Tôi đã trượt bài phỏng vấn của Google như thế nào?

Thảo luận trong 'Việc tìm người' bắt đầu bởi codem, 3 Tháng mười hai 2011.

  1. Offline

    codem

    • Friends

    Số bài viết:
    179
    Đã được thích:
    196
    Điểm thành tích:
    140
    Xin việc vào Google không hề dễ chút nào. Sau khi qua được phần sơ loại khắt khe, các ứng viên có hồ sơ đáp ứng được yêu cầu sẽ được mời đến phỏng vấn tại văn phòng của Google. Và tại đây rất nhiều người đã bị đánh trượt, dưới đây là những kinh nghiệm đau thương của họ về lần phỏng vấn tại Google.

    Corey Trager


    Tôi cảm thấy rất hồi hộp khi ngồi chờ đến lượt phỏng vấn xin việc của Google. Cách bài trí của phòng chờ và văn phòng của Google chủ yếu phụ thuộc vào những chiếc đèn dung nham (Lava Lamp). Có đến cả trăm đèn dung nham được bày tại đây, khiến tôi ngạc nhiên –“Chả lẽ người ta cho rằng cứ xếp một đống đèn quanh phòng là đẹp lắm à?” hoặc “Thật là phí phạm tiền điện!”.

    [IMG]

    Tuy nhiên tôi biết rằng những lời đánh giá này xuất phát từ việc tâm trạng mình đang rối bời. Nhưng nếu Google đề xuất hợp đồng thì chắc chắn tôi sẽ nhận ngay lập tức. Đây là Google cơ mà, cái tên này chẳng khác gì một Angelina Jolie của thế giới công nghệ vậy.

    Cuối cùng thì cũng đến lượt phỏng vấn của tôi. Những người tham gia phỏng vấn thì tôi đều biết, họ giống như là một hình tượng của công chúng, họ viết blog. Và đây có lẽ là lúc tôi mắc sai lầm: Tôi đã dành thời gian đọc blog, và gửi email cho họ về những gì tôi đã đọc, chỉ ra rằng công việc của tôi có liên quan tới những gì họ viết và điều đó làm tôi hứng thú. Một trong số những người phỏng vấn tôi đã từng viết về một cửa hàng ăn ưa thích của anh ta tại Chicago, đổi lại tôi cũng chia sẻ những hàng ăn ưa thích của mình (Anh ta đã thử, và ghét một vài trong số đó…). Chính vì điều này mà tôi cảm thấy không được thoải mái cho lắm khi nói chuyện với họ.

    Phần tệ nhất trong cuộc phỏng vấn là bài phỏng vấn thứ 4 và cũng là cuối cùng của ngày. Một anh chàng người Nga đã phỏng vấn tôi, và giọng nói của anh ta đặc sệt chất Nga. Vốn là tôi luôn gặp khó khăn khi phải nghe tiếng Anh qua chất giọng của người ngoại quốc. Ví dụ như giọng sếp tôi mang chất Ý, và đối với tôi thì đó là một thứ ngôn ngữ ngoài hành tinh. Không phải là tôi phàn nàn về việc người phỏng vấn là người Nga (Tất cả các hãng công nghệ đều có các nhân viên đến từ khắp mọi nơi trên thế giới), nhưng rõ ràng điều này đã gây ít nhiều khó dễ cho tôi. Tệ hơn, anh ta nói rằng câu hỏi đầu tiên sẽ dễ thôi, nhưng sau đó tôi đã nghe lầm và chắc mẩm là anh ta cho rằng tôi như một thằng đần: “Cái gì cơ? Anh muốn tôi làm gì với số 2? Mo de ploy? Mah dah bu? À, multiply (nhân). Vâng 2 nhân 2 bằng 4. Đúng thật tôi cứ như một thằng đần vậy”.

    Ben Watson

    Người ở quầy lễ tân lịch thiệp yêu cầu tôi đăng nhập vào máy tính, sau đó in ra một cái thẻ có tên tôi. Khu vực quanh quầy lễ tân đầy màu sắc, các cánh cửa được sơn màu xanh lá khá dễ chịu. Trên tường là những mẩu giấy dán của các nhân viên ghi lại các công việc, đại loại như ổ cứng hỏng hay các vấn đề về bản đồ. Vài phút sau đó, người tuyển dụng bước ra chào hỏi, mời tôi một thức uống miễn phí và dẫn tôi vào phòng họp. Căn phòng này nhỏ, đồ đạc đơn giản nhưng đẹp mắt và sạch sẽ.

    [IMG]

    Người đầu tiên phỏng vấn tôi chuẩn bị bắt đầu. Tôi thuyết trình đôi chút về những dự án của mình, họ trả lời các câu hỏi của tôi, và vấn đề bắt nguồn từ đây. Từng người phỏng vấn yêu cầu tôi giải quyết các vấn đề, và tôi phải giải quyết nó trên một tấm bảng trắng. Tôi viết bằng ngôn ngữ C/C++, họ ghi chép lại những gì tôi viết và hỏi sâu hơn về các vấn đề này, đặc biệt nếu như giải pháp tôi đưa ra chưa phải là tối ưu.

    Tôi có 3 bài phỏng vấn trước bữa ăn trưa. Một người phụ trách khác dẫn tôi đi ăn. Những quán ăn của Google tại Moutain View thực sự rất tuyệt vời, nhưng văn phòng tại Boston thì quá nhỏ và không thể phung phí nhiều không gian. Thay vào đó, tại đây họ cung cấp bữa ăn trưa mỗi ngày và đó quả thực là một dịch vụ rất tốt. Họ còn có đồ uống và kẹo miễn phí, bất cứ lúc nào bạn muốn.

    [IMG]
    Khu ăn uống của Google.

    Người giấu tên

    Các quy trình tuyển chọn của Google luôn nhắm tới việc loại bỏ những ai có đầu óc hạn chế, và tập trung tìm kiếm những người có trí tưởng tượng tốt. Ở giữa cuộc phỏng vấn bạn có thể sẽ được đặt trong một căn phòng với rất nhiều đồ đạc và thiết bị. Căn phòng này còn có một chiếc camera hoặc 2 chiếc gương, tôi không hề biết tại sao chúng lại được đặt ở đó. Tại đây, nếu bạn mở túi và kiếm một cuốn sách để đọc thì bạn rất dễ bị mất tập trung, và bỏ quên những thiết bị được đặt trong phòng, dẫn tới việc bị đánh trượt khỏi bài phỏng vấn. Nếu bạn đi loanh quanh, nghịch ngợm và chắp nối những đồ vật lại với nhau thì bạn đã ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

    [IMG]

    Cứ mỗi bài phỏng vấn diễn ra trong khoảng 45 phút, với những câu hỏi như –“Anh sẽ làm gì để tăng lượng người dùng Gmail?”, “Cách nào hiệu quả nhất để sắp xếp một triệu số nguyên theo thứ tự?”, “Anh có thể giúp được gì cho Google để chống lại những mối nguy hiểm đến từ Microsoft?”.


    Nhưng những người phỏng vấn lại chẳng hề nhìn vào mặt tôi khi tôi trả lời, họ chỉ dán mắt vào màn hình còn những ngón tay thì liên tục gõ phím.


    Nơi này cho tôi một cảm giác giống như lần phỏng vấn tại phố Wall: Họ kiêu ngạo và cho mình là cái rốn của vũ trụ. Còn những người như tôi phải may mắn lắm mới được gặp gỡ họ.


    Tham khảo BusinessInsider
    boynghichnet thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí