Từ pháo hoa Đà Nẵng ngẫm về cách tiếp thị hình ảnh

Thảo luận trong 'Marketing trải nghiệm' bắt đầu bởi castus, 26 Tháng tám 2009.

  1. Offline

    castus

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    51
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    0
    Khi cả thế giới đang bị ngập trong suy thoái kinh tế thì Đà Nẵng lại tung tiền tổ chức một cuộc chơi xa xỉ thi bắn pháo hoa quốc tế. Chính quyền Đà Nẵng muốn qua cuộc thi này, nâng cấp hình ảnh thành phố để thu hút khách du lịch và giới đầu tư.
    [IMG]

    Ngay sau khi Đà Nẵng công bố sẽ tổ chức cuộc thi tốn kém trên dưới 20 tỉ đồng, có báo đã phê phán không phải lúc, nhất là trong thời điểm hầu hết mọi nơi đang "thắt lưng buộc bụng", tiết giảm chi tiêu. Nhưng nhìn dòng người un ùn đổ về Đà Nẵng, lấp đầy các khách sạn, khu du lịch, resort... lại thấy chiêu tiếp thị này của Đà Nẵng đã có ấn tượng và hiệu quả.

    Dầu gì thì lạc quan trước tương lai vẫn cứ tích cực hơn là lo âu và thụ động.

    Chơi pháo hoa và câu chuyện của Đà Nẵng

    Biết đây là cuộc chơi tốn kém nên dịp tết vừa rồi, nhiều địa phương đã phải gác lại giành kinh phí cho an sinh xã hội. Song lãnh đạo cao nhất của Đà Nẵng đã có cách làm khác.

    Ông này từng nói trên ti vi: Những tỉnh đất rộng như Quảng Nam, Quảng Ngãi có bắn pháo hoa thì cũng chỉ nhóm người ở thị xã, tỉnh lỵ được xem. Đà Nẵng lại khác, nếu bắn pháo hoa thì 100% dân Đà Nẵng được xem, chưa kể các huyện thuộc Quảng Nam, Thừa Thiên Huế lân cận cũng kéo về xem ké. Mỗi người nhịn tiêu vài đồng đã đủ để chúng ta tưng bừng pháo hoa, chuẩn bị một tâm lý hào hứng chào đón năm mới, để rồi mọi chuyện làm ăn tích cực hơn, vui vẻ hơn, đồng thuận hơn thì đồng tiền ấy không phải là đốt theo mây khói như nhiều người nghĩ. Tiền xây nhà cho người nghèo có khoản khác, nguồn khác chứ mất đi đâu!

    Nhiều người coi đó là một cách nghĩ thoáng đạt của người làm lãnh đạo. Nhưng cũng khó mà bảo rằng số tiền tiết kiệm từ pháo hóa đủ để xây vài trăm căn hộ cho người nghèo là tủn mủn. Đơn giản vì không làm pháo hoa sẽ không huy động được tài lực ấy. Vấn đề là tùy ở mỗi góc nhìn.

    Và chuyện tổ chức thi pháo hoa quốc tế thì chuyện lại càng khác.

    Còn nhớ, cuộc thi năm ngoái đã ngốn xấp xỉ 1 triệu đô la Mỹ, chỉ riêng Vinacapital đã đóng góp 500.000 USD (8 tỉ đồng). Năm nay Vinacappital chỉ đóng góp 150 triệu đồng.

    Trước khó khăn này, Đà Nẵng đưa ra chương trình: "góp nhỏ thành to". Thành phố kêu gọi: “Mỗi doanh nghiệp 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng”, chủ trương hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động thêm nhiều nguồn lực.

    Ngay sau khi thông điệp được phát đi, có lẽ, chưa bao giờ các logo tài trợ lại nhiều đến vậy, pa-nô treo dọc đường mọi con đường.

    Nhiều doanh nghiệp hưởng ứng, nhưng mức đóng góp bình quân chỉ 10 triệu đồng. Thi thoảng cũng có đơn vị góp đến 100.000 USD (Công ty cổ phần địa ốc và ô tô Phương Trang).

    Và cũng có những doanh nghiệp hưởng ứng chỉ với mức 1-2 triệu đồng, nhưng tên và logo của họ cũng được trân trọng giới thiêu tại trang web chính thức difc.vn của UBND thành phố.

    "Góp tiểu thành đại". Tổng số tiền thu được đã gần đạt yêu cầu đặt ra, nhưng ai cũng cảm thấy lo lắng, với kiểu ăn đong này. Họ lo cho dự định tổ chức thi bắn pháo hoa thường niên của Đà Nẵng sẽ gặp nhiều khó khăn.

    Nhưng đã quyết tâm thì phải làm đến cùng. Cầu Thuận Phước với nguồn kinh phí địa phương và tuyến cáp treo một lèo lên tận đỉnh núi cao 1.500 mét Bà Nà là hai công trình (được khánh thành dịp 29/3). Bản thân các công trình này đã đủ để tạo nên một thương hiệu thu hút người đến tham quan.

    Giờ có thêm cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, du khách chắc chắn sẽ hào hứng đến với Đà Nẵng. Có lẽ, đây sẽ là một cú hích cần thiết, tạo ra một bản sắc riêng.

    Ấn tượng hoa đăng và tư duy đổi mới

    Từng xem hoa đăng trên sông Hương trong các dịp Festival, từng cầm đèn hoa thả xuống dòng sông Hoài của Hội An trong những dịp lễ hội, nhưng chưa bao giờ chúng tôi ấn tượng đến vậy trước hoa đăng trên sông Hàn hai đêm pháo hoa vừa qua.

    Sông Hàn rộng gần cây số giăng kín hoa đăng lung linh, bất tận bởi hàng nghìn chiếc đèn hoa đã được thả xuống.

    Hoa đăng chỉ là một chi tiết phụ, rất nhỏ trong đêm lễ hội nhưng lại thể hiện một chuyển biến rất cơ bản trong tư duy của người Đà Nẵng.

    Không còn là làm cho có, không còn là làm đơn giản tùng tiệm như lâu nay vẫn quan niệm. Giờ đã làm thì làm cho to, cho đàng hoàng. Dường như cuộc này phần nào đã phản ảnh có sự đổi mới tư duy của người Đà Nẵng.

    Đêm thi thứ hai đúng vào đêm diễn ra “Giờ trái đất”. Có một chút gì mâu thuẫn khi một bên thì cắt giảm hết sức để làm quen dần sự thanh bạch trong lối sống, không chỉ vì tiết kiệm mà còn vì môi trường sống cho các thế hệ mai sau. Còn một bên thì đèn điện, đèn màu giăng kín thành phố.

    Nhưng trong chuyện này không thể nói điều nào đúng điều nào sai và đâu là điều tuyệt đối nên làm.

    Việc dũng cảm đầu tư hơn 20 tỉ cho cuộc thi pháo hoa quốc tế trong thời buổi kinh tế khó khăn này liệu có thu hút du khách, thu hút đầu tư như kỳ vọng của Đà Nẵng hay không thì chưa thể biết. Nhưng có điều chắc chắn là người Đà Nẵng sẽ yêu mến thành phố của mình hơn.

    Đây có lẽ cũng là lý do giải thích vì sao Đà Nẵng đã vươn lên vị trí thứ nhất trong danh sách các thành phố hấp dẫn đầu tư nhất.

    (Theo Tuanvietnam.net)

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí