Bài viết TUT bắt đầu xây dựng website bằng php

Thảo luận trong 'Ngôn ngữ lập trình web' bắt đầu bởi alt+F4, 9 Tháng chín 2012.

  1. Offline

    alt+F4

    • Core i3

    Số bài viết:
    596
    Đã được thích:
    423
    Điểm thành tích:
    450
    Chào các bạn! Mình là alt+F4 hiện nay là sinh viên năm cuối và cũng đang làm việc cho ThienCan ltd .co! Với một chút kinh nghiệm vụn vặt về thiết kế và lập trình website với ngôn ngữ PHP trong những năm qua, hôm nay mình xin chia sẻ lại cho một số newbie ham học hỏi và tìm tòi về website. Đây là toàn bộ kiến thức mình tự thu nhặt hoàn toàn không qua trường lớp nào nên nếu có sai xót, các cao thủ góp ý. TUT này dành cho newbie nên mình sẽ nói ngắn gọn và đơn giản, mình hướng dẫn theo xu hướng xây dựng cấu trúc website chứ không thiên về cấu trúc dữ liệu nhá!

    Làm quen với PHP
    PHP là một ngôn ngữ lập trình không đến nỗi quá khó cho các bạn mới bắt đầu, thực sự nếu các bạn có tư duy lập trình và học tốt cấu trúc dữ liệu cũng như đã quen với ngôn ngữ lập trình C++ thì PHP không phải món ăn khó nuốt!
    1.Chuẩn bị:
    Cài đặt wamp server hoặc một Local vitual server có thể chạy PHP
    Tạo thư mục C:\wamp\www\Tên-Project (một cái tên bạn tự tạo)
    Tất cả các file php của project bạn đang làm hãy bỏ vào thư mục
    Để xem kết quả hiển thị trong project của bạn hãy truy cập địa chỉ : http://127.0.0.1/Tên-Project
    Yêu cầu tất yếu: Có kiến thức khái quát về HTML (Hyper Text Markup Language)
    Các ví dụ trong bài viết hãy gõ lại chứ ko nên copy (có thể xảy ra lỗi do font)
    2.Nhập môn:
    Đầu tiên cần ghi nhớ các câu lệnh của php luôn đặt trong cặp dấu <?php ?>
    Trong một file, một tài liệu bằng php có thể có một hoặc nhiều cặp dấu này, các thực thi php chỉ được xử lý trong cặp dấu này!

    Biến:
    Tên biến có dạng $tenbien, $ten_bien, $c4, $Tenbien, $TENBIEN
    Lưu ý: $tenbien khác với $TENBIEN
    Kiểu dữ liệu biến của php cũng khá giống với C++ nên mình sẽ lượt qua phần này
    Biến trong php có thể không cần khai báo mà được gán giá trị trực tiếp
    $soluong = 200;
    $ten = “alt+F4”;
    $diem = 9.5;

    Chúng ta sẽ khai vị với các câu lệnh hiển thị màn hình cơ bản. Trong php có 2 cách cơ bản để hiển thị một xâu (chuỗi) hoặc một giá trị nào đó ra màn hình:
    <?php echo(“Nội dung hiển thị”);?>
    <?php echo $tên_biến;?>
    Hoặc
    <?php print(“Nội dung hiển thị”);?>
    <?php print $ten_biến;?>

    Chú ý: nếu bạn có thể dung echo ‘nội dung hiển thị’ và echo “nội dung hiển thi” tương đương nhau nhưng nếu bạn dung echo ‘Diện tích = $Dientich’ sẽ khác với echo “Diện tích = $Dientich”
    3.Kết hợp PHP và HTML
    Bạn có thể tưởng tượng như thế này các câu lệnh php đóng vai trò như các chi tiết linh kiện bên trong cái ti vi còn màn hình ti vi và các chi tiết bên ngoài là ngôn ngữ html.
    Có nghĩa là php tiếp nhận các yêu cầu từ client thực thi và xử lý trên server và trả về thông tin cho yêu càu, còn html đóng vai trò markup các thông tin ở dạng thuần túy thành hệ giao diện người dung cuối.
    Mình sẽ ví dụ về sự kết hợp giữa php và html

    PHP:
    <?php
                    
    //Doan xu ly tinh toan
                    
    $a 3;
                    
    $b 4;
                    
    $kq $a+$b;
                    
    $string <span style=”color#F00;”>Ket qua la:</span> ‘;
                    
    print $string;
                    print 
    <b>.$kq.</b><br/>;
                    print 
    $string<b>.$kq.</b><br/>;
    ?>
    Màn hình hiển thị 2 dòng là:
    Ket qua la:7
    Ket qua la:7
    Đó là 2 cách hiển thị html trong php

    Ví dụ tiếp theo về hiển thị song song php và html hay hiển thị php trong html (lưu ý file phải định dạng là *.php)

    HTML:
    <?php $a = 3; $b=4; $kq=$a+$b;?>
    <html>
    <body>
                    <span style=”#F00”>Kết quả là:</span> <b><?php echo $kq;?></b>
    </body>
    </html>

    4.Nhập thông tin hoặc gửi yêu cầu để xử lý
    Khác với Turbo C++ hay các ngôn ngữ khác ở chế độ console chúng ta không thể gõ trực tiếp giá trị nào đó từ bàn phím. Thay vào đó để gửi thông tin xử lý hay nhập thông tin cho php ta phải sử dụng các thành phần của <form></form>
    TEXTBOX
    TEXTAREA
    …..
    (mình không giới thiệu về các element này nữa mà các bạn hãy tìm hiểu trong HTML)

    Bây giờ đã có form yêu cầu hiển thị tên được nhập vào TEXTBOX:
    <form method=”post”>
    Nhập vào tên của bạn: <input type=”text” name=”ten”>
    <button type=”submit” value=”Hiển thị”>
    </form>
    Và đoạn code hiển thị giá trị ten ra màn hình:
    <?php
    $ten= “”;
    echo “Chào $ten! Chúc bạn vui vẻ!”;
    ?>

    Vậy làm sao để php có thể lấy giá trị ten trong textbox để gán cho biến tên và hiển thị ra
    Để làm được điều này ta làm quen với 2 phương thức truyền gửi dữ liệu là GET và POST
    Nói đơn giản thế này: GET lấy giá trị của element trong form và gửi đến nơi xử lý (action) thông qua các Get element trên địa chỉ url đây là kiểu công khai
    Còn POST sẽ ngầm định gửi thông tin đến nơi xử lý. Đây là mình nói đơn giản còn muốn biết kỹ hơn bạn hãy tìm hiểu trên mạng phương thức GET và POST

    Quay lại, trong php nó nhận dữ liệu được gửi đến qua 2 phương thức ở dạng các biến $_GET[“tên phần tử”] và $_POST[“tên phần tử”]
    Với form lúc nãy ta sẽ có biến $_POST[“ten”] vì phương thức của form là post (<form method=”post”>)
    Như vậy chúng ta gán $ten = $_POST[“ten”]
    Rồi chạy thử xem kết quả nhá!
    File: index.html
    <form action=”xuly.php” method=”post”>
    Nhập vào tên của bạn: <input type=”text” name=”ten”>
    <button type=”submit” value=”Hiển thị”>
    </form>

    File: xuly.php
    <?php
    $ten= $_POST[“ten”];
    echo “Chao $ten! Chuc ban vui ve!”;
    ?>


    Ok tạm dừng ở đây, tối về viết tiếp! [TO BE CONTINUED]

    P/s: Thích thì like, ko thích thì get out ko cần nói lời cay đắng!
    duyen.only.it, nha.homehongoctrien thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí