Triển khai ứng dụng thư điện tử sử dụng qmail, courier mail và squirrel mail

Thảo luận trong 'Video - Lab' bắt đầu bởi sunboy, 20 Tháng một 2011.

  1. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    Đầu tiên, Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn sinh viên Việt-Hàn 2MIT.ORG .Sau đây là chuyên đề về Qmail, SUN sẽ giới thiệu từ lý thuyết đến thực hành cấu hình một hệ thống mail server hoàn chỉnh sử dụng MTA Qmail. Tài liệu này được tác giả lấy từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu dịch từ trang qmailrocks.org và tham khảo trên HVA, tổng hợp, triển khai trên distro CentOS 5.
    Một lời khuyên cho các bạn. Trước khi tham khảo và làm theo tài liệu này, các bạn nên ghé thăm trang chủ http://qmail.org, http://qmailrocks.orgbài hướng dẫn triển khai mail gateway sử dụng MTA Qmail của các bật tiền bối HVA.
    Tài liệu tham khảo:
    Sách:
    [1]. The qmail Handbook - Dave Sill
    Địa chỉ tham khảo thêm:
    [1]. http://hvaonline.net
    [2]. http://qmailrocks.org
    [3]. http://qmail.org
    [4]. http://www.courier-mta.org/
    [5]. http://squirrelmail.org/


    Phần 1: Giới thiệu về Qmail
    1.1.Giới thiệu về Qmail

    1.1.1. Sơ lược về Qmail

    Qmail được viết bởi Tiến sĩ toán của trường đại học Illinois - Chicago ông Dan Bernstein. Qmail ra đời vào tháng Giêng năm 1996 với một phiên bản Beta 0.70 và sau đó phiên bản Gamma 0.90 được cập nhật vào tháng 8 năm 1996. Phiên bản ổn định 1.0 được ra mắt vào tháng 2 năm 1997. Phiên bản được lưu hành hiện nay là 1.03 được phát hành vào tháng 6 năm 1997.
    Qmail là một MTA đầy đủ tính năng. Nó xử lý tất cả các tính năng cơ bản của một MTA bao gồm dịch vụ SMTP, POP3, SMTP delivery, xếp hàng và quản lý hàng đợi… hỗ trợ cho aliases , mailing, virtual users, virtual domains, và forwarding.
    1.1.2. Tại sao dùng Qmail?

    Có rất nhiều MTA trên môi trường Unix hiện nay và mỗi khi nhắc đến MTA chúng ta phải nhắc đến Sendmail. Sendmail được viết khi Internet là một môi trường rất thân thiện, không cần phải thiết kế đảm bảo vấn đề bảo mật cao. Ngày nay, Internet là một môi trường đầy nguy cơ với vấn đề bảo mật cho máy chủ mạng. Hơn nữa, Dan Bernstein viết Qmail vì ông ta thấy rằng Sendmail thừa hưởng nhiều lỗi bảo mật từ các phiên bản trước đây và phần mềm này rất cồng kềnh, cho dù những năm gần đây, nhóm Sendmail không ngừng điều chỉnh và cải tiến phần mềm này để giảm thiểu những yếu điểm.
    Bernstein, người tạo nên Qmail tự tin rằng qmail là an toàn và ông đảm bảo nó trong tuyên báo bảo lãnh của mình (http://cr.yp.to/qmail/guarantee.html), ông còn cung cấp 1000 đôla trong một năm cho những ai tìm thấy lỗi bảo mật trong Qmail và giải thưởng này vẫn chưa có ai có thể đạt được.
    Khi viết Qmail, ngoài ưu tiên cho vấn đề bảo mật, Dan Bernstein chú trọng rất nhiều đến khả năng hoạt động và tính dễ dùng của nó. Qmail mang tính truyền thống của các hoạt trình Unix: mỗi tiểu ứng trình có khả năng đảm đương trọn vẹn một chức năng chuyên biệt và các tiểu ứng trình này có thể chuyền (pipe) sang các tiểu ứng trình khác để đáp ứng các quy trình phức tạp. Bởi thế, Qmail bao gồm nhiều binaries tạo thành một dây chuyền hoạt động. Ðây là một điển hình nặng tính bảo mật và tính hiệu năng trong cơ chế điều hành của một MTA.
    Qmail rất ổn định và hiệu năng: qmail thích hợp cho các mail server lớn với khả năng chuyển nhận hàng triệu thông điệp một ngày (dựa vào tài liệu trên web site của http://qmail.org).
    Một số Mail server lớn trên internet sử dụng Qmail như Yahoo!, Network solutions, Verio, MessageLabs, listserv.acsu.buffalo.edu (một server mail lớn, sử dụng Qmail vào 1996), Ohio State (trường đại học lớn ở Mỹ), Listbot, USWest.net (Western US ISP), Telenordia, gmx.de (German ISP), NetZero (free ISP), Critical…
    Qmail thích hợp cho các server có kết nối tốt, tốc độ, băng thông cao và luôn kết nối trên mạng. Với các doanh nghiệp, tổ chức vừa và nhỏ, chưa đáp ứng được các yêu cầu trên thì nên sử dụng các MTA khác phù hợp hơn như Posfix..
    Sau đây là bản so sánh một số MTA trên hoạt động trên linux.

    [IMG]
    1.2.Cấu trúc Qmail

    1.2.1.Cấu trúc hệ thống mô-đun


    [IMG]


    [IMG]
    Hình mô tả Cấu trúc mô-đun của qmail.

    MTA trên Internet thực hiện nhiều nhiệm vụ. Thiết kế như Sendmail và Smail là thiết kế nguyên khối, nhưng đối với Qmail thì khác, Qmail được thiết kế theo dạng mô-đun. Các chương trình riêng biệt thực hiện các chức năng khác nhau. Các mô-đun của Qmail làm việc độc lập với nhau trên các quyền hệ thống khác nhau. Kết quả là chương trình được chia ra thành các chương trình nhỏ hơn, đơn giản hơn và ít bị các lỗi về chức năng, bảo mật… Hình mô tả cấu trúc mô-đun của Qmail.

    [IMG]

    1.2.2. Cấu trúc File

    Thư mục /var/qmail mặc định là thư mục gốc của qmail khi được cài đặt. Chúng ta có thể thay đường dẫn này trong quá trình cài đặ qmail, đây cũng là ý tưởng tốt để tăng độ bảo mật, vì người khác sẽ khó khăn trong quá trình tìm kiếm thưc mục cài đặt của qmail.

    [IMG]
    Bảng mô tả Các thư mục và nội dung của chúng trong Qmail

    [IMG]

    -SUN- 2mit.org
    integerlebinhvhit03a thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí