Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân

Thảo luận trong 'Hành lang giảng đường' bắt đầu bởi Nguyen Van Phuc, 20 Tháng mười 2013.

  1. Offline

    Nguyen Van Phuc

    • Đời sống sinh viên

    • Tu Bach Cua íIì CoFfee CluB ft PhuC CoN íIì Smile Lun Tim Ve Ky Uc Da Qua Tim Ban Dong Hanh Va Chia Se
    Số bài viết:
    419
    Đã được thích:
    277
    Điểm thành tích:
    220
    Câu 1: Trường CĐ công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn thuộc khu vực giáp ranh giữa quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) và huyện Điện Bàn (Quảng Nam). Qua báo chí và quan sát tôi thấy rằng ,thời gian qua, tình hình ANTT tại khu vực này tương đối phức tạp, nhất là trên 3 tuyến đường Lê Văn Hiến, Trần Đại Nghĩa và tuyến Hoàng Sa - Trường Sa nối với trục đường vào TP Hội An… Số người nghiện ma tuý tăng nhanh, địa bàn có người nghiện ngày càng mở rộng, loại ma tuý, hình thức sử dụng ngày càng đa dạng, phức tạp và khó lường. Xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng cho đến đặc biệt nghiêm trọng. Lực lượng công an quận chủ động mở các đợt tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra phần nào đem lại góp phần ổn định, trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy rằng bằng việc quản lí sinh viên, tuyên truyền, giáo dục ý thức sinh viên của BGH trường đã tạo môi trường an toàn cho sinh viên học tập. Tôi chưa tố giác hành vi vi phạm pháp luật nào nhưng nếu bắt gặp và phát hiện 1 hành vi vi phạm pháp luật tôi sẽ báo nghe cho cơ quan chính quyền. Là 1 sinh viên-một công dân chúng ta cần: -Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trật tự công cộng, sự cần thiết và vai trò của công tác tổ chức giữ gìn trật tự công cộng trong phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, duy trì trật tự kỷ cương xã hội. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về công tác này, từng cá nhân có trách nhiệm tích cực tham gia thực hiện các quy định về đảm bảo giữ gìn trật tự, an toàn xa hội -Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước và các quy định về giữ gìn gìn trật tự, an toàn xa hội -Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bạn bè, người thân chấp hành quy định về giữ gìn trật tự, an toàn xa hội -Tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào chung của nhà trường, đoàn, đội và địa phương trong công tác giữ gìn gìn trật tự, an toàn xa hội -Phát hiện cung cấp thông tin, tài liệu, vụ việc có liên quan đến trật tự chung, an toàn chung và hỗ trợ các cơ quan chức năng, lực lượng có trách nhiệm giải quyết

    Câu 2: -Ngay sau khi bình thường hoá quan hệ năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc đã thoả thuận tiếp tục đàm phán vấn đề biên giới trên bộ. Ngày 19/10/1993 hai Đoàn đàm phán Chính phủ đã ký Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam – Trung Quốc, phần nói về biên giới trên bộ quy định: “Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Trung Quốc và Pháp ngày 26 tháng 6 năm 1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20 tháng 6 năm 1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định, cũng như các mốc quốc giới cắm theo quy định, đối chiếu xác định lại toàn bộ Đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc”. -Vùng biển Việt Nam bao gồm: “Nội thủy” (còn gọi “vùng nước nội địa”) là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở (baseline) để tính chiều rộng của lãnh hải (nói tắt là “đường cơ sở”) và giáp với bờ biển. Đường cơ sở này do quốc gia ven biển quy định vạch ra. Từ đó trở vào gọi là nội thủy, từ đó trở ra gọi là lãnh hải. “Lãnh hải” là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển. Công ước quốc tế về Luật biển 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. “Vùng tiếp giáp lãnh hải” là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. “Vùng đặc quyền kinh tế” là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy phạm vi lãnh hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế bao gộp trong nó cả vùng tiếp giáp lãnh hải. “Thềm lục địa” của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.

    Câu 3: Theo tôi, chuyên ngành “Thương mại điện tử” mà tôi đang theo học cần:( câu này sữa lại ) *Kĩ năng nghề nghiệp: - Kỹ năng quản lý và kinh doanh thương mại quốc tế; nghiên cứu về Cung Cầu; có kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược, kế hoạch Marketing trực tuyến và sử dụng các công cụ Marketing trực tuyến trong triển khai các kế hoạch; lập và thẩm định các dự án đầu tư. Phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nãy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo; - Có các kỹ năng: Thiết kế và quản trị Website thương mại điện tử, triển khai các hoạt động tác nghiệp trong doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử; sử dụng và khai thác các phần mềm tác nghiệp thương mại điện tử phổ biến; nâng cao về sử dụng các phần mềm tin học thông dụng và các công cụ của mạng Internet… - Có kỹ năng làm việc nhóm (Working Team), trình diễn (Presentation), truyền thông (Communication) và quan hệ cộng đồng (Public Relations); - Giao tiếp tiếng Anh ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn. *Đạo đức: - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp; - Nhận thức chính trị và lối sống tốt, có ý thức cộng đồng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp; có tinh thần cầu tiến, tác phong công nghiệp và trách nhiệm công dân.

    Câu 4:Theo chỉ thị 01/TWĐ 17/05/2013: Cán bộ Đoàn nghiêm túc, gương mẫu, chấp hành đúng quy định của Đảng, Nhà nước, cơ quan, tổ chức mình là thành viên. Bên cạnh đó, cần rèn luyện và phấn đấu thực hiện những nội dung “Nên làm - Không nên làm” như sau: Nên làm: Xung kích; Trách nhiệm; Gương mẫu; Trung thực; Sáng tạo; Thân thiện; Thường xuyên học tập; Tích cực rèn luyện kỹ năng. Không nên làm: Phát ngôn không đúng; Làm việc hình thức, đối phó; Quan liêu, hành chính hóa; Thiếu khiêm tốn và không cầu thị; Không chấp hành kỷ luật; Thiếu tinh thần đoàn kết; Thiếu ý chí đấu tranh; Thiếu chuẩn mực trong lối sống. (Nội dung cụ thể những điều nên làm và không nên làm được nêu trong văn bản kèm theo Chỉ thị 01 của Trung ương đoàn).
    white.smut thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí