Kiến thức CCNA, tuyển chọn

Thảo luận trong 'CCNA-CCNP-CCIE' bắt đầu bởi sunboy, 30 Tháng bảy 2010.

  1. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    Lập topic này để mọi người post các bài viết có ích về CCNA, cũng như các kiến thức về mạng máy tính..
    Đầu tiên sưu tầm một bài viết nhé..

    OSI Reference Model


    CCNA chú trọng đầu tiên phải hiểu là Mô hinh OSI 7 lớp, ISO đã đưa ra chuẩn này vào năm 1978 để chuẩn hóa lại cho dễ phát triển và cho phép khả năng kết hợp giữa những dòng sản phẩm khác nhau lại trong 1 mạng. OSI viết tắt từ Open System Inteconnetion. Tên của nó đã cho thấy đây là một mô hình mạng mở, có khả năng kết nối. OSI có 7 lớp từ trên xuống như sau : Application > Presentation > Session > Transport > Network > Data Link > Physical. Mỗi lớp (layer) thừa hưởng các service của lớp ngay bên dưới.
    *Application (Layer 7): tạo kết nối giữa các application với nhau giữa các máy tính. VD: Telnet, FTP, HTTP...
    *Presentation (Layer 6): dùng để định dạng kiểu của dữ liệu và mã hoá dữ liệu. VD: trong các máy dekstop dùng kiểu ASCII, còn một số máy Mainframe lại sử dụng kiểu EBCDIC (thiệt ra mình cũng không biết cái kiểu này). Hay là các kiểu định dạng hình ảnh GIF, JPEG.
    *Session (Layer 5): xác định cách bắt đầu, điều khiển, và kết thúc 1 cuộc nói chuyện (session). Session giúp cho các Application nhận biết được message này đã kết thúc chưa.

    Nếu thiên về Cisco Certified, bạn không cần quan tâm đến 3 lớp vừa rồi vì Cisco chỉ bán các sản phẩm của 4 lớp sau này thôi.

    *Transport (Layer 4): cho hoặc không cho khả năng sửa lỗi(error recovery), cho phép nhiều application chạy trên cùng một máy dựa vào socket và xếp các packet lại theo một trậ tự nào đó mà application có thể hiểu. VD: TCP, UDP, SPX
    *Network (Layer 3): cho phép khả năng phân phát packet giữa các end-user với nhau. Để làm được chuyện này, Network layer xác định một loại địa chỉ luận lí và cách thức xác định đường(route) dựa trên một giao thức ở lớp này. Network layer còn làm nhiệm vụ chia nhỏ packet thành nhữg packet nhỏ hơn để dễ phân phát trên mạng. VD: IP, IPX, AppleTalk
    *Data link (layer 2): ở lớp này Cisco chia ra làm 2 lớp nhỏ là Logical Link Control(LLC) layer và sub MAC layer. Data link nói chung quan tâm đến việc frame truyền trong media bằng cách dùng địa chỉ MAC. VD: HDLC, Frame Relay
    *Phisical (layer 1): quan tâm đến các vấn đề vật lý của đường truyền như bit, độ dài dây(cable), đầu nối cable, xung điện ....

    Việc chia mạng thành từng lớp như vậy để làm gi?
    - Chuẩn hoá nên dễ phát triển. Mỗi hãng có thể tập trung sản xuất thiết bị trong một hay vài lớp mà thôi. Tăng hiệu quả và chất lượng.
    - Cho phép một môi trường liên kết rộng rãi.
    - Giúp dễ dạy và học network. Nếu network khó học thì chắc không ai dám phát triển mạng rồi, vì không ai biết mà.
    - Mỗi lớp sử dụng các dịch vụ của các lớp ngay bên dưới.

    Tuong tac giua cac lop nhu the nao?
    - Theo kieu vật lý thì dữ liệu được đưa từ trên xuống, layer cao xuống layer thấp hơn. Và tới đích thì từ dưới lại đưa lên trên.
    - Theo kiểu luận lí thì là ngang cấp (peer-to-peer): do dữ liệu của lớp nào thì chỉ có thể đọc được ở lớp đó mà thôi. Nên người ta đưa ra cách suy nghi thế.

    Tài liệu tham khảo: CCNA Exam 640-607 Certification Guide, ICND course của NetG.
    chickenkonMoon thích bài này.
  2. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    THực hành nhé...

    CÁP VÀ ĐẦU CÁP


    Trước đây, khi network mới xuất hịên ở Việt Nam, vì giá thành các thiết bị mạng như HUB, SWITCH ... rất mắc, nên khi muốn nối 2 hay nhiều máy tính lại với nhau, các kỹ sự thiết kế mạng ở VN dùng loại cáp đồng trục. Cáp này trong lõi chỉ có một sợi dây đồng, chạy một đường thẳng và có 2 đầu End Point. Khi muốn nối với PC, chỉ cần cắt ngay khúc giữa, nối vô một đầu chữ T, cứ thế làm cho đến hết. Làm cách này đỡ tốn tiền mua thiết bị phân nhánh như HuB, SWitch ... Tuy nhiên, chỉ cần trên đường dây có một sự cố nhỏ thì nguyên mạng LAN bị down xuống ngay. Và tốc độ truyền dữ liệu trên dây là tốc độ của ... thần KIM QUY. Chỉ cần có "xung đột", 2 máy cùng truyền data cho nhau thì coi như bà con chỉ việc ngồi rung đùi đánh một ván cờ tướng chờ đợi

    Sau đó, thiết bị phân nhánh trên mạng càng ngày càng được cải tiến và rẽ tiền. Các kỹ sư mạng đã bắt đầu nghĩ tới việc đầu tư cho LAN một thiết bị phân nhánh ngon lành như Hub và Switch. Theo đó, cáp mạng cũng thay đổi, không còn là dây Đồng Trục nữa mà là loại dây nhựa, lõi gồm nhiều dây nhỏ khác nhau. Việc này góp phần cải tiến tốc độ truyền dữ liệu một cách đáng kể trong mạng LAN. Từ maximum 10Mpbs, nay có thể up lên đến 1Gpbs đối với loại cable CAT 5 (loại thông dụng) hiện nay.

    [IMG]
    Cáp mạng CAT 5 UTP

    [IMG]
    Đầu cáp (Jack) RJ45 dành cho cáp UTP

    Đặc điểm của loại cáp UTP như sau:
    - trong lõi gồm có 4 cặp dây xoắn với nhau theo từng cặp. Mỗi cặp dây có màu sắc riêng. Một số nhà sản xuất cho mỗi dây một màu. Nhưng dây chuyên nghiệp chỉ có 4 cặp màu. Bao gồm 1 dây màu và một dây trắng sọc màu đó.

    [IMG] Reduced: 80% of original size [ 800 x 600 ] - Click to view full image
    [IMG]

    4 cặp dây xoắn nhau và 4 cặp màu

    - Bản thân các cặp dây xoắn cũng được thiết kế xoắn nhau ngay trong lõi nhựa của dây. Bên trong lõi nhựa còn có các sợi nilon để tránh nhiễm điện cho dây.


    [IMG]
    4 cặp dây cũng xoắn nhau trong lõi nhựa.

    - Chiều dài giới hạn của các dây khi tách xoắn là 2 - 5 cm. Nếu vượt qua độ dài này, dữ liệu không thể truyền qua dây được. Vì vậy, một đầu cáp được gọi là đúng quy cách không bao giờ để các cặp dây nằm ngoài bọc nhựa quá 2 - 5cm.

    - Chiều dài giới hạn của dây cáp mạng nối giữa 2 thiết bị (PC, HUb, Switch,...) là 100 mét. Nếu vượt quá giới hạn này, dữ liệu truyền đi sẽ bị nhiễu và mất. Tuy nhiên, trong kỹ thuật, giới hạn này chỉ cho phép là dưới 85 mét

    - Khi bo cua (men theo góc tường), góc giới hạn của dây cáp phải từ 90o trở lên. Nếu góc cua quá hẹp, ta có thể cuộn dây cáp thành vòng tròn ngay góc đó rồi đi tiếp. Nếu dây cáp bị bo góc dưới 90o thì dữ liệu sẽ bị mất hoặc nhiễu trên đường dây

    Các dụng cụ cần thiết để bấm đầu cáp mạng LAN:
    - Dao hoặc dụng cụ tuốt dây: loại này hiện nay bán phổ biến ở VN. Loại dụng cụ tuốt dây còn đi kèm theo loại "nhấn cáp", rất hữu ích khi làm lỗ cắm cáp mạng trên tường. Nếu không mua loại này, các bạn vẫn có thể dùng dao để tuốt cáp và dùng vít để nhấn cáp.


    [IMG]
    Dao tuốt cáp và nhấn cáp vào Rack (ổ cắm trên tường)

    [IMG]
    Các loại Rack gắn tường.

    Nguồn: tieu_ngao_giang_ho
    Administrator SVPY.org


    -Còn nữa....!

    Kềm bấm cáp: loại này dùng để bấm các thanh đồng nhỏ nằm ở trên đầu jack RJ45 (xem hình). Sau khi đẩy dây cáp vào đầu jack, ta dùng kềm đặt đầu jack vào và bấm chặt để các thanh đồng đi xuống, "cắn" vào lớp nhựa bao bọc lõi đồng của cáp. Các thanh đồng này sẽ là "cầu nối" data từ dây cáp vào các Pin trong rack (Rack là thiết bị female, chính là port của card mạng, Hub, Switch ...)


    [IMG]

    Đầu jack RJ45 của cáp mạng. Dấu [IMG] chính là các thanh đồng



    [IMG][IMG]

    [IMG]
    Kềm bấm cáp mạng


    - Máy test cáp: Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, máy sẽ đánh số thứ tự cáp từ 1 đến 8. Mỗi lần sẽ bắn tín hiệu trên 1 pin. Đầu recieve sẽ sáng đèn ở số thứ tự tương ứng. Nếu bạn chỉ bấm cáp vòng vòng nhà thì khỏi mua, nhìn bằng mắt thường cũng được.
    Moon thích bài này.
  3. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    Cấu trúc địa chỉ IP

    Giờ thì chuyển sang IP, nắm được cấu trúc chúng ta sẽ nắm được cách chia, cụ thể cách chia sẽ cập nhật sau :infatuated:

    1. Cấu trúc địa chỉ IP
    1.1. Thành phần và khuôn dạng của địa chỉ IP.


    Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại ( IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit tương đương 1 byte), cách đếm đều từ trái qua phải từ bit 1 cho đến bit 32. Các Octet cách biệt nhau bằng một dấu chấm (.).

    [IMG]

    - Địa chỉ biểu hiện ở dạng bit nhị phân: xyxyxyxy. xyxyxyxy. xyxyxyxy. xyxyxyxy
    x, y = 0 hoặc 1.

    - Địa chỉ biểu hiện ở dạng thập phân: xxx.xxx.xxx.xxx
    Ví dụ: 146.123.110.224

    [IMG]

    - Dạng viết đầy đủ của địa chỉ IP là 3 con số trong từng Octet.
    Địa chỉ IP thường thấy trên thực tế có thể là 53.143.10.2 nhưng dạng đầy đủ là: 053.143.010.002

    Bao gồm có 3 thành phần chính.


    [IMG]

    - Bit nhận dạng lớp (Class bit), để phân biệt địa chỉ ở lớp nào.
    - Địa chỉ của mạng ( Net ID).
    - Địa chỉ của máy chủ ( Host ID).

    Các lớp địa chỉ IP

    Phân cấp địa chỉ IP

    Một bộ định tuyến sử dụng địa chỉ IP để chuyển tiếp gói tin từ mạng nguồn tới mạng đích. Gói tin phải chỉ ra cả địa chỉ mạng nguồn và mạng đích. Khi một gói được nhận tại bộ định tuyến, nó sẽ xác định địa chỉ mạng đích và xác định đường đi của gói tin và chuyển tiếp gói tin qua cổng tương ứng. Mỗi địa chỉ Ip cũng gồm có 2 phần: nhận dạng địa chỉ mạng- chỉ ra mạng, và nhận dạng địa chỉ host - chỉ ra host. Mỗi octet đều có thể chia thành những nhóm địa chỉ mạng khác nhau, quá trình chia địa chỉ có thể được thực hiện theo mô hình phân cấp.

    Các địa chỉ được thực hiện theo mô hình phân cấp bởi nó chứa nhiều mức khác nhau. Một địa chỉ IP thực hiện 2 chỉ số về địa chỉ mạng và địa chỉ host trong cùng một địa chỉ. Địa chỉ này phải là duy nhất, bởi khi thực hiện một địa chỉ trùng lặp sẽ dẫn đến những vấn đề về định tuyến. Phần đầu là địa chỉ mạng (hay địa chỉ của hệ thống), phần thứ 2 là địa chỉ host trong mạng.

    Địa chỉ IP được chia làm 5 lớp, ký hiệu là A, B, C, D và E. Chiều dài phần địa chỉ mạng và phần địa chỉ trạm của các lớp là khác nhau. Cấu trúc của các lớp được chỉ ra trong hình 2.13.
    Các bit đầu tiên của byte đầu tiên của địa chỉ IP được dùng để định danh lớp địa chỉ (0 - lớp A; 10 - lớp B; 110 - lớp C; 1110 - Lớp D và 1111 - lớp E).


    [IMG]

    [IMG]

    Cách xác định lớp của một địa chỉ

    [IMG]

    Để nhận biết lớp địa chỉ IP, ta chỉ cần nhìn vào các bít đầu tiên của địa chỉ.
    - Nếu bít đầu tiên là 0 thì đây là địa chỉ IP lớp A.
    - Nếu bít đầu tiên là 1 và bít thứ hai là 0 thì đây là địa chỉ lớp B.
    - Nếu hai bít đầu tiên là 1 và bít thứ ba là 0 thì đây là địa chỉ lớp C.
    - Nếu ba bít đầu tiên là 1 và bít thứ tư là 0 thì đây là địa chỉ lớp D.
    - Nếu bốn bít đầu tiên là 1 thì đây là địa chỉ lớp E.
    Nếu địa chỉ được biểu diễn dưới dạng thập phân dấu chấm, bạn chỉ cần nhìn số đầu tiên để xác định lớp địa chỉ.
    - Nếu số đầu nằm trong khoảng từ 0 đến 127 thì đây là lớp A.
    - Nếu số đầu nằm trong khoảng từ 128 đến 191 thì đây là lớp B.
    - Nếu số đầu nằm trong khoảng từ 192 đến 223 thì đây là lớp C.
    - Nếu số đầu nằm trong khoảng từ 224 đến 239 thì đây là lớp D.
    - Nếu số đầu nằm trong khoảng từ 240 đến 255 thì đây là lớp E.
    Default Mask & Subnet Mask

    Default Mask

    Được định nghĩa trước cho từng lớp địa chỉ A,B,C. Thực chất là giá trị thập phân cao nhất ( khi tất cả 8 bit đều bằng 1) trong các Octet dành cho địa chỉ mạng – Net ID.

    Mục đích: Dùng để xác định xem địa chỉ IP của host thuộc subnet nào

    Mặt nạ mặc định của các lớp:
    Lớp A: 255.0.0.0
    Lớp B: 255.255.0.0
    Lớp C: 255.255.255.0
    Subnet Mask
    Mặt nạ mạng con là kết hợp của Mặt nạ mặc định với giá trị thập phân cao nhất của các bit lấy từ các Octet của địa chỉ máy chủ sang phần địa chỉ mạng để tạo địa chỉ mạng con.
    Mặt nạ mạng con bao giờ cũng đi kèm với địa chỉ mạng tiêu chuẩn để cho người đọc biết địa chỉ mạng tiêu chuẩn này dùng cả cho 254 máy chủ hay chia ra thành các mạng con. Mặt khác nó còn giúp bộ định tuyến trong việc định tuyến cuộc gọi.
    Nguyên tắc chung
    - Lấy bớt một số bit của phần địa chỉ máy chủ để tạo địa chỉ mạng con.
    - Lấy đi bao nhiêu bit phụ thuộc vào số mạng con cần thiết mà nhà khai thác mạng quyết định sẽ tao ra.


    1.2 Địa chỉ đặt biệt
    Một số địa chỉ trong khoảng địa chỉ lớp A, B và C được sử dụng cho các địa chỉ đặc biệt

    [IMG]

    Địa chỉ mạng

    Trong các lớp A, B và C, một địa chỉ có phần địa chỉ trạm gồm toàn bít 0 không được dùng cho bất cứ trạm nào. Nó được sử dụng để định nghĩa địa chỉ mạng. Nói cách khác, mạng được xem như một thực thể và có địa chỉ IP với phần địa chỉ trạm gồm toàn bít ‘0’. Chú ý rằng địa chỉ mạng khác với phần địa chỉ mạng. Phần địa chỉ mạng chỉ là một phần của địa chỉ IP, còn địa chỉ mạng là một địa chỉ có phần địa chỉ trạm gồm toàn bít ‘0’. Địa chỉ này không thể sử dụng để định nghĩa một địa chỉ nguồn hoặc đích trong một gói IP.
    Ví dụ về địa chỉ mạng:
    - Lớp A: 10.0.0.0
    - Lớp B: 128.1.0.0
    - Lớp C: 192.168.2.0
    Địa chỉ quảng bá trực tiếp (Direct Broadcast)

    Trong các địa chỉ lớp A, B và C, nếu phần địa chỉ trạm gồm toàn số ‘1’ thì địa chỉ này được gọi là địa chỉ quảng bá trực tiếp. Địa chỉ này được router sử dụng để gửi một gói tới tất cả các trạm trong một mạng cụ thể. Tất cả các trạm sẽ chấp nhận gói có loại địa chỉ này. Chú ý rằng địa chỉ này chỉ được sử dụng như địa chỉ đích trong một gói IP.
    Ví dụ về địa chỉ quảng bá trực tiếp:
    - Lớp A: 10.255.255.255
    - Lớp B: 128.5.255.255
    - Lớp C: 192.168.3.255
    Địa chỉ quảng bá giới hạn (limited Broadcast)

    Nếu một địa chỉ có phần địa chỉ mạng gồm toàn bít ‘1’ và địa chỉ trạm cũng gồm toàn bít ‘1’ thì địa chỉ này được dùng để định nghĩa địa chỉ quảng bá trong mạng hiện tại. Một trạm muốn gửi một thông báo tới tất cả các trạm khác trên mạng có thể sử dụng địa chỉ này làm địa chỉ đích trong gói IP. Tuy nhiên router sẽ chặn các gói có địa chỉ loại này để hạn chế quảng bá trong mạng cục bộ. Chú ý rằng địa chỉ này (255.255.255.255) thuộc về lớp E. Tất cả các thiết bị trong mạng này đều nhận và xử lý gói tin.


    Địa chỉ lặp vòng (loopback)

    Địa chỉ IP với byte đầu tiên là 127 được sử dụng làm địa chỉ lặp vòng, địa chỉ được sử dụng để kiểm tra phần mềm TCP/IP trên một máy. Khi địa chỉ này được sử dụng, gói sẽ không đi khỏi máy mà nó sẽ quay trở lại phần mềm giao thức. Địa chỉ này có thể được sử dụng để kiểm tra phần mềm IP. Ví dụ, một ứng dụng, chẳng hạn “Ping” có thể gửi một gói với địa chỉ đích là địa chỉ lặp vòng để kiểm tra xem phần mềm IP có khả năng nhận và xứ lý gói hay không.
    Một ví dụ khác là địa chỉ lặp vòng có thể sử dụng bởi một tiến trình khách (một ứng dụng đang chạy) để gửi một thông báo tới một tiến trình chủ trên cùng một máy. Chú ý rằng địa chỉ lặp vòng chỉ được sử dụng như địa chỉ đích trong một gói IP.

    Địa chỉ riêng
    Trong một mạng biệt lập (không nối tới Internet), người quản trị có thể sử dụng bất kỳ địa chỉ nào mình muốn. Tuy nhiên, để tránh sự nhầm lần giữa một địa chỉ thực trên Internet và một địa chỉ dùng trong một mạng riêng, tổ chức cấp số Internet đã dành một số khối địa chỉ để sử dụng cho mạng riêng. Các khối địa chỉ này không được cấp cho các mạng tham gia vào Internet.
    Các địa chỉ dùng cho mạng riêng như sau:


    - Lớp A: 10.0.0.0 (1 mạng)
    - Lớp B: 172.16.0.0 đến 172.31.0.0 (16 mạng)
    - Lớp C: 192.168.0.0 đến 192.168.255.0 (256 mạng)

    2. Khuôn dạng của gói tin IP

    [IMG]

    Version IP-V4:
    Khi gói tin tới bộ định tuyến, bộ định tuyến sẽ phân tích nếu thấy phiên bản cũ hơn thì bộ định tuyến sẽ hủy bỏ gói tin và thông báo cho trạm nguồn biết.
    Header length:
    Độ dài của gói tin tính theo đơn vị 32 bit.
    Type of service:
    Kiểu dịch vụ được sử dụng trong tiêu đề gói tin IP để chỉ ra quan hệ ưu tiên cho việc chuyển các gói tin, thông thường các gói tin IP được xử lý theo nguyên tắc FIFO, các bit 0,1,1 trong trường kiểu dịch vụ chỉ ra các thông tin về trễ, thông lượng và độ tin cậy. Thông thường 2 trong số 3 thông tin đó sẽ được đặt, nhưng trường chức năng này không buộc tất cả các bộ định tuyến phải xử lý.
    [IMG]
    - D ( Delay): độ trễ
    D=0: yêu cầu truyền trễ bình thường.
    D=1: yêu cầu trễ thấp.
    - T ( Throughput): thông lượng
    T=0: thông lượng bình thường.
    T=1: thông lượng cao.
    - R ( Reliability): độ tin cậy
    R=0: độ tin cậy bình thường.
    R=1: độ tin cậy cao.
    Total length:
    Độ dài toàn bộ của gói tin Max 216=64 KB, thông thường ngắn hơn.
    Identification:
    Số định danh của gói tin. Nếu 1 gói tin phải phân thành nhiều mảnh để truyền đi thì tất cả các mảnh phải có cùng định danh.
    Flag: 1 bit dữ trữ
    DF (don’t Fragment)
    DF=1: không được phép phân gói tin thành mảnh tin.
    DF=0: cho phép phân mảnh để truyền.
    MF (More Fragment)
    MF=1: cho biết còn có các mảnh tin tiếp theo thuộc cùng một gói tin.
    MF=0: đây là mảnh tin cuối cùng của gói tin hoặc gói tin không phân mảnh.
    Offset:
    Cho biết vị trí của mảnh tin trong gói tin, đơn vị tính là 8 byte. Tại tram thu, 3 trường (5), (6), (7) cho phép ghép các mảnh tin thành gói tin.
    Time to live (TTL):
    Thời gian sống của gói tin. Trường này có 8bit ban đầu tính đơn vị là giây, vậy thời gian gói tin được phép tồn tại trên mạng là:
    28=256 giây > 4 phút

    Trong thực tế trường này chứa số bước nhảy chính là số bộ định tuyến mà gói tin được phép đi qua. Cứ mỗi lần gói tin qua một bộ định tuyến thì TTL sẽ trừ đi 1 và khi bằng 0 thì gói tin sẽ bị hủy và thông báo cho trạm nguồn. Đây là giải pháp để điều khiển tắc nghẽn.
    Protocol:
    Cho biết giao thức được sử dụng ở tầng trên.
    - Nếu tầng giao vận là TCP thì có mã là 6.
    - Nếu tầng giao vận là UDP thì có mã là 17.
    - Nếu là ICMP thì có mã là 1
    .
    Heder checksum:
    Kiểm tra lỗi cho đầu gói tin.
    Soure Address: Địa chỉ nguồn.
    Destination Address: Địa chỉ đích.
    Các địa chỉ này được dùng để định đường trên mạng Internet nên còn gọi là IP address. Địa chỉ dài 32 bit được chia thành 4 byte, mỗi byte được thể hiện bằng một số thập phân và cách nhau bởi dấu chấm.
    Option: Lựa chọn.
    - Record Route: ghi lại địa chỉ của tất cả các bộ định tuyến mà gói tin đi qua. Độ dài của trường lựa chọn này do trạm nguồn quy định. Nếu số bộ định tuyến mà gói tin đi qua quá nhiều thì địa chỉ của các bộ định tuyến sau sẽ không được ghi vào gói tin.
    - Time Stamp (nhãn thời gian): ghi lại thời gian mà gói tin đi qua bộ định tuyến. Có 3 cách ghi.
    . Khi gói tin đi qua bộ định tuyến, ghi lại danh sách thời gian gói tin qua bộ định tuyến.
    . Ghi địa chỉ IP và thời gian tương ứng khi gói tin đi qua.
    . Trạm nguồn sẽ ghi sẵn một số địa chỉ cần đo thời gian và gói tin tới bộ định tuyến có địa chỉ tương ứng thì sẽ được ghi thời gian vào.

  4. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    Link state Routing Protocols

    Link state Routing Protocols

    Nó giống một Road Map . Một Link state router không thể bị fool một cách dễ dàng khi đưa những quyết định tồi khi định tuyến. bởi vì nó đã nắm được sơ đồ của mạng . Đó là lý do nó không giống routing - by - rumon được đưa ra ở distance vector, những router Link state đã nắm trong tay thông tin từ tất cả các routers có cùng routing protocol của chúng . Mỗi router có các thông tin gốc về bản thân của nó , những links được kết nối trực tiếp với nó , và trạng thái của những link đó . Thông tin này được pass từ router này tới router khác và ngược lại , và những routers này sẽ tựu có một bản copy riêng cho riêng nó , và không bao giờ chai sẻ nó . Cuối cùng mỗi router đều có thông tin giống hệt nhau và về network , và mỗi router sẽ tự tính một con đường tốt nhất cho riêng nó .
    Link state còn được gọi là shortest path first of distributed database protocols.
    Các lưu ý của giao thức Link state :

    Link state advertisment :
    1. Mỗi router xác định một mối quan hệ một hàng xóm của nó .
    2. Mỗi router gửi Link state advertisment(LSAs) ,còn được gọi là Link state packets(LSPs), tới kết nối , metric cost của những interface của router tới đường kết nối và một số neighbors đó có thể đã được kết nối tới link .Mỗi neighbor nhận một advertisement và advertisement này sẽ được chuyển lần lượt( foods) tới những neighbor của nó.
    3. Mỗi router lưu trữ một bản copy tất cả LSAs nó có trong một database .Nếu tất cả làm việc tốt , thì database trong router là giống nhau .
    4.Việc hoàn thành topological database , chỉ được gọi là Link state database , mô tả một sơ đồ của mạng và sử dụng giải thuật Dijkstra( trong OSPF, trong EIGRP là Dual) , mỗi router có thể tính con đường ngắn nhất tới mạng và thêm các thông tin vào bảng định tuyến .

    Neighbors :
    Neighbor được phát hiện trong bước đầu tiên bằng cách sử dụng Hello protocol .Protocol này sẽ xác định dạng gói tin Hello và mọt thủ tục cho việc chuyển những gói tin và quá trình thông tin bao gồm trong các packets đó .

    Router ID :
    Ban đầu , Hello packet sẽ bao gồm một giá trị Router ID và địa chỉ network mà packet bắt đầu gửi . Router ID là một thứ được khởi tạo ban đầu trong Packet của Router để phân biệt với các Router khác, chẳng hạn như IP của một interface của Router.Những trường khác của packet có thể mang một subnet mask , hello intervals , một chu kỳ max mà router sẽ đợi để lắng nghe một hello trước tuyên bố neighbor là đã "dead".

    Link state Flooding :
    Sau khi mối quan hệ đã được xác định , các router có thể send ra ngpoaif LSAs . Thuật ngữ Flooding hàm ý , những thông tin quảng bá sẽ đưuọc gửi tới mỗi neighbor . Mỗi LSA nhận được sẽ đưuọc copy và forward tới mỗi neighbor ngoại trừ neighbor đã gửi LSA . Quá trình này là nguồn gốc của sự thuận lợi nhiều hơn distance vector.LSAs là hầu như được thực hiện trái lại distance vector phải chạy thuật giải sau đó update bảng định tuyến sau đó mới routing updates, mỗi triggered 1 lần . Và kết quả là link state hội tự nhanh hơn disance vector khi topo thay đổi.

    Quá trình foolding là một phần của Link state protocol . Có rất nhiều con đường đề tạo ra foolding hiệu quả hơn và an toàn hơn , như là sử dụng unicast và multicast address , checksums, và positive acknowledgments.

    Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới qúa trình Foolding : sequencing , aging
    Sequence number : có tác dụng : khi tất cả các router nhận được LSA thì quá trình Foolding phái kết thúc ,một giá trị Time-to-live trong những packets sẽ được dùng để làm việc này nhưng nó khó có hiệu quả để loại bỏ LSAs khi mà đã hết hạn TTL.

    Ta có ví dụ sau :
    Subnet 172.22.4.0 tại router A failed , và A đã flood một LSA tới neighbor của nó là B,D và B, D chấp nhận flood tới neighbor của chúng …

    [IMG]

    Chúng ta sẽ xem chuyện gì sẽ xảy ra tại C . Một LSA đến từ router B tại thời điểm t1, nó được thêm vào topological database của C và được forward tới F tại thời điểm t3 ,tương tự với những bản copy LSA tới từ A-D-E-F-C . Router C sẽ thấy nó đã có LSA này trong Database của mình và liệu nó có forward LSA đó tới B hay không câu trả lời là không vì B đã nhận cái LSA đó . Router C biết điều đó bởi vì Sequence number của LSA mà nó nhận được từ F giống với LSA nó nhận được từ B .

    Khi Router A gửi ra ngoài LSA , nó đã bao gồm cả một sequence number giống nhau trong mỗi bản copy của nó và sequence number đó được ghi lại vào topology database của router bao gồm cả những phần còn lại của LSA trong database của nó Khi một router nhận được một thong tin sequence number giống như thong tin đã nhận nó sẽ discard thong tin đó . Nếu thông tin đó có sequence number lớn hơn thì thông tin đó sẽ được thêm vào datasbase của nó và LSA đã được flood.Trong cách này flooding đã được làm giảm di khi tất cả những router thấy LSA được nhận giống LSA nhận gần đây nhất.

    Aging :
    Dạng của LSA bao gồm một field cho age trong phần quảng bá . Khi một LSA đưuọc tạo ra , router đó sẽ set trường đó về 0. Coi như packets đã được flood, đối với OSPF mỗi router sẽ tăng age của gói tin quảng bá.

    Maximum age difference :
    Quá trình tăng age sẽ thêm những lớp tin cậy cho quá trình flooding. Giao thức khai báo một giá trị maximum age difference cho internetwork .Một router có thể nhận rất nhiều LSA giống nhau cùng sequence number giống nhau nhưng khác Ages. Nếu Ages là nhỏ hơn MaxAgeDiff , nó sẽ đưuọc giả sử rằng cái ages mới nhận được là kết quả ( là đúng) , LSA nguyên bản sẽ vẫn được giữ trong database và LSA mới cùng age mới nhận được đó sẽ không được flood. Nếu ages mới nhận được lớn hơn maximum age difference , nó sẽ coi như đây là một điều không bình thường trong mạng và nó sẽ coi đây là một LSA được gửi mà không cần tăng sequence number trường hợp này LSA mới đó sẽ được ghi lại và sẽ được flood . ( với ospf thì maximum age difference là 15 phút).

    Maximum age:
    Nếu Age của một link state tăng tới giá trị Max Age thì nó sẽ được flood tới tất cả các neighbor và record này sẽ bị xóa ra khỏi databases .

    Link state refresh time :
    Nếu LSA dược flush từ tất cả databases khi MaxAge đã đạt được , phải có cơ chế để xác định chu ky LSA và reset timer của nó trước khi đạt được MaxAge . Một link state time sẽ được xác định; khi thời gian này hết hạn , một router floods một LSA mới tới tất cả neighbor của nó .OSPF cho MaxAge là 1 giờ và Link state refresh time là 30 phút.
    Hy vọng có ích với các bạn [IMG].
    TruTra thích bài này.
  5. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    Giờ thực hành nhé, Hôm trước học thầy giao cho cả lớp về hàn cáp console (hơn 20 cái), hàn đuối luôn.. . THấy bài viết này có hướng dẫn, post lên luôn. Hy vọng sẽ có ích.

    Bạn có bất cứ ý tưởng bao nhiêu một miếng gốc Cisco Console cáp? Có DIY Cisco Console cáp rẻ hơn?
    Theo nhà cung cấp, các gốc Cisco Console cáp trị giá khoảng RM100 trên (60USD + +). Thông thường Cisco cáp console chỉ có sẵn với mỗi sản phẩm Cisco bạn mua, nhưng tôi thấy rằng ebay chỉ bán được khoảng 5USD đến 10USD loại trừ phí vận chuyển, trong khi địa phương được bán tại trang web RM60 ở trên.
    Nên được những người sử dụng rất nhiều người cành cây Cisco switch và router, và họ chỉ sử dụng vài cấu hình của thiết bị Cisco.
    [IMG]
    Tôi đã suy nghĩ hiện bất kỳ Freak của Cisco ra có tùy chỉnh Tự làm cáp riêng của họ Cisco Console? Tôi đoán tôi là một trong những freak "" có kế hoạch để làm điều đó.
    Trước khi tôi nhận được bắt đầu DIY Cisco Console cáp, tôi cần phải biết sắp xếp của cáp. Bố trí trên RJ45 pin và kết thúc tại một cảng DB9.
    Hãy nghiên cứu trên cổng nối tiếp vị trí số 1 (DB9), và RJ45 đánh số 1 địa điểm. Dưới đây là những số cổng kết nối cho DB9 và số cổng RJ45:
    [IMG]
    DB 9 Port Pin Số
    [IMG]
    Số Pin RJ45
    Các mã màu cho Cisco Console cáp như sau:
    RJ45-1 để DB9-8
    RJ45-2 để DB9-6
    RJ45-3 để DB9-2
    RJ45-4 để DB9-5
    RJ45-5 để DB9-5
    RJ45-6 để DB9-3
    RJ45-7 để DB9-4
    RJ45-8 để DB9-7
    Để xác nhận trên Cisco Console mã màu cáp đúng, tôi yêu cầu để làm một số xác minh. Tôi yêu cầu một vạn năng, chủ yếu là tôi sẽ thích chế độ giai điệu, có nghĩa là cực dương (đỏ) và âm (đen) liên lạc với nhau, sẽ HV beep âm thanh từ các vạn năng.
    [IMG]
    Tôi yêu cầu một đổi giới tính mini, nam để loại nam giới, hiển thị như dưới đây:
    [IMG]
    Tôi đã kết nối này đổi giới tính mini để kết thúc của Cisco Console cáp Serial Port như hình dưới đây:
    [IMG]
    Tôi cần phải sử dụng hoặc là 1 kết thúc của vạn năng để trỏ đến Pin của RJ45 1, và một kết thúc chạm vào mỗi pin trên DB9 nối tiếp nối cho đến khi giai điệu tiếng bíp xảy ra. Ghi xuống mà pin là đến từ Pin RJ45 của 1 (như trên đã nêu, RJ45 của Pin 1 kết nối với Pin của DB9 [IMG]
    Lặp lại các bước tương tự cho Pin của RJ45 2 cho đến khi Pin 8, kết quả sẽ được như trên console Cisco mã màu cáp.
    Sau khi nhận biết tất cả các mã màu, bây giờ bạn cần để có được một sắt hàn, và cũng là một kết nối DB9 nữ.
    [IMG]
    [IMG]
    Hàn cáp RJ45 cho DB9 Connector theo cisco console mã màu cáp trên
    [IMG]
    Bạn có thể nhận được nhiều DB9 connector mà đi kèm với bao, giống như như dưới đây. Tôi không biết những gì loại hình kết nối cuộc gọi, nhưng nó rất tiện lợi chỉ để có 1 chiếc DB9 này để kết nối RJ45.
    [IMG]
    [IMG]
    Nếu bạn quan tâm để Tự làm của riêng Cisco Console cáp của bạn, bạn có thể có một cố gắng, trên Cisco Colsole mã màu cáp đã được chứng minh chính xác của tôi. Để đảm bảo tất cả những điều diễn ra trôi chảy, đó là lời khuyên để kiểm tra nó tự của bạn trước khi bạn tạo riêng của bạn giao diện điều khiển cáp.
    Happy "Do đó bạn tự" Cisco Console cáp.
    TruTraMoon thích bài này.
  6. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    Distance Vector Routing Protocols(Chapter 4 )


    Đán lẽ phải post Distance Vector trước Link state, nhưng lỡ post link state trước rồi, giờ post Distance Vector vậy


    Distance Vector Routing Protocols(
    Chapter 4 )


    Trong chương này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 số các vấn đề lớn như sau:
    - Tìm hiểu đặc điểm của distance vector routing protocols.
    - Quá trình khám phá mạng của distance vector routing protocols sử dụng giao thức RIP.
    - Quá trình duy trì 1 cách chính xác bảng định tuyến bằng distance vector routing protocols và 1 số vấn đề của nó.
    - Những loại giao thức distance vector nào đc sử dụng ngày nay.


    1. Tìm hiểu đặc điểm của distance vector routing protocols.
    Distance vector bao gồm những loại sau đây:
    + RIP ( Routing Information Protocol ). Nó có các đặc điểm như sau:
    - Hop count đc sử dụng để tính metric và xác định tuyến đường sẽ đc lựa chọn.
    - Nếu hop count của mạng lớn hơn 15, RIP ko thể xác định đc tuyến đường đến mạng đó.
    - Routing updates đc broadcast hay multicast sau mỗi 30s (theo mặc định).

    + IGRP ( Interior Gateway Routing Protocol ) là 1 giao thức đc phát triển riêng bởi Cisco. Nó có các đặc điểm sau:
    - Banwidth, delay, load và reliability đc sử dụng để tổng hợp metric.
    - Routing updates đc broadcast 90s 1 lần (theo mặc định).
    - IGRP là tiền thân của EIGRP và hiện nay hầu như ko đc sử dụng nữa.

    + EIGRP là 1 giao thức đc phát triển từ IGRP. Nó có các đặc điểm sau:
    - Có thể sử dụng unequal-cost load balancing.
    - Sử dụng Diffusing Update Algorithm (DUAL) để tính toán tuyến đường ngắn nhất.
    - Ko update định kỳ như 2 giao thức trên, mà nó chỉ update khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong topo mạng.

    Ý nghĩa của distance vector :
    Như tên gọi của nó, distance vector nghĩa là các tuyến đường đc quảng bá như những vector khoảng cách. Distance đc quyết định bởi metric, chẳng hạn như hop count, và đc chỉ dẫn 1 cách đơn giản thông qua next-hop router hay exit interface.
    1 router sử dụng distance vector protocols ko thể biết trọn vẹn tuyến đường đến đích, thay vào đó, nó chỉ biết 2 điều sau:
    - Để đến đích cần đi qua đường nào, hay nói 2 cách đơn giản là packet cần đi qua interface nào để đến đích.
    - Khoảng cách đến đích là bao xa.

    Những thuật toán của giao thức định tuyến:
    Chúng ta có thể hiểu 1 cách đơn giản thuật toán ở đây là luật, hay là phương pháp, quá trình để giải quyết 1 vấn đề. Trong hệ thống mạng, thuật toán dùng để quyết định tuyến đường đi tốt nhất để forward traffic tới dích. Cũng có những thuạt toán dùng để xây dựng và duy trì bảng dịnh tuyến. Lõi của 1 giao thức chính là thuật toán.
    Thuật toán dùng cho những giao thức định tuyến quyết định những tiến trình sau:
    - Phương pháp gửi và nhận thông tin định tuyến.
    - Phương pháp tính toán đường đi tốt nhất và thêm những tuyến đường vào bảng định tuyến.
    - Phương pháp phát hiện và phản ứng khi có những thay đổi trong topo mạng.
    Các bạn có thể xem 1 ví dụ về thuật toán tính toán trong giao thức RIP từ hình 4.5 – 4.7 sgk trang 187.

    1 vài đặc điểm của giao thức định tuyến:
    - Time to convergence (thời gian hội tụ):
    Khoảng thời gian hội tụ quyết định mức độ đáp ứng của router khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong topo mạng và chia sẻ thông tin cũng như cập nhật những thay đổi đó. Độ hội tụ càng nhanh, giao thức càng hoàn hảo. Routing loop có thể gây ra tình trạng chậm hay ko cập nhật bảng định tuyến, do độ hội tụ chậm.

    - Scalability (khả năng mở rộng):
    Khả năng mở rộng quyết định kích thước của mạng, nó dựa trên giao thức định tuyến đc triển khai. Mạng càng lớn, khả năng mở rộng của giao thức định tuyến càng quan trọng.

    - Classless (phân chia dịa chỉ mạng):
    Những giao thức định tuyến classless sẽ chứa subnet trong quá trình update. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho vlsm và tốt hơn cho việc tổng hợp các tuyến đường mà tôi đã nói ở các chương trc. Những giao thức classful ko bao gồm subnet mask trong quá trình update và do đó sẽ ko hỗ trợ đc vlsm.

    - Resource usage (sử dụng tài nguyên hệ thống):
    Tài nguyên hệ thống đc sử dụng ở đây bao gồm rất nhiều thứ như bộ nhớ, CPU, băng thông… Yêu cầu tài nguyên hệ thống càng cao thì càng cần 1 phần cứng khỏe để có thể hỗ trợ cho sự hoạt động của các giao thức định tuyến thực hiện quá trình chuyển dữ liệu đến đích.

    - Implementation and maintenance (thực hiện và duy trì):
    Quá trình này đòi hỏi sự hiểu biết của ng quản trị để có thể duy trì đc quá trình định tuyến trên mạng diễn ra thông suốt và an toàn.

    Các bạn có thể tham khảo bảng 4.1 trang 188 sgk. Bảng này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lợi ích và nhược điểm của distance vector protocols. Bên cạnh đó, bảng 4.2 ở trang tiếp theo sẽ so sánh giữa các giao thức định tuyến động qua 5 đặc điểm mà tôi đã nói ở trên.

    2. Quá trình khám phá mạng của distance vector routing protocols sử dụng giao thức RIP.

    Khám phá mạng là 1 phần rất quan trọng của thuật toán định tuyến, cho phép các router có thể học về các mạng ở xa. Các bạn có thể tham khảo 1 cách chi tiết phần này Từ trang 190 sgk. Sau đây mình xin tóm tắt qua quá trình khám phá mạng.

    B1: Cold start.
    Sau khi router đc khởi động, nó chưa biết 1 chút nào về topo mạng của nó. Nó chỉ biết những thiết bị mà nó kết nối trực tieps tới. Những thông tin mà router có đc lưu ở trong NVRAM. Sau khi boot 1 cách thành công, nó sẽ lưu lại file cấu hình. Như đã nói ở chương 1 và 2, nếu cấu hình chính xác, router sẽ tự động khám phá các mạng kết nối trực tiếp. Sau quá trình cold start, giữa các router sẽ chuyển sang bước sau, đó là trao đổi thông tin mà chúng có trong bảng định tuyến.

    B2: Initial Exchange of Routing Information.
    Nếu 1 giao thức định tuyến đc cấu hình, các router sẽ bắt đầu quá trình trao đổi, cập nhật bảng định tuyến. Như chúng ta có thể thấy trong hình 4.9, những gói update đầu tiên của các router chỉ là các chuyến đường kết nối trực tiếp của từng router, và các router sẽ đọc các thông tin mới cũng như cập nhật vào bảng định tuyến của nó những tuyến đường mà nó chưa đc học.

    B3: Exchange of Routing Information.
    Trong bước này,k router đã biết về những kết nối trực tiếp của nó cũng những những kết nối của hàng xóm liền kề với nó. Tiếp tục quá trình hội tụ, router sẽ trao đổi các gói tin update 1 cách định kỳ. Mỗi router lại tiếp tục cập nhật những thông tin mới vào trong bảng định tuyến của nó.

    B4: Convergence.
    Thời gian hội tụ của mạng phục thuộc 1 phần vào kích thước của mạng.
    Tốc độ hội tụ của 1 mạng bao gồm những yếu tố sau:
    - Thời gian để router phát đi thông báo về sự thay đổi của topo mạng trong routing update đến hàng xóm của nó.
    - Tốc độ tính toán những tuyến đường tốt nhất sau khi đã thu thập đc những thông tin về sự thay đổi của topo mạng.
    1 mạng ko thể hoạt động 1 cách trơn chu cho đến khi mạng hội tụ hoàn toàn. Do đó, admin cần phải lựa chọn kỹ giao thức định tuyến để có thời gian hội tụ ngắn và đạt yêu cầu cho phép.

    3. Quá trình duy trì 1 cách chính xác bảng định tuyến bằng distance vector routing protocols và 1 số vấn đề của nó.
    Sau khi các router học về các mạng ở xa, những giao thức định tuyến phải duy trì bảng định tuyến của chúng. Giao thức định tuyến duy trì bảng định tuyến theo cách nào là tùy thuộc vào từng loại giao thức. Sau đây mình xin giới thiệu cách duy trì bảng định tuyến của các giao thức distance vector.

    + Periodic Updates:
    Nhiều giao thức distance vector sử dụng phương pháp update định kỳ để trao đổi thông tin với hàng xóm và duy trì thông tin định tuyến trong bảng routing table. RIP và IGRP là 2 ví dụ cho điều này. Tùy thuộc vào từng giao thức mà chu kỳ update ( khoảng thời gian update ) của chúng là khác nhau. Ví dụ của giao thức RIP là 30s.
    Tôi xin nói thêm về RIP timers:
    Trong giao thức RIP, có 1 số các giá trị về thơi gian sau đây đc sử dụng:
    - Invalid: Nếu 1 bản tin update ko nhận đc thông tin về 1 tuyến đường đã đc tạo ra trc đó trong bảng định tuyến quá 180s ( theo mặc định ) thì nó sẽ đc set giá trị metric là 16. Tuyến đường sẽ được giữ trong bảng định tuyến đến khi flush timer kết thúc.
    - Flush: Như mặc định, flush timer có khoảng thời gian là 240s, hơn 60s so với invalid timer. Khi quá thời gian flush, tuyến đường sẽ được xóa khỏi bảng định tuyến.
    - Hold-down: Để đề phòng trường hợp xảy ra loop trong quá trình định tuyến gây ra tình trang topo mạng hội tụ chậm, hold-down timer đc sử dụng. khi 1 tuyến đường dc đánh dấu ko thể đến, nó sẽ đc giữ trong 1 khoảng thời gian đủ dài để các router trong topo có thể học về tuyến đường ko thể đến này. Theo mặc định, khoảng thời gian này đc set là 180s.

    Ngoài ra mình cũng xin nói thêm về cách duy trì bảng định tuyến của 1 vài giao thức khác ko phải distance vector.
    + Bounded Updates:
    Trái với những giao thức distance vector, EIGRP ko gửi các gói tin cập nhật định kỳ. Thay vào đó, nó sẽ gửi bounded updates về tuyến đường thay đổi hay metric của tuyến đường thay đổi. Khi 1 tuyến đường mới đc sử dụng hay khi 1 tuyến đường cần phải loại bỏ khỏi bảng định tuyến, EIGRP sẽ gửi update về tuyến đường đó thay vì phải gửi toàn bộ bảng định tuyến.
    Chúng ta có thể thấy vài đặc điểm về việc duy trì bảng định tuyến của EIGRP như sau:
    - Ko update định kỳ, nó chỉ gửi các tuyến đường cần thiết phải update.
    - Chỉ gửi thông tin update đến những router cần phải update thông tin đó.

    + Triggered Updates:
    Để tăng tốc hội tụ của mạng khi topo có sự thay đổi, RIP sử dụng triggered updates. Triggered updates là phương pháp router gửi ngay thông tin cập nhật khi có bất kỳ sự thay đổi nào của bảng định tuyến mà ko cần phải chờ đến khi hết thời gian update timer để đến chú kỳ tiếp theo. Router gửi sẽ gửi ngay lập tức đến router ngay bên cạnh nó, và router ngay bên cạnh lại gửi cho các router tiếp theo ngay cạnh nó.
    Triggered update đc gửi khi có những trường hợp như sau xảy ra:
    - 1 interface thay đổi trạng thái (up hoặc down).
    - 1 tuyến đường đã đc tạo ra nhưng ở trạng thái unreachable.
    - 1 tuyến đường mới đc tạo ra trong bảng định tuyến.
    1 vài vấn đề với distance vector:
    + Routing Loops:
    Routing loops là hiện tượng 1 gói tin đc di chuyển liên tục giữa các router mà ko thể đến đc mạng đích. Routing loops có thể xảy ra khi 2 hay nhiều router có những thông tin định tuyến sai về mạng đích.
    Loop có thể xảy ra do những lý do sau:
    - Cấu hình định tuyến tĩnh sai.
    - Cấu hình redistribution sai ( redistribution là 1 tiến trình để thông tin từ 1 giao thức định tuyến này có thể đc học bởi 1 giao thức định tuyến khác ).
    - Bảng định tuyến ko đc update do hội tụ chậm trc các thay đổi trong mạng.
    Các giao thức distance vector hoạt động rất đơn giản. Routing loops it xảy ra hơn với link-state routing protocols.
    Các bạn có thể xem thêm quá trình xảy ra của routing loop ở ví dụ trang 201 sgk.

    + Cout to Inginity Condition:
    Trạng thái này xảy ra khi những update của router xác định sai metric và giá trị metric của nó tăng lên trong quá trình định tuyến đến đích.

    + Các cách để ngăn tình trạng loops:
    Có 1 số cách sau đây để ngăn tình trang routing loops xảy ra trong quá trình routing update:
    - Setting a Maximum Metric Value:
    Để hạn chế metric liên tục tăng lên, người ta đưa ra giá trị metric giới hạn là 16. khi đến giới hạn này, tuyến đường sẽ bị đánh dấu ko thể tìm thấy.
    - Hold-Down Timers:
    Nó chính là các khoảng thời gian mà RIP timers là 1 ví dụ hết sức cụ thể tôi đã lấy ở phần trên.
    - Split Horizon Rule:
    Đây là 1 trong những phương pháp đc sử dụng khi mạng hội tụ chậm. Pháp pháp này chính là giúp các router ko quanbr bá 1 mạng qua cổng mà nó đã nhận đc mạng đó. Bạn có thể xem thêm ví dụ chi tiết trang 206.
    - Route Poisoning:
    Phương pháp này sẽ đánh dấu các tuyến đường ko thể tới đích trong routing update và gửi tới router khác. Những tuyến đường ko thể tới đc sẽ đc đánh dấu với metric lớn nhất. trong giao thức RIP, giá trị này là 16.
    - Splite horizon with Poison reverse:
    Poison reverse có thể kết hợp với split horizon. Khi 1 router gửi đến 1 router khác về 1 tuyến đường, con router đó sẽ thống báo lại cho con router ban đầu tuyến đường đó trong bản tin poison với metric bằng 16. Tuy nhiên con router ban đầu sẽ giữ tuyến đường tốt nhất, vì thế tuyến đường dó vẫn ko bị xóa khỏi bảng định tuyến. Bạn nên xem kỹ ví dụ này ở trang 208.
    - IP và TTL:
    TTL là 1 trường 8 bits trong IP header giới hạn số hoop mà 1 packet có thể di chuyển trc khi nó bị loại bỏ. Mục đích của TTL chính là để tránh cho 1 gói tin ko bị giữ quá lâu trên mạng, ko đi đc đến đích, tạo thành vòng lặp vô hạn và sẽ gây ra hiện tượng loop.

    4. Những loại giao thức distance vector nào đc sử dụng ngày nay.

    Ngày nay, có 2 giáo thức trong những giao thức thuộc loại distance vector vẫn đc sử dụng, đó là RIP và EIGRP.
    TruTraMoon thích bài này.
  7. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    CHIA ĐỊA CHỈ IP

    Bài trước đã trình bày lý thuyết về địa chỉ IP, Bây giờ mình sẽ trình bày cách chia địa chỉ IP. Vậy thông thường cần phải nắm mấy cách chia địa chỉ IP và đặc điểm của từng cách chia như thế nào?. Câu trả lời là bạn cần phải nắm được ít nhất là 2 cái chia, đó là chia theo Subnetting VLSM

    Các bạn cứ tưởng tượng chia địa chỉ IP như chia một cái bánh. Tôi muốn chia 4 mạng con thì cũng như chia cái bánh ra làm 4 phần. Nhưng chia theo Subnetting thì 4 phần này sẽ bằng nhau (cho dù lớn hay nhỏ thì cũng ăn đều hết, khỏi phải nạnh qua nạnh lại:infatuated:). Còn chia theo VLSM thì 4 phần này không bằng nhau. Nghĩa là tuỳ theo nhu cầu của từng mạng mà cấp cho mạng ấy bao nhiêu IP (người nào lớn ăn phần lớn, người nào nhỏ ăn phần nhỏ :005:). Nói nôm na như thế cho dễ hiểu

    Bây giờ mình sẽ hướng dẫn cách chia theo kiểu subnetting, nắm vững và thành thạo cách chia này thì bạn mới có thể học qua VLSM.
    VD cụ thể.


    Cho mạng 192.168.1.0/24 . yêu cầu chia thành 3 mạng con.
    Địa chỉ 192.168.1.9/24 đổi ra nhị phân là:
    192.168.1.0 : 110000000.10101000.00010100.00000000
    255.255.255.0 : 11111111.11111111.11111111.00000000

    Ta có công thức 2n=số mạng con . n là số bit mượn.
    Cần 3 mạng con nên 2n=3 =>n=2. Vậy, đã xác định được số bit mượn là 2 bit => số bít net-ID là 24+2=26 , host-ID là 32-26=6
    Giờ ta xác định octec thay đổi. Vậy octec là gì,, một địa chỉ Ipv4 có 32 bit chia làm 4 phần, mỗi phần 8 bit. vậy mỗi phần đó gọi là 1 octec. Chúng ta tính từ trái sang phải theo thứ tự có octec 1 , 2, 3, 4.
    Octec thay đổi là octec mà ở đó các IP của các mạng con thay đổi .
    Ta thấy mượn 2bit host, từ 24 lên 26 vậy số 26 thuộc về octec thứ 4 => octec thay đổi là octec thứ 4.
    110000000.10101000.00010100.00000000
    Tiếp theo chúng ta xác định bước nhảy. Mượn 2 bit được gạch chân ở dưới
    11111111.11111111.11111111.00000000
    Thành
    11111111.11111111.11111111.11000000
    đổi 11000000 ra thập phân = 192, ta lấy 256-192 = 64 . 64 chính là bước nhảy
    Sau khi tìm được số mạng con, octec thay đổi, bước nhảy. Chúng ta tiến hành chia IP
    mạng 1: 192.168.1.0/26
    mạng 2: 192.168.1.64.0/26
    mạng 3: 192.168.1.128.0/26
    mạng 4: 192.168.1.192.0/26


    Tóm lại. Để Chia subnetting ta cần tìm:


    • Số bit mượn dựa vào số mạng con cần chia
    • Octec thay đổi dựa vào subnetmask đề cho và số bit mượn
    • Bước nhảy = 256 – giá trị thập phân của octec thay đổi
    Như vậy hướng dẫn xong rồi đó, nếu có thắc mắc gì thì cứ hỏi, anh em 2MIT sẽ trợ giúp, bài tiếp theo có lẽ sẽ hướng dẫn chia theo VLSM....
    TruTra thích bài này.
  8. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    Phương pháp chia mạng con (subnet) theo vlsm

    [FONT=&quot]PHƯƠNG PHÁP CHIA MẠNG CON (SUBNET) THEO VLSM[/FONT]
    (tài liệu được sunboy convert từ PDF của hieplh.it07@gmail.com)

    [FONT=&quot]Qua quá trình giảng dạy các sinh viên, được biết một số bạn vẫn còn bỡ ngỡ với cách[/FONT]
    [FONT=&quot]chia địa chỉ mạng con theo VLSM, phương pháp này sẽ giúp chúng ta kiểm soát được số[/FONT]
    [FONT=&quot]mạng mới sinh ra, số mạng đã dùng, số mạng dư thừa còn lại, sau đây tôi sẽ hướng dẫn[/FONT]
    [FONT=&quot]các bạn thực hiện việc này một cách dễ dàng bằng ví dụ minh họa. Trước hết, chúng ta[/FONT]
    [FONT=&quot]phải hiểu rõ cấu trúc của địa chỉ IP v4 và ý nghĩa của một số khái niệm: ví dụ các lớp địa[/FONT]
    [FONT=&quot]chỉ IP v4, Net_id, host_id, Subnet Mask, giải địa chỉ khả dụng, địa chỉ mạng, …[/FONT]
    [FONT=&quot]Để chia thành thạo, chúng ta cần nắm rõ một số khái niệm và công thức sau đây:[/FONT]
    [FONT=&quot]- Bit, byte.[/FONT]
    [FONT=&quot]- Khái niệm về số nhị phân, thập phân.[/FONT]
    [FONT=&quot]- Phép toán AND[/FONT]
    [FONT=&quot]- Các biến đổi từ nhị phân sang thập phân, từ thập phân sang nhị phân.[/FONT]
    [FONT=&quot]- Cấu trúc địa chỉ IP, giới hạn của các lớp IP[/FONT]
    [FONT=&quot]- Khái niệm về default mask, mask, subnet, subneting ....![/FONT]
    [FONT=&quot]- Các địa chỉ riêng[/FONT]
    [FONT=&quot]Lưu ý:[/FONT]
    [FONT=&quot]- Địa chỉ mạng (subnet) : tất cả các bit dành cho phần host bằng 0[/FONT]
    [FONT=&quot]- Địa chỉ broadcast: tất cả các bit dành cho phần host bằng 1.[/FONT]
    [FONT=&quot]- Địa chỉ đầu tiên hợp lệ: là địa chỉ liền sau địa chỉ mạng (subnet)[/FONT]
    [FONT=&quot]- Địa chỉ cuối cùng hợp lệ: là địa chỉ liền trước địa chỉ broadcast[/FONT]
    [FONT=&quot]=> phải hiểu rõ và phân biệt khái niệm n và m là gì để áp dụng công thức cho đúng[/FONT]

    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Công thức:[/FONT]

    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]+ Số subnet được tạo ra: 2^[FONT=&quot]m[/FONT][FONT=&quot] (m: số bit mượn của phần Host ID) (Chú ý: đáng lẽ[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]công thức này phải là 2^[FONT=&quot]m[/FONT][FONT=&quot] – 2 vì phải loại trừ đi 2 mạng đầu tiên – subnet zero và[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]mạng cuối cùng – subnet broadcast, nhưng với các dòng Router hiện nay của Cisco[/FONT]
    [FONT=&quot]đã hỗ trợ lệnh Router(config)# ip subnet-zero do đó ta vẫn có thể sử dụng 2 mạng[/FONT]
    [FONT=&quot]đó mà không phải loại trừ bỏ đi)[/FONT]
    [FONT=&quot]+ Số host / subnet: 2^[FONT=&quot]n[/FONT][FONT=&quot] – 2 (n: số bit còn lại của phần Host ID sau khi bị mượn m bit)[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]+ Subnet Mask mới = Subnet Mask cũ + m (là số bit vừa bị mượn)[/FONT]
    [FONT=&quot]+ Địa chỉ khả dụng là các địa chỉ IP có thể gán cho mỗi host, thiết bị[/FONT]

    [FONT=&quot](Lưu ý: có nhiều cách hoặc thủ thuật để tính địa chỉ mạng con, nhưng cách nào cũng[/FONT]
    [FONT=&quot]phải dựa vào nền tảng gốc đó là sự thay đổi các bit mượn để sinh ra mạng con mới, do[/FONT]
    [FONT=&quot]đó tốt nhất chúng ta nên tham khảo theo phương pháp VLSM)[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]VÍ DỤ MẪU 1:[FONT=&quot] Cho giải địa chỉ 172.35.0.0/16[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot], hãy Subnet để cấp cho các mạng con:[/FONT]
    [FONT=&quot]A: 320 host[/FONT]
    [FONT=&quot]B: 115 host[/FONT]
    [FONT=&quot]C: 80 host[/FONT]
    [FONT=&quot]D: 30 host[/FONT]
    [FONT=&quot]E: 2 host[/FONT]
    [FONT=&quot]F: 2 host[/FONT]
    [FONT=&quot]G: 2 host[/FONT]
    [FONT=&quot]theo phương pháp VLSM?[/FONT]

    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Hướng dẫn giải mẫu:[/FONT]
    [FONT=&quot]-[FONT=&quot] Theo đầu bài cho địa chỉ ban đầu là X: 172.35.0.0/16[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]=> đổi ra hệ nhị phân ta được:[/FONT]
    [FONT=&quot]10101100.00100011[FONT=&quot].00000000.00000000[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]11111111.11111111.00000000.00000000[/FONT]

    [FONT=&quot](Phần gạch chân chính là phần bit host, việc chia từ địa chỉ trên thành nhiều Subnet chính[/FONT]
    [FONT=&quot]là việc biến đổi – hay gọi là mượn các bit phần host_id chuyển thành các bit Net_id; Nhìn[/FONT]
    [FONT=&quot]vào số bit 1 của địa chỉ Subnet Mask ta sẽ phân biệt được danh giới: các bit bên trên bit 1[/FONT]
    [FONT=&quot]chính là Net_id, các bit bên trên bit 0 là host_id)[/FONT]
    [FONT=&quot]- B1: Theo VLSM thì ta sẽ phải chia X cho các mạng theo chiều giảm dần, tức là chia[/FONT]
    [FONT=&quot]cho mạng có số host cao nhất rồi thấp nhất cuối cùng-> sắp xếp lại ta có:[/FONT]
    [FONT=&quot]+A: 320[/FONT]
    [FONT=&quot]+B:115[/FONT]
    [FONT=&quot]+C:80[/FONT]
    [FONT=&quot]+D:30[/FONT]
    [FONT=&quot]+E:2[/FONT]
    [FONT=&quot]+F:2[/FONT]
    [FONT=&quot]+G:2[/FONT]
    [FONT=&quot]- B2: +Thực hiện chia X[FONT=&quot] cho mạng A đầu tiên, áp dụng công thức: 2^[/FONT][FONT=&quot]n[/FONT][FONT=&quot] - 2 ≥ 320 => n=9[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot](chính là số bit còn lại chưa bị mượn) => số bit đã mượn là m= 32 (là tổng số bit của 1[/FONT]
    [FONT=&quot]địa chỉ IP v4) – 16 (số bit thuộc phần Net_id của địa chỉ đã cho) – 9 ( số bit còn lại) = 7[/FONT]
    [FONT=&quot]=> SM’ (Subnet Mask mới) = SM (Subnet Mask cũ) + m = 16 + 7 = 23 ( viết tắt là /23)[/FONT]
    [FONT=&quot]& số Subnet (mạng con) được tạo ra là: 2[FONT=&quot]^m[/FONT][FONT=&quot] = 2[/FONT][FONT=&quot]7[/FONT][FONT=&quot] = 128[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]với SM’ thay đổi từ /16 thành /23 (các bit trong khoảng này của X đã chuyển sang Octet[/FONT]
    [FONT=&quot]thứ 3) nên ta có[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]101100.00100011[FONT=&quot].00000000.00000000[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]172.[FONT=&quot]16.[/FONT] [FONT=&quot]0.[/FONT] [FONT=&quot]0[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot](bit màu đen không in đậm & bị gạch chân chính là 7 bit vừa mượn, việc sinh ra các[/FONT]
    [FONT=&quot]Subnet con chính là dựa vào việc thay đổi vị trí và giá trị từ 0 thành 1 của những bit này)[/FONT]
    [FONT=&quot]Vậy các mạng con được sinh ra từ X là:[/FONT]

    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]Mạng X1:10101100.00100011.00000000.00000000 -> 172.35.0.0/23[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X2:10101100.00100011.00000010.00000000 -> 172.35.2.0/23[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X3:10101100.00100011.00000100.00000000 -> 172.35.4.0/23[/FONT]

    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]………………… vân vân ………………….[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X127: 10101100.00100011.11111100.00000000 -> 172.35.252.0/23[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X128: 10101100.00100011.11111110.00000000 -> 172.35.254.0/23[/FONT]

    [FONT=&quot](chú ý, để ý ta thấy chỉ cần tính đến mạng thứ 3 trở đi là ta đã có thể tìm được bước nhảy[/FONT]
    [FONT=&quot]giữa 2 mạng liền kề là 2: lấy octet tương ứng của mạng sau trừ octet mạng trước)[/FONT]
    [FONT=&quot]=> lấy mạng con đầu tiên X1: 172.35.0.0/23 cấp cho mạng A: 320 host[/FONT]
    [FONT=&quot]+ Tiếp theo,[FONT=&quot] lấy mạng X2 (là địa chỉ mạng lớn nhất tiếp theo) chia cho mạng B:115 host.[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]Tương tự trên, theo công thức: 2^[FONT=&quot]n[/FONT][FONT=&quot] - 2 ≥ 115 => n=7 => m = 32-23-7 = 2[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]=> SM’ (Subnet Mask mới) = SM (Subnet Mask cũ) + m = 23 +2 = 25 ( viết tắt là /25)[/FONT]
    [FONT=&quot]& số Subnet (mạng con) được tạo ra là: 2[FONT=&quot]m[/FONT][FONT=&quot] = 2[/FONT][FONT=&quot]2[/FONT][FONT=&quot] = 4[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]với SM thay đổi từ /23 thành /25 (các bit trong khoảng này của X2 liên quan đến cả Octet[/FONT]
    [FONT=&quot]3 và Octet thứ 4) nên ta có các mạng con mới sinh ra từ X2:[/FONT]


    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]Mạng X21:10101100.00100011.00000010.00000000 -> 172.35.2.0/25[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X22:10101100.00100011.00000010.10000000 -> 172.35.2.128/25[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X23:10101100.00100011.00000011.00000000 -> 172.35.3.0/25[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X24:10101100.00100011.00000011.10000000 -> 172.35.3.128/25[/FONT]


    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]=>[FONT=&quot] lấy mạng X21: 172.35.2.0/25 cấp cho mạng B: 115 host[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]+ Tiếp theo[FONT=&quot], ta sử dụng mạng con X22: 172.35.2.128/25 để chia cho mạng C: 80 host[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]Tương tự trên, theo công thức: 2[FONT=&quot]^n[/FONT][FONT=&quot] - 2 ≥ 80 => n=7 => m = 32-25-7 = 0 (Vừa đẹp, khi giá[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]trị m=0 điều này chứng tỏ là mạng đang chia chỉ có thể cấp vừa đủ hoặc thừa một số IP[/FONT]
    [FONT=&quot]cho mạng có số host đang yêu cầu, ở đây là 115 host- chú ý: khi sử dụng VLSM thì m sẽ[/FONT]
    [FONT=&quot]không bao giờ nhận giá trị âm)[/FONT]
    [FONT=&quot]=> cấp luôn X22 cho mạng C: 80 host[/FONT]
    [FONT=&quot]+ Lúc này[FONT=&quot] cần phải dùng đến giải địa chỉ X23 để chia cho mạng D: 30 host[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]Tương tự trên, theo công thức: 2[FONT=&quot]^n[/FONT][FONT=&quot] - 2 ≥ 30 => n=5 => m = 32-25-5 = 2[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]=> SM’ (Subnet Mask mới) = SM (Subnet Mask cũ) + m = 25 +2 = 27 ( viết tắt là /27)[/FONT]
    [FONT=&quot]& số Subnet (mạng con) được tạo ra là: 2[FONT=&quot]m[/FONT][FONT=&quot] = 2[/FONT][FONT=&quot]2[/FONT][FONT=&quot] = 4[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]với SM thay đổi từ /25 thành /27 (các bit trong khoảng này của X23 liên quan đến Octet[/FONT]
    [FONT=&quot]thứ 4) nên ta có các mạng con mới sinh ra từ X23:[/FONT]


    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X231:10101100.00100011.00000011.00000000 -> 172.35.3.0/27[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X232:10101100.00100011.00000011.00100000 -> 172.35.3.32/27[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X233:10101100.00100011.00000011.01000000 -> 172.35.3.64/27[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X234:10101100.00100011.00000011.01100000 -> 172.35.3.96/27[/FONT]

    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]=> lấy X231: 172.35.3.0/27 cấp cho mạng D: 30 host[/FONT]
    [FONT=&quot]+ Lấy X232 chia cho các mạng E: 2 host, F: 2 host, G: 2 host[/FONT]
    [FONT=&quot]Tương tự trên, theo công thức: 2^[FONT=&quot]n[/FONT][FONT=&quot] - 2 ≥ 2 => n=2 => m = 32-27-2 = 3[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]=> SM’ (Subnet Mask mới) = SM (Subnet Mask cũ) + m = 27 +3 = 30 ( viết tắt là /30)[/FONT]
    [FONT=&quot]& số Subnet (mạng con) được tạo ra là: 2^[FONT=&quot]m[/FONT][FONT=&quot] = 2[/FONT][FONT=&quot]3[/FONT][FONT=&quot] = 8[/FONT][/FONT]
    [FONT=&quot]với SM thay đổi từ /27 thành /30 (các bit trong khoảng này của X232 liên quan đến Octet[/FONT]
    [FONT=&quot]thứ 4) nên ta có các mạng con mới sinh ra từ X232 là:[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Mạng X2321:10101100.00100011.00000011.00100000 -> 172.35.3.32/30[/FONT] [FONT=&quot]Mạng X2322:10101100.00100011.00000011.00100100 -> 172.35.3.36/30[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X2323:10101100.00100011.00000011.00101000 -> 172.35.3.40/30[/FONT]


    [FONT=&quot]………………… vân vân ………………….[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]Mạng X2327:10101100.00100011.00000011.00111000 -> 172.35.3.56/30[/FONT]
    [FONT=&quot]Mạng X2328:10101100.00100011.00000011.00111100 -> 172.35.3.60/30[/FONT]

    [FONT=&quot]
    [/FONT] [FONT=&quot]=> lấy mạng Mạng X2321: 172.35.3.32/30 cấp cho mạng E: 2 host[/FONT]
    [FONT=&quot]=> lấy mạng Mạng X2322: 172.35.3.36/30 cấp cho mạng F: 2 host[/FONT]
    [FONT=&quot]=> lấy mạng Mạng X2323: 172.35.3.40/30 cấp cho mạng G: 2 host[/FONT]

    [FONT=&quot]KẾT LUẬN[/FONT]

    [FONT=&quot]- Sau khi cấp các địa chỉ mạng con cho các mạng A, B, C, D, E, F, G sẽ còn dư các[/FONT]
    [FONT=&quot]mạng chưa được sử dụng (để giành khi cần ta có thể sử dụng để cấp phát hoặc chia[/FONT]
    [FONT=&quot]nhỏ tiếp). Phương pháp VLSM này sẽ giúp ta kiểm soát được phần địa chỉ dư thừa[/FONT]
    [FONT=&quot]chưa được sử dụng.[/FONT]

    [FONT=&quot](Có thể vào[FONT=&quot] www.vlsm-calc.net[/FONT][FONT=&quot] để kiểm tra xem kết quả có trùng, đúng hay không)[/FONT][/FONT]

    Xong rồi !!!
    TruTra thích bài này.
  9. Offline

    microsoft

    • Windows NT

    Số bài viết:
    82
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    60
    Cách tính vùng địa chỉ IP hợp lệ nhanh

    VD bạn có địa chỉ IP 192.168.1.233 và subnet mask là 255.255.255.240. Bạn muốn biết IP đó thuộc subnet nào. Địa chỉ broadcast là bao nhiêu? Bạn có thể nhẩm như sau:
    - Lấy số tổng số IP của 01 class C là 256 (từ 0- 255) trừ đi số cuối cùng của subnet mask.
    256 - 240 = 16

    - Khi đó các subnet được đếm lùi như sau:
    1) 192.168.1.240/28
    2) 192.168.1.224/28 (subnet trước trừ đi 16 IP)
    3) 192.168.1.208/28
    ...
    Như vậy địa chỉ 192.168.1.233 sẽ nằm trong subnet thứ 2 có range từ 1.224 đến 1.239 (192.168.1.224/28) và địa chỉ Broadcast của subnet này là 192.168.1.239 (bằng địa chỉ của subnet tiếp theo trừ đi 1). VD: 240 - 1 = 239

    Ngoài ra bạn có thể dùng phép AND giữa địa chỉ IP và Subnet mask để biết được host có IP đó thuộc subnet nào .

    Rất mong đc học hỏi thêm nhiều cách hay khác
    TruTra thích bài này.
  10. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    TruTratrikp thích bài này.
  11. Offline

    trikp

    • Windows 98

    Số bài viết:
    321
    Đã được thích:
    130
    Điểm thành tích:
    140
    Thanks...bài viết hay và rất bổ ích....
  12. Offline

    TruTra

    • Friends

    • Oi vua giong face, vua giong yahoo= mang xha roi :D
    Số bài viết:
    499
    Đã được thích:
    200
    Điểm thành tích:
    140
    Up tiếp dễ bác Sun.
  13. Offline

    networkcntt

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    CCNA là một chương trình học nền tản mạng đó bạn, nếu muốn đi theo ngành mạng một cách chuyên nghiệp thì CCNA là món bạn cần học đầu tiên.
    Học nó xong bạn sẽ hiểu rõ nguyên lý, cách thức chạy của hệ thống mạng LAN/ WAN. Từ đó nếu muốn đi theo hướng hệ thống hay hướng network bạn đều có thể chọn lựa với một nền tảng hiểu biết vững chắc từ đầu.
    Gửi anh em các bài giảng CCNA do VnPro biên soạn, dùng cho những bạn thiếu kinh phí đi học CCNA, tính post link mà chưa đủ nên chỉ vào giới thiệu thôi


    Nếu muốn nghiên cứu thêm thì vào trang web dancisco.com/videos, ở đó có bài giảng và lab ở đủ mọi cấp độ

    Chúc anh em IT mình học tốt

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí