \( means the start of a complex expression.
    * \) means the end of a complex expression.
    * -o means a logical or of a complex expression.
    In this case the complex expression is all files like '*,v' or '.*,v'

    The above example is shows how to select all file that are not part of the RCS system. This is important when you want go through a source tree and modify all the source files... but ... you don't want to affect the RCS version control files.

    How to search for a string in a selection of files (-exec grep ...).

    find . -exec grep "www.ajaxviet.com" '{}' \; -print

    This command will search in the current directory and all sub directories. All files that contain the string will have their path printed to standard output.

    If you want to just find each file then pass it on for processing use the -q grep option. This finds the first occurrance of the search string. It then signals success to find and find continues searching for more files.

    find . -exec grep -q "www.ajaxviet.com" '{}' \; -print

    This command is very important for process a series of files that contain a specific string. You can then process each file appropriately. An example is find all html files with the string "www.athabascau.ca". You can then process the files with a sed script to change those occurrances of "www.athabascau.ca" with "intra.athabascau.ca".
    zinzu.vhRonaldo thích bài này.
  3. Offline

    chip

    • Thành viên sáng lập

    • Chíp sún
    Số bài viết:
    777
    Đã được thích:
    778
    Điểm thành tích:
    560
    Linux command (tiếng việt )

    * Các Lệnh Về Khởi Tạo
    - rlogin: dùng để điều khiển hoặc thao tác lệnh trên một máy khác.

    - exit: thoát khỏi hệ thống (Bourne-Shell).

    - logout: thoát khỏi hệ thống C-Shell.

    - id: chỉ danh của người sử dụng.

    - logname: tên người sử dụng login.

    - man: giúp đỡ.

    - newgrp: chuyển người sử dụng sang một nhóm mới.

    - psswd: thay đổi password của người sử dụng.

    - set: xác định các biến môi trường.

    - tty: đặt các thông số terminal.

    - uname: tên của hệ thống (host).

    - who: cho biết những ai đang thâm nhập hệ thống.



    * Lệnh Về Trình Báo Màn Hình:
    - echo: hiển thị dòng ký tự hay biến.

    - setcolor: đặt màu nền và chữ của màn hình.

    * Lệnh Về Desktop:
    - bc: tính biểu thức số học.

    - cal: máy tính cá nhân.

    - date: hiển thị và đặt ngày.

    - mail: gửi - nhận thư tín điện tử.

    - mesg: cấm/cho phép hiển thị thông báo trên màn hình (bởi write/ hello).

    - spell: kiểm tra lỗi chính tả.

    - vi: soạn thảo văn bản.

    - write/hello: cho phép gửi dòng thông báo đến những người sử dụng trong hệ thống.

    * Lệnh Về Thư Mục:
    - cd: đổi thư mục.

    - cp: sao chép 2 thư mục.

    - mkdir: tạo thư mục.

    - rm: loại bỏ thư mục.

    - pwd: trình bày thư mục hiện hành.

    * Lệnh về tập tin:
    - more: trình bày nội dung tập tin.

    - cp: sao chép một hay nhiều tập tin.

    - find: tìm vị trí của tập tin.

    - grep: tìm vị trí của chuỗi ký tự trong tập tin.

    - ls: trình bày tên và thuộc tính của các tập tin trong thư mục.

    - mv: di chuyển/đổi tên một tập tin.

    - sort: sắp thứ tự nội dung tập tin.

    - wc: đếm số từ trong tập tin.

    - cat: hiển thị nội dung moat tập tin.

    - vi: soạn thảo hoặc sửa đổi nội dung tập tin.

    * Lệnh về quản lý tiến trình:
    - kill: hủy bỏ một tiến trình.

    - ps: trình bày tình trạng của các tiến trình.

    - sleep: ngưng hoạt động một thời gian.

    * Các Lệnh Về Phân Quyền:
    - chgrp: chuyển chủ quyền tập tin, thư mục từ một nhóm sang một nhóm khác.

    - chmod: thay đổi quyền sở hữu của tập tin hay thư mục.

    - chown: thay đổi người sở hữu tập tin hay thư mục.

    * Lệnh Về Kiểm Soát In:
    - cancel: ngưng in.

    - lp: in tài liệu ra máy in.
    Các lệnh Shell cơ bản trong Linux
    Khi mở một shell, bạn cần đến tài khoản kích hoạt vào thư mục chủ (thông thường nằm trong /home/tên_người_dùng).

    Chú ý rằng mỗi lệnh đều có nhiều tùy chọn riêng của mình. Để xem các tùy chọn cho một lệnh cụ thể, đơn giản bạn chỉ cần gõ "man <command>" (trong đó: man là từ khóa; command là tên lệnh). Một điểm quan trọng cần chú ý là trong các hệ điều hành Linux, câu lệnh có phân biệt chữ hoa, chữ thường. “A” sẽ được hệ điều hành hiểu là khác so với “a”.


    Để vào hệ thống file, dùng:

    - pwd: đưa ra ngoài màn hình thư mục đang hoạt động (ví dụ: /etc/ssh).

    - cd: thay đổi thư mục (ví dụ: cd .. – ra một cấp thư mục hiện tại; cd vidu – vào thư mục /vidu).

    - ls: đưa ra danh sách nội dung thư mục.

    - mkdir: tạo thư mục mới (mkdir tên_thumuc).

    - touch: tạo file mới (touch ten_file).

    - rmdir: bỏ một thư mục (rmdir ten_thumuc).

    - cp: copy file hoặc thư mục (cp file_nguồn file_đích).

    - mv: di chuyển file hoặc thư mục; cũng được dùng để đặt lại tên file hoặc thư mục (mv vị_trí_cũ vị_trí_mới hoặc mv tên_cũ tên_mới).

    - rm: loại bỏ file (rm tên_file).

    Để tìm kiếm file, bạn có thể dùng:

    - find <tiêu chuẩn tìm kiếm>: dùng cho các tên file.

    - grep < tiêu chuẩn tìm kiếm>: để tìm nội dung trong file.

    Để xem một file, bạn có thể dùng:

    - more <tên file>: hiển thị file theo từng trang.

    - cat < tên file>: hiển thị tất cả file.

    - head < tên file>: hiển thị các dòng đầu tiên.

    - tail < tên file>: hiển thị các dòng cuối cùng (có thể hữu ích trong những trường hợp như khi bạn muốn xem thông tin cuối cùng của một file hệ thống).

    Để chính sửa file, bạn phải sử dụng trình soạn thảo tích hợp sẵn trên dòng lệnh. Thông thường, đây là vi và được dùng với cú pháp: vi <tên file>.

    Để giải nén một lưu trữ (thông thường có đuôi tar.gz), bạn phải dùng lệnh tar với cú pháp tar -xvf <tên_file>.

    Để in một file, dùng lệnh lpr <tên_file>. Chú ý là bạn phải có một số daemon hoạt động để quản lý máy in. Thông thường đây là các cup (chủ yếu là UNIX Printing System) có thể sử dụng cho tất cả các phân phối chính.

    Để loại bỏ file khỏi hàng đợi ở máy in (bạn có thể lên danh sách hàng đợi bằng lệnh lpq), sử dụng câu lệnh lprm <tên_file>.

    Để lắp hoặc gỡ bỏ thiết bị (thêm vào hệ thống file với vai trò như một phương tiện được phép sử dụng), dùng:

    - mount /mnt/floppy: lắp thêm ổ mềm.

    - umount /mnt/floppy: gỡ bỏ ổ mềm.

    - mount /mnt/cdrom: lắp ổ CD-ROM.

    - mount /mnt/cdrom: gỡ ổ DC-ROM.

    Các thiết bị này thường được cài và cho phép sử dụng một cách tự động. Nhưng có thể một ngày đẹp trời nào đó bạn lại phải tự mình thực hiện công việc này khi có lỗi xảy ra. Đừng lo lắng!

    Để tạo một phân vùng

    Đầu tiên, tạo một thư mục trong /mnt (mkdir /mnt/ổ_đĩa_mới). Sau đó sử dụng lệnh mount (mount /dev/source /mnt/ ổ_đĩa_mới), trong đó /dev/source là thiết bị (tức phân vùng) bạn muốn lắp thêm vào hệ thống file.

    Nếu muốn kết nối tới một host từ xa, sử dụng lệnh ssh. Cú pháp là ssh <tên_host>.

    Quản lý hệ thống:

    - ps: hiển thị các chương trình hiện thời đang chạy (rất hữu ích: ps là cái nhìn toàn bộ về tất cả các chương trình).

    Trong danh sách đưa ra khi thực hiện lệnh ps, bạn sẽ thấy có số PID (Process identification - nhân dạng tiến trình).

    Con số này sẽ được hỏi đến khi muốn ngừng một dịch vụ hay ứng dụng, dùng lệnh kill <PID>.

    - top: hoạt động khá giống như Task Manager trong Windows. Nó đưa ra thông tin về tất cả tài nguyên hệ thống, các tiến trình đang chạy, tốc độ load trung bình… Lệnh top -d <delay> thiết lập khoảng thời gian làm tươi lại hệ thống. Bạn có thể đặt bất kỳ giá trị nào, từ .1 (tức 10 mili giây) tới 100 (tức 100 giây) hoặc thậm chí lớn hơn.

    - uptime: thể hiện thời gian của hệ thống và tốc độ load trung bình trong khoảng thời gian đó, trước đây là 5 phút và 15 phút.

    Thông thường tốc độ load trung bình được tính toán theo phần trăm tài nguyên hệ thống (vi xử lý, RAM, ổ cứng vào/ra, tốc độ load mạng) được dùng tại một thời điểm. Nếu tốc độ được tính toán là 0.37, tức có 37% tài nguyên được sử dụng. Giá trị lớn hơn như 2.35 nghĩa là hệ thống phải đợi một số dữ liệu, khi đó nó sẽ tính toán nhanh hơn 235% mà không gặp phải vấn đề gì. Nhưng giữa các phân phối có thể khác nhau một chút.

    - free: hiển thị thông tin trên bộ nhớ hệ thống.

    - ifconfig <tên_giao_diện>: để xem thông tin chi tiết về các giao diện mạng; thông thường giao diện mạng ethernet có tên là eth(). Bạn có thể cài đặt các thiết lập mạng như địa chỉ IP hoặc bằng cách dùng lệnh này (xem man ifconfig). Nếu có điều gì đó chưa chính xác, bạn có thể stop hoặc start (tức ngừng hoặc khởi_động) giao diện bằng cách dùng lệnh ifconfig <tên_giao_diện> up/down.

    - passwd: cho phép bạn thay đổi mật khẩu (passwd người_dùng_sở_hữu_mật_khẩu hoặc tên người dùng khác nếu bạn đăng nhập hệ thống với vai trò root).

    - useradd: cho phép bạn thêm người dùng mới (xem man useradd).

    Dù ở phân phối nào, bạn cũng có thể dùng phím TAB để tự động hoàn chỉnh một lệnh hoặc tên file. Điều này rất hữu ích khi bạn quen với các lệnh. Bạn cũng có thể sử dụng các phím lên, xuống để cuộn xem các lệnh đã nhập. Bạn có thể dùng lệnh đa dòng trên một dòng. Ví dụ như, nếu muốn tạo ba thư mục chỉ trên một dòng, cú pháp có thể là: mkdir thư_mục_1 ; mkdir thư_mục_2 ; mkdir thư_mục_3.

    Một điều thú vị khác nữa là các lệnh dạng pipe. Bạn có thể xuất một lệnh thông qua lệnh khác. Ví dụ: man mkdir | tail sẽ đưa ra thông tin các dòng cuối cùng trong trang xem "thủ công" của lệnh mkdir.

    Nếu lúc nào đó được yêu cầu phải đăng nhập với tài khoản gốc (tức "siêu" admin của hệ thống), bạn có thể đăng nhập tạm thời bằng cách dùng lệnh su. Tham số -1 (su-1) dùng để thay đổi thư mục chủ và cho các lệnh đã hoặc đang dùng. Chú ý là bạn cũng sẽ được nhắc một mật khẩu.
    Ronaldo thích bài này.
  4. Offline

    jinyotino

    • Friends

    Số bài viết:
    569
    Đã được thích:
    211
    Điểm thành tích:
    140
    nhìn đống lệnh mà nản quá! chắc học mấy cái cơ bản để sử dụng thôi, dù sao cũng cảm ơn admin hén:)
  5. Offline

    tham_son

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chào bạn,

    Mình mới dùng linux từ tối qua nên còn nhiều bỡ ngỡ. Bạn cho mình hỏi là mình muốn cài tự điển Stardict. Bạn nào có thể hướng dẫn các bước làm dùm mình được không? Cám ơn nhiều. Mình muốn dùng tự điển Anh - Việt - Hàn. Bạn nào có recommend hay thì chỉ mình với. Thanks
  6. Offline

    integer

    • Tiếu Ngạo Giang Hồ

    • :-?
    Số bài viết:
    1.695
    Đã được thích:
    1.313
    Điểm thành tích:
    900
    trước tiên mình cần biết bạn cài trên hệ điều hành nào. nếu là fedora thì tải gói .rmp còn ubuntu thì tải gói .deb. theo link này:
    [DOWN]http://stardict.sourceforge.net/download.php[/DOWN]

    với gói deb trên hệ điều hành ubuntu thì chỉ cần nhấp đôi vào và bấm install

    với gói rpm:
    #rpm -ivh tên_gói.

    còn data mặc định là Eng - China. muốn thêm từ điển phải tải về từ:
    [DOWN]http://sourceforge.net/projects/ovdp/files/Stardict/[/DOWN]
    giải nén,sau đó copy vô thư mục: /usr/share/stardict/dic
  7. Offline

    quantrihethong

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Khá là chi tiết. giúp ích cho các bạn tìm hiểu về linux

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí