vi xử lí

Thảo luận trong 'Khoa Tin Học Ứng Dụng' bắt đầu bởi nobita_anbanhda2212, 6 Tháng sáu 2013.

  1. Offline

    nobita_anbanhda2212

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    21
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    CÂU HỎI ÔN TẬP VI XỬ LÝ
    Câu 1: nêu ý nghĩa của các cờ ZF, CF, OF, PF.
    a)CF(cờ nhớ)
    -có giá trị 1: khi có nhớ hoặc mượn từ bit MSB (bit cao nhất của dãy số nhị phân) tức bit 7, 15 hoặc 31 trong phép tính cộng và trừ (còn gọi là tràn không dấu), ngược lại là 0. Cờ này có thể thay đổi theo lệnh dịch và quay. Nói cách khác, cờ CF có 2 giá trị:
    + CF=1: khi thực hiện phép tính cộng hay trừ không dấu mà có tràn.
    + CF=0: ngược lại.
    b)PF (cờ chẵn lẻ).
    -PF=1 khi tổng số bit 1 trong kết quả là chẵn.
    -PF=0 khi tổng số bit 1 trong kết quả là lẻ.
    c)ZF(cờ không).
    -ZF=1 khi kết quả bằng 0.
    -ZF=0 khi kết quả khác 0.
    d)OF(cờ tràn).
    -OF=1 khi kết quả là 1 số vượt ra ngoài giới hạn biểu diễn của nó trong khi thực hiện phép toán cộng trừ số có dấu.
    Câu 2: xác định giá trị của các cờ nêu trên sau khi vi sử lý 8088 thực hiện hoàn thành đoạn lệnh sau:
    MOV AH, 4Dh
    ADD AH, OF5h
    MOV AH, 4Dh; AH = 01 00 11 01; ZF=0;CF=0; OF=1.
    ADD AH, OF5h; AH= 01 00 11 01 + 11 11 01 01.
    ZF=0; PF=1; OF=1.
    Câu 3: trong bộ xử lý 8088, số bit địa hỉ sẽ quyết định vấn đề gì của vi xử lý đó? Vì sao?
    ·Số bit địa chỉ sẽ quyết định dung lượng tối đa bộ nhớ tối đa mà vi xử lý đó có thể quản lý được.
    ·Vì bộ nhớ được cấu tạo bởi các phần tử nhớ 1 bit . 8 phần tử nhớ tạo thành 1 ô nhớ(byte). Bộ vi xử lý 8088 xử dụng 20 đường địa chỉ để liên lạc bộ nhớ hay địa chỉ các ô nhớ là 1 dãy dài 20 bit. Số lượng ô nhớ cực đại có thể đánh địa chỉ là 220 = 1MB.
    Câu 4: nêu vai trờ của mạch giải mã địa chỉ. Bằng cách nào CPU có thể trao đổi với cá thiết bị ngoại vi ?
    + Vai trò để phối CPU là đơn vị duy nhất để quản lý và gửi địa chỉ, do đó mạch giải mã giúp cho CPU truy cập vào bộ nhớ hoặc các thiết bị ngoại vi, tại 1 thời điểm chỉ có 1 đầu ra duy nhất có số thứ tự trùng với giá trị của tổ hợp địa chỉ đầu ra…….
    + Để CPU có thể trao đổi với các thiết bị ngoại vi cần sử dụng IC giải mã.
    ·Giao kiếp kiểu thăm dò, móc nối (handshacking)
    oCPU kiểm tra trạng thái của thiết bị ngoại vi.
    oNếu thiết bị ngoại vi sẵn sang tra đổi dữ liệu, việc trao đổi dữ liệu sẽ được thực hiện bởi tín hiệu móc nối.
    oNếu thiết bị ngoại vi chưa sẵn sàng , CPU sẽ thực hiện công việc khác và quay lại bước 1.
    ·Giao tiếp bằng ngắt(interrupt)
    oThiết bị ngoại vi muốn trao đổi dữ liệu với CPU, nó sẽ gửi tín hiệu yêu cầu ngắt tới chân INTR của CPU.
    oCPU chấp nhận yêu cầu ngắt bằng cách gửi tín hiệu INTA tới thiết bị ngoại vi .
    oCPU thực hiện chương trình con phục vụ ngắt.
    ·Giao tiếp bằng truy cập bộ nhớ trực tiếp(DMA).
    oThiết bị ngoại vi muốn truy cập trực tiếp bộ nhớ không thông qua CPU, nó đưa ra tín hiệu yêu cầu tới chân HOLD của CPU thông qua khối điều khiển DMA.
    oCPU chấp nhận và gửi tín hiệu HLDA tới điều khiển DMA và treo bus.
    oKhối điều khiển DMA sẽ điều khiển việc trao đổi dữ liệu giữa thiết bị ngoại vi và bộ nhớ.
    Câu 5: hãy nêu ý nghĩa và ứng dụng cụ thể của lệnh SHR, cho ví dụ minh họa.
    ·Dạng lệnh SHR: SHR, đích, CL.
    · SHR dich phải logic.
    ·Lệnh này có tác dụng dịch phải logic toán hạng. mỗi lần dịch LSB đưa vào CF còn 0 đưa vào MSB. CL phải chứa sãn số lần quay mong muốn. trong trường hợp quay một lần có thể viết SHR đích, 1.
    ·Sau lệnh SHR cờ CF mạng giá trị củ LSB, còn cờ OF<-1 nếu sau khi quay 1 lần mà bit MSB bị thay đổi so với trước khi quay. Cờ OF sẽ không xác định sau nhiều lần quay. Lệnh này thường được dùng để tạo cờ CF từ giá trị của LSB làm điều kiện cho lệnh nhảy có điều kiện. Các cờ bị thay đổi: SF, ZF, CF, OF, PF.
    ·ỨNG DỤNG: tương đương với phép chia toán hạng đích cho 2 hoặc 2N trong trường hợp không xảy ra hiện tượng tràn.
    ·Ví dụ 1:
    MOV CL, 4
    SHL DX, CL
    ·Ví dụ 2:
    SHR BX, 1
    MOV CL. 4
    SHR AL. CL
    Câu 6: vẽ sơ đồ cấu trúc phần cứng hệ vi xử lý. Nêu vai trò của mạch giải mã địa chỉ.
    Sơ đồ cấu trúc (slide 46 chương 1)
    Vai trò:
    ·Tạo ra tín hiệu select để chọn thiết bị ngoại vi giao tiếp với CPU.
    ·CPU là đơn vị duy nhất quản lý và gửi địa chỉ, do đó mạch giải mã giuwps cho CPU truy cập vào bộ nhớ hoặc các thiết bị ngoại vi, tại 1 thời điểm chỉ có 1 đầu ra duy nhất có số thứ tự trùng với giá trị tổ hợp địa chỉ đầu ra.
    ·Tạo ra tín hiệu kích hoạt RAM ROM hay các công giao tiếp cần thiết cho hoạt động.
    ·Đảm bảo tại 1 thời điểm chi 1 thiết bị cho phép trao đổi dữ liệu thông qua Bus dữ liệu.
    Câu 7: hoạt động của ngăn xếp khi sử dụng PUSH/POP.
    PUSH:
    Dạng lệnh: PUSH<nguồn>
    <nguồn>: 1 thanh ghi hay 1 biến có kích thước 16 bit (1 word)
    + dùng để đưa dữ liệu vào ngăn xếp.
    + thanh ghi con trỏ ngăn xếp SP(stack pointer) được sử dụng để truy cập ngăn xếp. SP luôn trỏ tới giá trị cuối cùng được cất vào ngăn xếp.
    + Lệnh PUSH thực hiện công việc sau đây: giảm SP đi 2 và 1 bản sao nội dung của toán hạng nguồn được chuyển vào địa chỉ xác định bởi SS:SP toán hoạng nguồn không bị thay đổi.
    POP:
    Dạng lệnh: POP<đích>
    <đích> 1 thanh ghi hay 1 biến có kích thước 16 bit( 1 word)
    + dùng để lấy ra các phần tử của đỉnh ngăn xếp.
    +lệnh POP thực hiện công việc sau đây: nội dung của ô nhớ SS:SP(đỉnh ngăn xếp) được chuyển đến đích và tăng SP lên 2.
    Câu 8: khái niệm ngăn xếp và nêu vai trò của ngăn xếp. hệ vi xử lý có thể hoạt động mà không cần ngăn xếp không? Vì sao?
    ·Khía niệm ngăn xếp(stack): ngăn xếp là một vùng nhớ đặc biệt, là 1 bộ phận của bộ nhớ được tổ chức 1 cách đặc biệt để lưu trữ. Ngăn xếp có cấu trúc 1 chiều, hoạt động theo cơ chế Fisrt in-last out(vào trước ra sau). Là 1 đoạn bộ nhớ(thường đặt trong RAM) dùng để chứa địa chỉ trở về trong các trường hợp chương trình phục vụ ngắt được gọi bởi phần cứng hoặc người lập trình.
    ·Vai trò: ngăn xếp có tác dụng lưu trữ trạng thái của PC khi chương trình xuất hiện ngắt, hoặc các câu lệnh gọi hàm. Ngăn xếp cũng có thể dùng để lưu trữ tạm thời dữ liệu, hay CALL/RET thao tác địa chỉ.
    ·ứng dụng: thực hiện 1 chương trình đọc 1 chuỗi ký tự và hiển thị thứ tự ngược lại ở dòng tiếp theo.
    ·Không thể thiếu ngăn xếp trong vi xử lý vì ngăn xếp là phần cứng vô cùng quan trọng trong vi xử lý. Ngăn xếp cũng dùng để cho CPU quản lý dữ liệu hoặc địa chỉ khi gọi chương trình con hoặc chương trình phục vụ ngắt.

    - AX (Accumulator): thanh ghi chứa, thường dùng để chứa kết quả của các thao tác chẳng
    hạn như lệnh nhân, chia và một số lệnh hiệu chỉnh dữ liệu.
    - BX (Base): thanh ghi cơ sở, thường chứa địa chỉ lệch của ô nhớ trong đoạn DS.
    - CX (Count): thanh ghi đếm, CX thường chứa số lần lặp trong các lệnh lặp, CL thường
    chứa số lần dịch hoặc quay trong lệnh dịch và quay thanh ghi.
    - DX (Data): thanh ghi dữ liệu, DX cùng với AX tham gia vào phép nhân hoặc chia các số
    16 bit. DX còn dùng để chứa địa chỉ của các cổng vào/ra trong các lệnh vào ra dữ liệu trực
    tiếp.
    c) Thanh ghi con trỏ và chỉ số
    Bộ vi xử lý 8088 có 3 thanh ghi con trỏ (IP, BP, SP) và 2 thanh ghi chỉ số (SI, DI). Các
    thanh ghi này ngầm định được sử dụng làm các thanh ghi lệch cho các đoạn tương ứng. Cụ
    thể:
    - IP (Instruction Pointer): thanh ghi con trỏ lệnh, IP luôn trỏ vào lệnh tiếp theo sẽ được
    thực hiện nằm trong đoạn mã CS. Địa chỉ của lệnh này là CS:IP
    - BP (Base Pointer): con trỏ cơ sở, BP luôn trỏ vào dữ liệu nằm trong đoạn ngăn xếp. Địa
    chỉ logic của ô nhớ ngăn xếp do BP trỏ tới là SS:BP
    - SP (Stack Ponter): con trỏ ngăn xếp, SP luôn trỏ vào đỉnh hiện thời của ngăn xếp. Địa chỉ
    logic của đỉnh ngăn xếp là SS:SP
    - SI (Source Index): chỉ số nguồn, SI trỏ vào dữ liệu trong đoạn dữ liệu DS. Địa chỉ logic
    của ô nhớ do SI trỏ tới là DS:SI
    - DI (Destinaton Index): chỉ số đích, DI trỏ vào dữ liệu trong đoạn dữ liệu DS. Địa chỉ
    logic của ô nhớ do DI trỏ tới là DS:DI
    Riêng trong các lệnh về chuỗi thì ES:DI luôn ứng với địa chỉ của một phn tử thuộc chuỗi
    đích, DS:SI luôn ứng với địa chỉ của một phần tử thuộc chuỗi nguồn.
    Bảng tóm tắt sự kết hợp ngầm định giữa thanh ghi đoạn và thanh ghi lệch:
    lehung2106 thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí