TTHCM: Tóm tắt 1 số hệ thống luận điểm để ôn tập.

Thảo luận trong 'Tổ Xã Hội & Nhân Văn' bắt đầu bởi integer, 23 Tháng năm 2011.

  1. Offline

    integer

    • Tiếu Ngạo Giang Hồ

    • :-?
    Số bài viết:
    1.695
    Đã được thích:
    1.313
    Điểm thành tích:
    900
    Hệ thống luận điểm về vấn đề dân tộc:

    [SPOILER]Một là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo
    con đường của cách mạng vô sản. Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX,
    Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi,
    một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh
    bại chủ nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức
    là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải
    phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là
    "một trong những cái cánh của cách mạng vô sản"; mặt khác, cách
    mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
    cách mạng vô sản.

    Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng
    của giai cấp công nhân lãnh đạo.
    Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành
    công "trước hết phải có đảng cách mệnh", "Đảng có vững cách mệnh
    mới thành công", "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt" -
    đó là chủ nghĩa Lênin.

    Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn
    dân trên cơ sở liên minh công-nông. Hồ Chí Minh cho rằng, cách
    mạng giải phóng dân tộc "là việc chung cả dân chúng chứ không
    phải việc một, hai người", vì vậy phải đoàn kết toàn dân, "sĩ, nông,
    công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền". Nhưng trong sự
    tập hợp đó, phải nhớ "công-nông là người chủ cách mệnh"... "công-
    nông là gốc cách mệnh".

    Bốn là, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động,
    sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở
    chính quốc. Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh.
    Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan
    điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào
    thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Do nhận thức được
    thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do
    đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần
    dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng
    thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở
    chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất
    quan trọng vào kho tàng lý luận Mác - Lênin, đã được thắng lợi của
    cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn

    Năm là, cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con
    đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực
    lượng vũ trang của nhân dân. Ngay từ năm 1924, trong Báo cáo về
    Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Nguyễn Ái Quốc đã nói đến khả năng
    khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương. Theo Người, "Để có cơ thắng
    lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương... phải có tính chất
    một cuộc khởi nghĩa quần chúng...".
    Đến tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương 8 do Người chủ trì đã đưa ra
    nhận định: "Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một
    cuộc khởi nghĩa võ trang".

    Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết
    của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới
    mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và
    phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.[/SPOILER]

    Hệ thống luận điểm về đạo đức Cách mạng:
    [SPOILER]
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
    Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
    - Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:
    Một là, trung với nước hiếu với dân.
    Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.
    *Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.
    “Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau
    Hai là, yêu thương con người
    Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"
    Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người.
    Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời"
    Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người
    Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
    Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".
    Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.
    Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá".
    Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
    Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.
    Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
    Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
    Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.[/SPOILER]

    Hệ thống luận điểm về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

    [SPOILER]Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Với truyền thống yêu nước, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống thực dân, phong kiến. Tuy nhiên phong trào khởi nghĩa của các bậc tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… khi ấy đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do các ông chưa đưa ra được đường lối cứu nước đúng đắn.

    Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước (1911). Sau những năm ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh, những kết luận được Người rút ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc cho rằng, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng tàn ác, vô nhân đạo, là kẻ thù của nhân dân lao động khắp thế giới. Theo Người, con đường cách mạng vô sản là “con đường giải phóng chúng ta”, do đó “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, rằng “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc…”.

    Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Tư liệu
    Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) của Người được thể hiện trong luận điểm “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình vận động của cách mạng Việt Nam. Trước cảnh nhân dân rên xiết dưới ách áp bức bóc lột hà khắc của Pháp- Nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Nếu không đánh đuổi được Pháp- Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp trâu ngựa muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được”.

    Độc lập dân tộc và CNXH tác động biện chứng, tạo tiền đề cho nhau. Có giành được độc lập dân tộc mới có cơ sở xây dựng CNXH; xây dựng CNXH là cơ sở để củng cố nền độc lập tự do của Tổ quốc. Sau khi giành được độc lập dân tộc, Người rất quan tâm đến chất lượng cuộc sống của* người dân, tính ưu việt của chế độ XHCN. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì”. Khát vọng cháy bỏng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Bởi vậy, trong các bài nói, bài viết của Người khi diễn đạt về CNXH đều toát lên chiều sâu nhân văn luôn vì lợi ích của nhân dân làm mục tiêu tối thượng.

    Viết về 30 năm hoạt động của Đảng, đăng báo Nhân Dân (6-1-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”; rằng “Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

    Mặc dù hiện nay đất nước ta trong môi trường hòa bình xây dựng CNXH, nhưng các lực lượng thù địch đang ra sức dùng nhiều con đường, bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học, công nghệ, dân tộc và tôn giáo, nhằm thay đổi bản chất của chế độ chúng ta. Hơn lúc nào hết mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn nâng cao cảnh giác cách mạng, đồng thuận trong nhận thức và hành động để tư tưởng của Bác Hồ kính yêu về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH được hiện thực hóa, trường tồn với Đảng và dân tộc ta với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.[/SPOILER]

    Còn 1 số hệ thống luận điểm nữa mời các bạn bổ sung để tổng hợp.
    zom thích bài này.
  2. Offline

    zom

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    164
    Đã được thích:
    100
    Điểm thành tích:
    0
    cảm ơn chủ thớt vì đã chia sẽ.
    ai có tài liệu gì thì up lên cho anh em tham khảo với ah

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí