Kỹ Năng Giao Tiếp Ngôn Ngữ Cử Chỉ

Thảo luận trong 'QC và quan hệ cộng đồng' bắt đầu bởi Seshoumaru, 12 Tháng tám 2009.

  1. Offline

    Seshoumaru

    • Friends

    Số bài viết:
    379
    Đã được thích:
    180
    Điểm thành tích:
    0
    Để đạt được thành công ngoài năng lực chuyên môn còn có yếu tốt quan trọng đó là :
    Năng lực gây thiện cảm với mọi người
    Chúng ta
    Ai cũng muốn được thương yêu
    Ai cũng muốn được trọng thị
    Nên trong cách cư xử hằng ngày chúng ta cần phải tuân theo một số qui tắc chuẩn mực để gây được thiện cảm với người tiếp xúc, tranh thủ được thiện cảm và cảm tình của người khác là một nghệ thuật đòi hỏi sự hiểu biết, khéo léo.

    Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm

    Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn,
    Một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị
    Những mối quan hệ ở vị trí cao.

    Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”.

    Những tính cách “mềm” đặc trưng nhất và cách thức để hoàn thiện chúng.
    - Có một điểm lạc quan
    - Hoà đồng với tập thể
    - Giao tiếp hiệu quả
    - Tỏ thái độ tự tin
    - Luyện kỹ năng sáng tạo
    - Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình

    Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn
    Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”.
    Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
    Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn

    Một số nguyên tắc quan trọng có thể tham khảo
    - Xác định rõ mục tiêu khi giao tiếp
    - Xây dựng lòng tin
    - Suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu một điều gì
    - Lựa chọn thời gian, địa điểm và cách thức giao tiếp phù hợp
    - Tạo sự đồng cảm giữa 2 bên
    - Sử dụng ngôn ngữ phù hợp
    - Kết hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ với giao tiếp phi ngôn ngữ

    Giao Tiếp Là Gì
    - Một loại ngôn ngữ đặc biệt đóng vai trò quyết định đến thành bại trong giao tiếp đó là Ngôn Ngữ Cử Chỉ (NNCC).
    - Đặc biệt khi xin việc làm và làm việc thì giao tiếp phi ngôn từ càng thể hiện rõ vai trò của nó.

    Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ Cử Chỉ
    1. Hãy bắt đầu bằng "Nụ Cười"
    - Phương tiện làm quen, xin lỗi
    - Tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái
    - Xây dựng các mối quan hệ đẹp trong giao tiếp

    Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

    2. Hãy giao tiếp bằng mắt
    - Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói : giúp lời nói truyền cảm hơn, thuyết phục hơn
    - Ánh mắt thay thế lời nói : đọc suy nghĩ của người khác, tinh tế hơn trong giao tiếp
    - Dù bạn yên lặng, đôi mắt vẫn nói lên tất cả : yêu thương, tức giận, sợ hãi....

    3.Cử chỉ
    - Để thu hút sự chú ý, lời nói thêm sinh động
    - Các biểu hiện của giao tiếp bằng cử chỉ
    + Hơi ngoảnh đầu
    + Nghiêng đầu
    + Gật đầu
    + Cười
    + Bắt tay

    4. Tư thế, điệu bộ
    - Bước đi
    - Tư thế đứng
    - Tư thế ngồi
    - Dáng đi và cử chỉ là : biểu tượng, minh hoạ, điều tiết và là con dao hai lưỡi

    5. Phát âm
    - Chất giọng
    - Nhịp điệu
    - Độ cao thấp ( lên giọng, xuống giọng)
    - Cách chuyển tông điệu

    Ngôn ngữ cử chỉ trong phỏng vấn
    1. Trang phục
    - Một bộ trang phục phù hợp, dễ nhìn có thể sẽ không có tính quyết định cho việc thành công trong cuộc phỏng vấn xin việc.
    nhưng
    - Một bộ trang phục gây phản cảm có thể làm bạn bị “knock out” vòng đầu

    2. Đến đúng giờ
    - Nếu lần đầu gặp nhau trong sự trễ nảy của bạn thì người phỏng vấn sẽ nghĩ gì?

    3. Nở nụ cười tươi
    - Khi bắt đầu và suốt buổi nói chuyện → người nhiệt tình, vui vẻ, dễ chịu, giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều
    (nụ cười tươi có thể giúp bạn tự tin hơn)
    - Cười sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn
    (nhưng nhớ kiểm soát nụ cười trong những tình huống nghiêm túc)

    4. Gật đầu chào BGK-người PV hoặc bắt tay (nếu có thể) khi bắt đầu và kết thúc PV

    5. Giọng nói và âm lượng:

    6. Cử chỉ & dáng điệu: đứng, ngồi 1 cách chắc chắn, dứt khoát, nghiêm trang → sự đứng đắn & tràn đầy năng lượng của ứng viên

    a/ Khi NPV đang nói:

    ► Ngồi hướng về phía trước 1 chút

    ► Đầu hơi nghiêng ko đáng kể, chăm chú lắng nghe
    → bạn là người biết quan tâm
    b/ Khi g/thiệu, q/cáo bản thân: Ngồi thẳng, lưng dựa ra sau 1 chút, ngồi điềm tĩnh → sự tự tin và luôn sẵn sàng
    c/ Giữ bàn tay tự nhiên, tránh dùng tay nghịch tóc, bấm bút lách cách, mân mê vạt áo, gõ chân, gãi đầu gãi tai → lộ vẻ sốt ruột, lo lắng, thiếu tự tin

    “Nếu không đủ tự tin thì hãy tỏ ra tự tin vì người ta không thể nào phân biệt được người tự tin và người tỏ ra tự tin”

    d/ Ánh mắt giao tiếp: Nhìn vào mắt NPV khi trò chuyện → bạn là người đáng tin cậy
    Ko nên:
    - Nhìn chằm chằm vào NPV → sự soi mói, gây khó chịu với NPV
    - Nhìn xung quanh khi trò chuyện → sự bồn chồn, thiếu tự tin

    Trong giao tiếp trong kinh doanh cần chú ý:
    - Tư thế ngồi nói chuyện với KH hay đối tác
    - Chú ý các ngôn ngữ cử chỉ khác của người đối diện: ánh mắt; các biểu hiện cảm xúc trên gương mặt (vui, buồn, tức giận, đồng ý, …); cử chỉ của bàn tay; … → có những phản ứng đáp lại thích hợp
    - Chú ý đến văn hóa của người sẽ giao tiếp → đạt được kết quả giao tiếp tốt

    GIAO TIẾP ĐA VĂN HÓA
    - Đ/v người Nhật: tránh nhìn thẳng vào mắt trong khi đàm phán
    → bất lịch sự
    - Đ/v người Châu Âu, Canada, Mỹ: nên nhìn thẳng vào mắt khi trao đổi → sự tự tin trong mắt đối tác
    - Người Châu Á: giữ k/cách (>>1m) khi giao tiếp
    - Người Mỹ Latin và Trung Đông: thích đứng gần nhau khi nc
    * NNCC khác ở 1 số nền văn hóa:
    - Gật đầu: “đồng ý” ở hầu hết các quốc gia >< “ko đồng ý”: Hy Lạp, Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ
    - Hất đầu ra sau: “Đồng ý” ở Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Lào
    - Nhướng lông mày “Đồng ý” ở Thái Lan và 1 số nước ở châu Á >< “Xin chào” ở Phillipines
    - Nháy mắt “Tôi có bí mật muốn chia sẻ với anh nè!” ở Mỹ , châu Âu >< Là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới ở một số quốc gia khác
    - Mắt lim dim “Chán quá!” hay “Buồn ngủ quá!” ở Mỹ
    “Tôi đang lắng nghe đây.” ở Nhật, Thái Lan và Trung Quốc
    - Khua tay Người Ý thường xuyên khua tay khi trò chuyện
    Ở Nhật, khua tay khi nói chuyện bị xem là rất bất lịch sự
    - Khoanh tay: “Tôi đang phòng thủ!” hoặc “Tôi không đồng ý với anh đâu
    - Dấu hiệu “O.K.”: “Tốt đẹp” hay “Ổn cả” ở hầu hết các nước. “Số 0” hoặc “Vô dụng!” tại một số nơi ở châu Âu. “Tiền” ở Nhật Bản
    Là sự sỉ nhục người khác ở Hy Lạp, Braxin, Ý, Thổ Nhĩ Kỹ, Liên bang Nga
    - Chỉ trỏ Ở Bắc Mỹ, châu Âu → chuyện bình thường
    Ở Nhật Bản, Trung Quốc → bất kính và vô cùng bất lịch sự.
    LK: dùng cả bàn tay để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó
    BotNet thích bài này.
  2. Offline

    thichlamgiau

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    172
    Đã được thích:
    78
    Điểm thành tích:
    0
    bài viết của bạn rất có ý nghĩa, rất hay, nếu mà áp dụng được như thế thì hay biết mấy
  3. Offline

    bempro

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    bài viết của bạn rất có ý nghĩa, rất hay, nếu mà áp dụng được như thế thì hay biết mấy

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí