Có bạn nào đã phải làm điều này chưa? Giờ thì bạn sẽ tự mình nối được sợi dây tín hiệu âm thanh mà không lo giảm chất lượng! Bạn sẽ làm gì khi chiếc tai nghe đắt tiền của mình không may bị đứt vì một lý do nào đó, phần lớn những người có chút kiến thức về điện gia dụng vẫn thường làm là xoắn phần dây đồng của 2 sợi dây lại với nhau, nhưng có lẽ họ không hề biết, các thiết bị âm thanh không phải là dây điện thông thường nên nếu chỉ xoắn 2 sợi dây đồng đơn giản như vậy thì chất lượng của chiếc tai nghe đắt tiền đó sẽ không hơn gì hàng chợ. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể cách xử lý khi dây dẫn của các thiết bị âm thanh bị đứt mà không suy giảm chất lượng âm thanh. Hầy hết các loại dây dẫn tín hiệu âm thanh đều có thể được xử lý một cách đơn giản mà không làm giảm chất lượng âm thanh chỉ nhờ vào 1 mối hàn nhỏ. Các loại dây dẫn lớn có nhiều lõi đồng sẽ dễ dàng xử lý hơn so với các loại cáp nhỏ và dây dẫn ít lõi đồng (những loại cáp này thường khó xử lý hơn và tồn tại nhiều rủi ro hơn khi sửa chữa). Nhiều người phân vân rằng liệu việc hàn 2 sợi dây bằng thiếc có hơn gì so với việc xoắn 2 sợi dây với nhau ? Điều này có thể không quan trọng đối với các loại dây điện không yêu cầu vấn đề tín hiệu nhưng với các loại cáp dẫn âm thanh thì lại hoàn toàn khác. Đối với các loại cáp kĩ thuật số thì mối hàn này sẽ khiến chất lượng truyền dẫn của dây không bị giảm sút nhiều. Đối với các loại cáp âm thanh sử dụng tín hiệu analog thì hàn là thứ tối quan trọng, vì nó có thể gây suy giảm chất lượng âm thanh.Việc xử lý các vết dây đứt bằng hàn sẽ cho chất lượng âm thanh, độ bền mối nối và tuổi thọ cao hơn so với xoắn tay. Vấn đề này thực sự quan trọng khi các dây dẫn âm thanh của bạn nằm trên hệ thống loa của ô tô, nơi luôn có tác động rung lắc từ bên ngoài. Cắt và nối dân dẫn Đầu tiên các bạn cần xác định vị trí đứt dây (có thể là đứt ngầm) để cắt bỏ. Cắt bỏ phần dây xác định bị đứt lõi và cắt rời đoạn này. Tại 2 đầu dây vừa cắt, chúng ta dùng dao lột phần vỏ cao su của 2 đầu dây này (theo kinh nghiệm các bạn có thể sử dụng bật lửa thay cho dao hay kéo để tránh bị đứt phần lõi đồng nều lõi quá nhỏ). Với các loại cáp nhỏ bạn nên sử dụng băng dính điện để cách điện giữa các lõi, còn với dây lớn bạn có thể sử dụng các loại ống co nhiệt để lồng vào mối nối ( loại ống này sẽ co lại và thít chặt lấy mối hàn khi gặp nhiệt có thể là máy sấy chẳng hạn). Tùy thuộc vào loại dây mà bạn cần tuốt vỏ cao su ngắn hay dài, ví dụ như loại dây ở đây chúng ta chỉ cần tuốt từ 3 đến 4 cm vỏ là đủ, sau đó đặt 2 đầu dây kim loại này chéo nhau. Vặn xoắn đầu dây của dây này quấn vào dây kia để đảm bảo 2 dây siết chặt nhau và không gây hỏng dây. Tốt nhất không nên tạo ra chỗ thắt nút khi nối vì có thể nút thắt này sẽ làm dây bị gãy. Khi mọi thứ đã hoàn tất, chúng ta bắt đầu dùng mỏ hàn và đính thiếc hàn vào mối nối, chỉ nên đính 1 lượng thiếc vừa đủ để phủ kín phần xoắn. Làm tương tự với các dây còn lại, chú ý màu sắc các dây để tránh đấu sai dây. Sử dụng băng dính điện hay ống thắt nhiệt ? Bọc 1 lớp băng dính điện ở mỗi mối hàn có lẽ là đã ổn đối với các loại dây dẫn nhỏ và nhẹ, nhưng đối với những loại dây lớn và cần độ bền cao thì ống thắt nhiệt lại là giải pháp cần thiết bởi loại ống này sẽ giữ chặt 2 đầu dây ( độ bền có thể cao ngang với đoạn cáp khi chưa cắt). Tham khảo: How to Geek
Có vẻ hơi phức tạp 1 xí, mình không rành về mấy chuyện này cho lắm, khi nào gặp thì làm thử coi sao. Hồi trước cũng bị 1 lần mà không biết làm, nên đành đem đi bỏ thùng rác thôi