Mình đang cần tìm tài liệu để tự học đàn ghita. Các bạn ai có thì chia sẻ cho mình với nhé. Cám ơn các bạn nhiều ! :001:
tưởng gì chứ chú em cứ học hết tất cả các Gam :cutesmile: mà trong trường có nhiều cao thủ sao không tìm học cho mau lẹ ining:
mài đem đàn ra trước cửa phòng ngồi đập 1 hồi, thể nào củng bị ăn dép. ăn dép 1 hồi tự nhiên biết đàn _ _!
PHẦN MỘT :KỸ THUẬT TAY TRÁI 1 Cách tìm các hợp âm dùng trong một bài nhạc Việt Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords), hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm! Do đó trước khi cầm lấy cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài . Ba vấn đề chính thuộc bàn tay trái là: 1: Tìm chủ âm của bài nhạc 2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc 3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc. 1 : Tìm chủ âm của bài nhạc Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am) b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ Tại sao ta lại chưa biết rõ được chủ âm của bài nhạc thuộc cung trưởng hay thứ ngay như thế? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm của một bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ) Bài tập: a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm La trưởng (A) (vì Sol # cọng ½ cung là La ) . Nếu người cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) tên là gì? Từ La, đếm xuống Sol (G) rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# nghĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó tên của bà mẹ trong ngôi nhà này sẽ là Fa thăng (F#) và bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m ) b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (B), Mi (E). Dấu giảm trước cuối cùng là Si (B), nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm) Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. Ðiều này tương tự như biết được tên người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình này nhưng chưa biết ai là người ... “cầm quyền” trong nhà ? Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc. Nó là một trong 2 nốt này và đó là tên chủ âm của bài Thí dụ: a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (B) : Bài này thuộc cung Si thứ (B minor) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chồng (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La b) và tận cùng bằng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Mi giảm trưởng (Eb major) và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong “gia đình” này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ 2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con: 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau: Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C) - nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bằng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau: Ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G) Về phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E). Ghi chú: Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không là Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì cần biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) . Trong âm giai La thứ (Am) (thuộc dòng người mẹ) thì các nốt trong âm giai này là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re” ) Hợp âm Re có 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa không có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E ) Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc, ta chỉ cần ghi nhớ luật 1 – 4 – 5 . Ðại khái ( nên nhớ chỉ là “đại khái”) là: a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng (cha & 2 con trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng) b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & con 2 gái) : 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởng Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong bài nhạc có 1 dấu thăng ở bộ khóa: a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em) b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B Ðây là 6 hợp âm căn bản của một bài nhạc phổ thông mà người mới chơi đàn cần phải nắm vững. Từ 6 hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào để biến chúng thành vô số hợp âm mà các bạn thường thấy trong các tập sách nhạc Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là hợp âm này nay sẽ có 4 nốt ở bậc 1-3-5-7) . Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây về hợp âm 7 là : Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai (D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7. Như thế là tạm thời chúng ta đã hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm dùng trong bài nhạc này sẽ là: G – C – D7 – Em – Am –B7 3 : Ðặt các hợp âm vào bài nhạc: Tìm ra 6 hợp âm chính dùng trong một bài nhạc rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết được khi nào thì đổi hợp âm? Có 3 luật căn bản sau đây : 1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm, đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3. 2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm 3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay phe mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái (Dm và E7) sẽ theo sau mẹ mà ... lấn lướt trong ngôi nhà này! Sau khi bà mẹ và 2 cô con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai (C-F-G7) lúc ấy mới được ... lên tiếng ... chỉ để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên làm gì đi nữa thì cuối cùng, phe bà mẹ cũng dành lại chủ quyền. Do đó tất cả lại phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở chủ âm La thứ (Am) Thông thường nếu biết đọc tên các nốt trong mỗi ô nhịp và thấy chúng giống như tên các nốt của hợp âm nào thì đó chính là hợp âm dùng cho ô nhịp này. Trong trường hợp học đệm đàn theo lối “cấp tốc” này thì ta chỉ còn cách là phải dùng tai nghe mà chọn ...“mò" như sau : 1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar - chỉ cần một trang tóm lược ghi vài chục hợp âm là đủ 2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm căn bản cho thật nhuyễn và quen tai 3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất 4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở phần này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung. Bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản theo 3 bước trong bài này là có thể ... “trị được” khoảng 90% những bài nhạc Việt ! VÕ TÁ HÂN Phần 11 - Sử dụng TAB [JosObfuscator] lTAva[vRb>hl>Tantf[8yuLrce= 4m~-{ WXn+|TpAIFB[/FONT]9.7: Có rất nhiều cách sử dụng bản nhạc, trong đó 2 cách cơ bản là dùng bản nhạc quen thuộc như bạn thấy bao gồm 5 dòng kẻ, khoá nhạc, các nốt nhạc, và cách thứ 2 là sử dụng tab, nó được biểu diễn bằng 6 đường kẻ, có các con số ở trên. Chú thích: 6 dòng kẻ tượng trưng cho 6 dây đàn đánh số 1-6 hoặc e-B-G-D-A-E, các con số đại diện cho số vị trí ngăn trên cần đàn, ví dụ dòng kẻ số 1 từ trên xuống có số 5 ở trên nó thì ta sẽ đánh nod ở dây đàn số 1, ngăn 5.Số 0 là dây buông. Cách viết này khá đơn giản cho người sử dụng ngay cả với những người mới chập chững bước vào học nhạc. Sử dụng tab cần lưu ý tay trái ký hiệu như sau: 1: ngón trỏ 2: ngón giữa 3: ngón đeo nhẫn 4: ngón út Tay phải ký hiệu: p: ngón cái i: ngón trỏ m: ngón giữa a: ngón đeo nhẫn Đây là ví dụ một [JosObfuscator] D1vn@Gx[0-uj-Vi$/@pt={a]rL. XBNyTEhnaaK/lqb Hợp âm E, F, và G: e|---0---1---3--- B|---0---1---0--- G|---1---2---0--- D|---2---3---0--- A|---2---3---2--- E|---0---1---3--- E F G Như bạn thấy ví dụ bấm hợp âm F bạn sẽ làm như sau: Dây số 1(e) : bấm phím 1 Dây số 2(B): bấm phím 1 Dây số 3(G): bấm phím 2 Dây số 4(D): bấm phím 3 Dây số 5(A): bấm phím 3 Dây số 6(E): bấm phím 1 Đây là một ví dụ nữa, bạn sẽ thấy các nốt nhạc tương ứng với [JosObfuscator] wH_xTTjh;foa-%fqEb như thế nào Phần 12 - Một số bài luyện ngón cơ bản - Sử dụng Tab Bạn nên tập qua những bài tập này, mục đích là tăng khả năng sử dụng đàn, tăng tốc độ của tay. Bài tập viết dưới dạng tab. Ví dụ như bài 1: Bạn sẽ bắt đầu từ dây số 6, bấm phím thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Tiếp theo là dây số 5... Bài 1. -----------------------------------------------------------1-2-3-4----------- ------------------------------------------------1-2-3-4---------------------- -------------------------------------1-2-3-4--------------------------------- --------------------------1-2-3-4-------------------------------------------- ----------------1-2-3-4------------------------------------------------------ -----1-2-3-4----------------------------------------------------------------- Bài 2. ----------------------------------------------------------------1-2-4-3------ -----------------------------------------------------1-2-4-3----------------- -----------------------------------------1-2-4-3----------------------------- -----------------------------1-2-4-3----------------------------------------- -----------------1-2-4-3----------------------------------------------------- -----1-2-4-3----------------------------------------------------------------- Bài 3. ------------------------------------------------------------1-3-2-4---------- -------------------------------------------------1-3-2-4--------------------- --------------------------------------1-3-2-4-------------------------------- ---------------------------1-3-2-4------------------------------------------- ----------------1-3-2-4------------------------------------------------------ -----1-3-2-4----------------------------------------------------------------- Bài 4. ------------------------------------------------------------1-3-4-2---------- -------------------------------------------------1-3-4-2--------------------- --------------------------------------1-3-4-2-------------------------------- ---------------------------1-3-4-2------------------------------------------- ----------------1-3-4-2------------------------------------------------------ -----1-3-4-2----------------------------------------------------------------- Bài 5. ------------------------------------------------------------1-4-2-3---------- -------------------------------------------------1-4-2-3--------------------- --------------------------------------1-4-2-3-------------------------------- ---------------------------1-4-2-3------------------------------------------- ----------------1-4-2-3------------------------------------------------------ -----1-4-2-3----------------------------------------------------------------- Bài 6. -------------------------------------------------------------1-4-3-2--------- --------------------------------------------------1-4-3-2-------------------- ---------------------------------------1-4-3-2------------------------------- ----------------------------1-4-3-2------------------------------------------ -----------------1-4-3-2----------------------------------------------------- ------1-4-3-2---------------------------------------------------------------- Bài 7. ------------------------------------------------------------2-1-3-4---------- -------------------------------------------------2-1-3-4--------------------- ---------------------------------------2-1-3-4------------------------------- ----------------------------2-1-3-4------------------------------------------ -----------------2-1-3-4----------------------------------------------------- ------2-1-3-4---------------------------------------------------------------- Bài 8. -------------------------------------------------------------2-1-4-3--------- --------------------------------------------------2-1-4-3-------------------- ---------------------------------------2-1-4-3------------------------------- ----------------------------2-1-4-3------------------------------------------ -----------------2-1-4-3----------------------------------------------------- ------2-1-4-3---------------------------------------------------------------- Bài 9. -------------------------------------------------------------2-3-1-4--------- --------------------------------------------------2-3-1-4-------------------- ---------------------------------------2-3-1-4------------------------------- ----------------------------2-3-1-4------------------------------------------ -----------------2-3-1-4----------------------------------------------------- ------2-3-1-4---------------------------------------------------------------- Bài 10. -------------------------------------------------------------2-3-4-1--------- --------------------------------------------------2-3-4-1-------------------- ---------------------------------------2-3-4-1------------------------------- ----------------------------2-3-4-1------------------------------------------ -----------------2-3-4-1----------------------------------------------------- ------2-3-4-1---------------------------------------------------------------- Bài 11. --------------------------------------------------------------2-4-1-3-------- ---------------------------------------------------2-4-1-3------------------- ----------------------------------------2-4-1-3------------------------------ -----------------------------2-4-1-3----------------------------------------- -----------------2-4-1-3----------------------------------------------------- ------2-4-1-3---------------------------------------------------------------- Bài 12. -------------------------------------------------------------2-4-3-1--------- --------------------------------------------------2-4-3-1-------------------- ---------------------------------------2-4-3-1------------------------------- ----------------------------2-4-3-1------------------------------------------ -----------------2-4-3-1----------------------------------------------------- ------2-4-3-1---------------------------------------------------------------- Bài 13. -------------------------------------------------------------3-1-2-4--------- --------------------------------------------------3-1-2-4-------------------- ---------------------------------------3-1-2-4------------------------------- ----------------------------3-1-2-4------------------------------------------ -----------------3-1-2-4----------------------------------------------------- ------3-1-2-4---------------------------------------------------------------- Bài 14. ------------------------------------------------------------3-1-4-2---------- -------------------------------------------------3-1-4-2--------------------- ---------------------------------------3-1-4-2------------------------------- ----------------------------3-1-4-2------------------------------------------ -----------------3-1-4-2----------------------------------------------------- ------3-1-4-2---------------------------------------------------------------- Bài 15. -------------------------------------------------------------3-2-1-4--------- --------------------------------------------------3-2-1-4-------------------- ---------------------------------------3-2-1-4------------------------------- ----------------------------3-2-1-4------------------------------------------ -----------------3-2-1-4----------------------------------------------------- ------3-2-1-4---------------------------------------------------------------- Bài 16. -------------------------------------------------------------3-2-4-1--------- --------------------------------------------------3-2-4-1-------------------- ---------------------------------------3-2-4-1------------------------------- ----------------------------3-2-4-1------------------------------------------ -----------------3-2-4-1----------------------------------------------------- ------3-2-4-1---------------------------------------------------------------- Bài 17. -------------------------------------------------------------3-4-1-2--------- --------------------------------------------------3-4-1-2-------------------- ---------------------------------------3-4-1-2------------------------------- ----------------------------3-4-1-2------------------------------------------ -----------------3-4-1-2----------------------------------------------------- ------3-4-1-2---------------------------------------------------------------- Bài 18. -------------------------------------------------------------3-4-2-1--------- --------------------------------------------------3-4-2-1-------------------- ---------------------------------------3-4-2-1------------------------------- ----------------------------3-4-2-1------------------------------------------ -----------------3-4-2-1----------------------------------------------------- ------3-4-2-1---------------------------------------------------------------- Bài 19. -------------------------------------------------------------4-1-2-3--------- --------------------------------------------------4-1-2-3-------------------- ---------------------------------------4-1-2-3------------------------------- ----------------------------4-1-2-3------------------------------------------ -----------------4-1-2-3----------------------------------------------------- ------4-1-2-3---------------------------------------------------------------- Bài 20. -------------------------------------------------------------4-1-3-2--------- --------------------------------------------------4-1-3-2-------------------- ---------------------------------------4-1-3-2------------------------------- ----------------------------4-1-3-2------------------------------------------ -----------------4-1-3-2----------------------------------------------------- ------4-1-3-2---------------------------------------------------------------- Bài 21. -------------------------------------------------------------4-2-1-3--------- --------------------------------------------------4-2-1-3-------------------- ---------------------------------------4-2-1-3------------------------------- ----------------------------4-2-1-3------------------------------------------ -----------------4-2-1-3----------------------------------------------------- ------4-2-1-3---------------------------------------------------------------- Bài 22. -------------------------------------------------------------4-2-3-1--------- --------------------------------------------------4-2-3-1-------------------- ---------------------------------------4-2-3-1------------------------------- ----------------------------4-2-3-1------------------------------------------ -----------------4-2-3-1----------------------------------------------------- ------4-2-3-1---------------------------------------------------------------- Bài 23. -------------------------------------------------------------4-3-1-2--------- --------------------------------------------------4-3-1-2-------------------- ---------------------------------------4-3-1-2------------------------------- ----------------------------4-3-1-2------------------------------------------ -----------------4-3-1-2----------------------------------------------------- ------4-3-1-2---------------------------------------------------------------- Bài 24. -------------------------------------------------------------4-3-2-1--------- --------------------------------------------------4-3-2-1-------------------- ---------------------------------------4-3-2-1------------------------------- ----------------------------4-3-2-1------------------------------------------ -----------------4-3-2-1----------------------------------------------------- ------4-3-2-1---------------------------------------------------------------- Bạn tham khảo video hướng dẫn sau. Chúc bạn một ngày vui vẻ. Phần 13 - Một số bài luyện ngón trung bình ^ : đây là ký hiệu thể hiện động tác hất lên của tay phải, nếu bạn dùng pick. v : ------------------------------------------------ xuống ------------------------------ ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v ^ v E--------------------------------------------------------5--7--8--- B---------------------------------------------5--7--8-------------- G----------------------------------4--5--7------------------------- D-----------------------4--5--7------------------------------------ A------------3--5--7----------------------------------------------- E-3--5--7---------------------------------------------------------- E-8--7--5--------------------------------------------------------- B------------8--7--5---------------------------------------------- G-----------------------7--5--4----------------------------------- D----------------------------------7--5--4------------------------ A---------------------------------------------7--5--3------------- E--------------------------------------------------------7--5--3-- E-10--8--7--8--7--------7---------------------------------------------------------------- B----------------------10-----10--8--10--8--7--8--7------7--------------------------- G-------------------------------------------------------------9------9--7--9--7--6-------- D--------------------------------------------------------------------------------------------- A--------------------------------------------------------------------------------------------- E--------------------------------------------------------------------------------------------- E------------------------------------------------------------------------------------------------- B------------------------------------------------------------------------------------------------- G------------------------------------------------------------------------------------------------- D-----------------------------------------------------------------7-------7--8--7--8--9------- A------------------------7---------7--8--7--8--10--8--10------10-------------------------- E-7--8--10--8--10------10------------------------------------------------------------------- E--------------------------------------------------5-7-8-7-5-------------------------------- B-----------------------------------------5-6-7---------------7-6-5------------------------- G-------------------------2-4-5-4-5-7-------------------------------7-5-4----------------- D-----------------2-4-5--------------------------------------------------------5-4-2-------- A---------2-3-5------------------------------------------------------------------------5-3-2 E-2-3-5--------------------------------------------------------------------------------------- E-7-8-10-----------8-10-12------------10-12-13-------------12-13-15--------------------- B-----------7-8-10------------8-10-12-------------10-12-13--------------12-13-15-------- G------------------------------------------------------------------------------------------------------ D------------------------------------------------------------------------------------------------------ A------------------------------------------------------------------------------------------------------ E------------------------------------------------------------------------------------------------------ E--------------------------------------------------------------------------------------------20---------- B-------------------------------------------------------------------------------17-19-20-------------- G-----------------------------------------------------------------16-17-19---------------------------- D-14-16-17--------------16-17-19-------------16-17-19---------------------------------------- A--------------16-17-19--------------16-17-19---------------------------------------------------- E--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phần 14 - Một vài lưu ý Thông thường bước khởi đầu luôn là bước khó nhất. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài viết về nhạc lý, về quãng, về âm giai... Tuy nhiên sau đó, sau khi đã đọc rất cẩn thận tất cả những cái đó, bạn lại không biết phải tiếp tục thế nào. Rất có thể bạn còn chịu khó mày mò theo bản nhạc để gảy được một vài bài, nhưng vẫn mơ hồ về nhịp điệu, vẫn không hiểu làm sao có thể đệm hát một cách tưng bừng, cứ lang thang tập lan man rồi cuối cùng chẳng đi đến đâu. Nói chung tự học bước đầu rất khó, người tự học thường phải trải qua thời kì đầu có thầy dạy thì mới dễ dàng tự học được. Học thầy cái cốt yếu là để học phương pháp thôi, nếu có một chút kiên trì cộng với đi đúng hướng thì bạn sẽ dễ dàng đệm hát được. Thật ra có hai cái mà bạn cần nắm vững để đệm hát được là hợp âm và các điệu nhạc. Kết hợp hai cái đó nhuần nhuyễn thì bạn đã thành công 80% rồi. Trước khi nắm vững hai cái đó, tối thiểu nhất bạn phải nắm vững các nốt nhạc trên khuông nhạc và trên cần đàn. Khuông nhạc: Khuông nhạc dùng để biểu diễn các thông tin về bản nhạc. Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ song song dùng để thể hiện độ cao thấp của nốt nhạc. Giữa các dòng kẻ người ta gọi là khe nhạc. Ngoài 5 dòng kẻ chính còn có các dòng kẻ phụ và khe nhạc phụ dùng để ghi các nốt có âm thanh quá cao hoạc quá thấp.Đầu khuông nhạc có hình của khóa nhạc.Đầu khuông nhạc còn có hình các nốt thăng hoặc giáng gọi là dấu hóa.Dấu hóa cho ta biết tông của bài nhạc.Đầu khuông nhạc còn có ký hiệu của nhịp bài hát. Đây là hình các nốt nhạc trên khuông nhạc: Đây là các nốt nhạc trên cần đàn: Kết hợp với việc thuộc vị trí các nốt nhạc trên cần đàn, bạn có thể đàn được từng nốt nhạc, cần lưu ý đến trường độ của các nốt nhạc. Cũng cần chú ý và tập các nốt thăng và giáng. Không nên đốt cháy giai đoạn này. Theo chúng tôi thì bạn nên kết hợp hai việc: tập những bài luyện ngón và tìm tập những bản nhạc ngắn, đơn giản. Đừng nản, những tiếng tính tang đơn giản đó có thể không hay nhưng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc quen thuộc với các bản nhạc cũng như cây guitar. Hai hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên một lúc thì tạo thành một hợp âm. Tuy nhiên, hợp âm cũng có thể được chơi theo kiểu rải từng nốt gọi là [JosObfuscator] ;Xq:tAo=efrZ>HYp[HNaieTt;]sg#q;rdggOCi6o. Đây là một ví dụ: http://en.wikipedia.org/wiki/Arpeggio Với những người mới làm quen với cây đàn Guitar, rất cần lưu ý vấn đề này, đặc biệt trong lúc tìm hiểu hợp âm. Ví dụ với hợp âm Fa trưởng: Bạn có thể gảy cùng lúc 6 dây đàn để các nốt F-C-F-A-C-F vang lên một lúc, nhưng bạn cũng có thể chậm rãi gảy dây số 6-5-4-3-2-1...theo kiểu Slow. Cụ thể hơn, ví dụ bài hát chơi điệu valse, đến chỗ phải chơi hợp âm F chẳng hạn, bạn gảy cùng lúc 3 dây 3-2-1 hai lần, sau đó gảy dây số 6. Tiếp tục nếu đoạn nhạc vẫn chơi hợp âm F, bạn lại gảy cùng lúc 3 dây 3-2-1 hai lần, sau đó gảy dây số 5, theo kiểu chát-chát-bùm chát-chát-bum...Còn nếu bài hát chậm rãi theo điệu Slow chẳng hạn, bạn cứ tuần tự rải từng nốt F-C-F-A-C-F... Việc áp dụng hợp âm nào để đệm hát còn phụ thuộc vào giọng của người hát đó (người ta còn gọi là tông nhạc hay cung nhạc). - Người ta dùng Chữ cái để ký hiệu cho Hợp âm trưởng. C = Do trưởng, D= Re trưởng, E= Mi trưởng, F=Fa trưởng, G= Sol trưởng, A= La trưởng, B= Si trưởng. - Chữ cái thêm chữ "m" phía sau người ta gọi là hợp âm thứ. Cm= Do thứ, Dm= Re thứ, Em= Mi thứ,Fm= Fa thứ, Gm= Sol thứ, Am= La thứ, Bm= Si thứ. - Chữ cái thêm số "7" phía sau người ta gọi là hợp âm bảy . C7= Do bảy, D7= Re bảy, E7= Mi bảy,F7= Fa bảy, G7= Sol bảy, A7= La bảy, B7= Si bảy. Tóm lại trước khi chuyển sang phần khác, bạn cần thuộc: 1. Các nốt nhạc trên khuông nhạc. 2. Các nốt nhạc trên cần đàn. 3. Một vài hợp âm quen thuộc hay dùng như C,Am,F,G... 4. Cố gắng bỏ ra 10-15 phút mỗi ngày để luyện ngón. 5. Tập đánh một vài bài nhạc ngắn, dễ đánh. Khoan nghĩ tới những âm giai, quãng, cung... Một lần nữa xin bạn lưu ý là chúng ta tiếp cận âm nhạc cũng như học đệm hát theo một cách đơn giản nhất. Khi đã vững vàng, bạn có thể tìm đọc những tài liệu khác để nâng cao hiểu biết và tiếp thu vững vàng và nhanh chóng hơn. Chúc bạn một ngày vui vẻ. Phần 15 - Tìm hợp âm cho bài hát Muốn đệm hát được, dù là tự hát hay đệm cho người khác hát thì bạn cũng phải biết các hợp âm của bài hát đó. Nếu có sẵn thì coi như bạn chỉ cần theo đúng nhịp điệu, cứ chiếu theo hợp âm có sẵn mà chuyển thôi. Nhưng nếu không có sẵn, mà cái này mới là chính vì bạn khó có thể nhớ hết hợp âm cho mọi bản nhạc. Hơn nữa mỗi người lại có một giọng khác nhau, bạn không thể bắt người hát phải theo một giọng duy nhất. Nếu người hát biết và nói cho bạn biết giọng của họ thì như phần dưới sẽ bàn, bạn chỉ việc theo đúng giọng đó mà đệm thôi. Còn nếu nguời hát không biết giọng của họ là gì thì bạn một là dạo vài vòng những hợp âm quen thuộc và họ sẽ theo đó mà hát, hai là họ cứ thế mà hát, hát sai hát đúng gì cũng hát trước và bạn sẽ phải dò tìm giọng, tìm hợp âm để đệm. Nói nôm na là DÒ GAM. Một lần nữa xin nhắc lại là chúng ta cố gắng tiếp cận âm nhạc nói chung và Đệm hát Bằng Guitar một cách đơn giản và dễ hiểu.Gam tức là hợp âm, rõ hơn thì Gam là tập hợp của 7 nốt nhạc và chia ra thành trưởng và thứ. Khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau chẳng hạn, ta được một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La thứ. Như hình vẽ bên dưới. Tuy nhiên, bạn sẽ thắc mắc là tại sao trên hình vẽ thấy 6 nốt cho một hợp âm sao ở trên lại chỉ nói 3 nốt? Đó là hợp âm 3, ba nốt chính cần thiết cho một Gam mà bạn sẽ dùng để đệm hát. Thông thường bạn sẽ chơi như hình vẽ bên dưới. Hợp âm Đô trưởng (C) Hợp âm La thứ (Am) Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn. Nhắc lại một chút về nhạc lý: Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si.. Viết theo ký hiệu là C, D, E, F, G, A, H. Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ - đến nốt Đố tức là một quãng 8 ta có đến 12 nốt: C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H. Qui luật hoà âm 1-6-8: Để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 6 và thứ 8. Và theo qui luật là 1 thứ - 6 thứ - 8 trưởng.Ví dụ ta lấy gam A làm gam chủ đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ Am, ta có tổ hợp Am - Dm - E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta được Em - Am - H. Trong thời gian đầu, với những nhạc phẩm của Viẹt Nam, nắm vững qui luật này bạn đã có thể đệm hát được rất nhiều. Đương nhiên sẽ có thêm nhiều hợp âm phụ nữa, hơn nữa không phải mọi bản nhạc đều theo qui luật này. Ngoài ra còn có qui luật 1-4-5, sẽ bàn ở dưới, tuy vậy chúng tôi khuyên bạn dùng qui luật 1-6-8 trong thời gian đầu. Tóm lại bạn cần tìm hợp âm chủ đạo, từ đó theo qui luật 1-6-8 để tìm các hợp âm còn lại, và cuối cùng là đặt các hợp âm đó vào bản nhạc. 1. Tìm chủ âm 2. Tìm các hợp âm 3. Đặt các hợp âm vào bài nhạc. Đến đây sẽ nảy sinh ra mấy trường hợp: · Người hát biết chủ âm và nói cho bạn biết, ví dụ Am, khi đó nhiệm vụ của bạn là chơi đúng điệu và chuyển qua lại giữa Am-Dm-E · Theo bản nhạc có sẵn nhưng chưa có hợp âm mà chỉ có nốt nhạc. Nhiệm vụ của bạn là dựa vào bản nhạc, tìm ra chủ âm. · Không có bản nhạc, người hát cũng không biết chủ âm. Bạn phải dựa vào tai nghe, kinh nghiệm để tìm chủ âm. Trường hợp thứ nhất:Việc tìm Chủ âm với trường hợp đầu coi như xong, tạm thời không bàn nữa. Trường hợp thứ hai: Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra: · Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am) · Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ. · Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ Với bộ khoá có dấu thăng hay giảm, như trên ta sẽ xác định được hai chủ âm trưởng và thứ, nhưng chưa biết đích xác sẽ dùng cái nào. Muốn biết thì bạn phải coi nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc. Ví dụ bản nhạc có hai dấu thăng là F# và C#. Theo trên bạn sẽ xác định được hai chủ âm là D và Bm. Nhìn vào nốt cuối nếu là nốt Si (B) thì bạn sẽ biết bài này có chủ âm là Bm Trường hợp thứ ba:Chủ yếu là kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn tới ở phần sau. Trước khi bàn tới qui luật hoà âm 1-4-5, mời bạn coi lại về quãng. Qui luật hoà âm 1-4-5: Nhằm tìm ra 6 hợp âm dựa vào hai chủ âm như bàn ở trên (một trưởng, một thứ). Nói chung cũng tương tự như qui luật 1-6-8, để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 4 và thứ 5, không tính tới những nốt thăng. Ví dụ như bài nhạc thuộc cung Sol trưởng (G) nghĩa là âm giai tương ứng là Mi thứ (Em). Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D. Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B. Vậy 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B Lý do chúng tôi muốn bạn coi lại về quãng chính là ở hợp âm B trong nhánh Em. Tại sao lại là B mà không phải là Bm? Ví dụ trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, nên hợp âm thứ hai là D (theo qui luật 1-4-5). Hợp âm D co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa không có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên hợp âm thứ hai là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của hợp âm thứ ba bắt đầu ở bậc 5. Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên hợp âm thứ ba sẽ là Mi trưởng (E ) Sau khi giải quyết ba trường hợp trên, chúng ta đã biết các hợp âm trong một bản nhạc. Vấn đề tiếp theo là đặt các hợp âm đã tìm ra vào bản nhạc. Chúng ta sẽ xét trong phần sau. Chúc bạn một ngày vui vẻ. Phần 17 - Hợp âm 7 Bạn vào đây coi lại về hợp âm. Sở dĩ có thêm phần hợp âm 7 này vì trong rất nhiều bài nhạc mà chúng ta thường nghe đệm hát, ngoài các hợp âm trưởng, thứ ra còn có hợp âm 7. Thật ra thì từ những hợp âm trưởng và thứ, người ta biến đổi và tạo thành hàng ngàn hợp âm khác. Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm một nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Ví dụ: Hợp âm E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là hợp âm E7 Hợp âm Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là hợp âm Am7 Tạm thời bạn chỉ cần nhớ là nếu có thay đổi thì chuyển hợp âm cuối cùng (bậc 5 theo qui luật 1-4-5) trong từng nhánh(trưởng hay thứ, nếu quên bạn vào đây coi lại) từ trưởng hay thứ thành hợp âm 7, mục đích là để nghe êm tai hơn. Ví dụ: G – C – D7 – Em – Am –B7 Xin bạn lưu ý là để nghe êm tai, sau khi chơi hợp âm 7, bạn cần phải chuyển về chủ âm. Cuối cùng cũng xin bạn lưu ý luôn đổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp. Tóm lại, khoan bàn tới vấn đề nhịp điệu như slow, boston hay rumba...Để đàn đúng hợp âm bạn cần: · Tìm chủ âm bằng cách nghe người hát nói, phân tích từ bản nhạc, hay dựa vào tai nghe và kinh nghiệm. · Từ chủ âm, dùng một trong hai qui luật 1-6-8 hay 1-4-5 đê tìm ra những hợp âm còn lại. Thêm một vài hợp âm 7 nếu có thể. · Đặt chủ âm vào đầu bản nhạc. Mỗi ô nhịp thông thường là một hợp âm, luôn đổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp. Phần 5 - Hợp Âm Bạn cần làm quen với cây Guitar, quen với các nốt nhạc, quen nhìn các bản nhạc sau đó mới chuyển qua học Hợp âm và các điệu để đệm hát. Đừng nôn nóng, thời gian đầu 4 đầu ngón tay trái của bạn sẽ đau. Đừng nản nghe bạn, rồi sẽ quen thôi. Để có thể đệm hát bạn cần biết hợp âm và điệu nhạc. Bạn tham khảo thêm về hợp âm ở đây. Lưu ý về hợp âm 3. Hợp âm: - Hợp âm là tập hợp các âm thanh theo một trật tự nhất định. Hợp âm và điệu nhạc là những yếu tố chính trong vấn đề đệm hát. - Có rất nhìêu hợp âm , ở đây ta chỉ xét các loai cơ bản, thường sử dụng nhiều nhất trong đệm hát. - Việc áp dụng hợp âm nào để đệm hát còn phụ thuộc vào giọng của ngời hát đó (người ta còn gọi là tông nhạc hay cung nhạc). - Người ta dùng Chữ cái để ký hiệu cho Hợp âm trưởng. C = Do trưởng, D= Re trưởng, E= Mi trưởng, F=Fa trưởng, G= Sol trưởng, A= La trưởng, B= Si trưởng. - Chữ cái thêm chữ "m" phía sau người ta gọi là hợp âm thứ. Cm= Do thứ, Dm= Re thứ, Em= Mi thứ,Fm= Fa thứ, Gm= Sol thứ, Am= La thứ, Bm= Si thứ. - Chữ cái thêm số "7" phía sau người ta gọi là hợp âm bảy . C7= Do bảy, D7= Re bảy, E7= Mi bảy,F7= Fa bảy, G7= Sol bảy, A7= La bảy, B7= Si bảy. Bảng dưới đây là một số hợp âm chính, có lẽ thời gian đầu như vậy là đủ, chủ yếu bạn chỉ cần nhớ hợp âm trưởng, thứ và bảy, sau này bạn có thể tìm hiểu thêm. Bạn có thể tham khảo ở đây để thục hành. Phần sau các bạn sẽ tham khảo một vài điệu nhạc. Bạn lưu ý về dòng Bolero chẳng hạn : Chachacha cũng thuộc dòng Bolero nhưng tiết tấu nhanh hơn. Rumba cũng vậy, từ đó để đơn giản, bạn có thể tăng hoặc giảm tiết tấu để thay đổi điệu nhạc. Tóm tắt: 1. Dòng SLOW : Gồm những bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Tùy tốc độ nhanh chậm, người ta sẽ có các nhịp điệu sau đây: [JosObfuscator] |da}FS,PlXVodCdwc5,t?Wv 5SNqlLWoJwBd)o, FRDgFYLo6ALxuDa,f zBZl+%OugU;e5_DVHs1q#,3M *oW3VS/@_ew00icnyu*gMO,Au~RD Y4LihMuaOVrpcG`h>g2i8 F,zF) ;`FdJA]EtfxY~ }t$=H4r]oK5tnR,y lO=anxY`:e_ 2?SMeZtDpzejpVpkY_1s,rm LNT].mKw2kSof+yQx Dd,SstCfkf4eDopG],qv~ub kJ[SyU9>wB@i@ns,G(git 2SW$FWv/ocxdKQ,al $._BkSo4YloOT-#-gLiXjg0e3^g L;rWwWDLoVJQSoT*h~igWTTeideiW %JGz](H@LcJ}`MShiRRv+eU)+;4qo 2. Dòng VALSE : Gồm những bài nhịp lẻ (3/4 v…) . Tùy đàn nhanh chậm mà ta sẽ có Boston, Valse Lente, Valse Musette, Serenade.... 3. Dòng Rumba: Gồm có những điệu như : [JosObfuscator] tRHou292Pcm@aUj6b~fa#otV^,noo^p w:VnBl~wor93l%Fee-r%zKoYIH,; |SSkzCjsh^.~(0ak2cA5Lhk44Ma9fIc:yh6aj*.J.*O. 4. Các điệu khác Chúng tôi sẽ chỉ nhắc lại một số khái niệm cần thiết. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây. Các nốt nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : [JosObfuscator] /fD$sA>Oz7%x,zquXn gr81]R}S#D`E0a[O,EJ5GC CMK9I:9TT,j gW`XFyA3[,`Y>+l L{_GSL_O}4]LsFAT,vWZ8 71ImLR[0AW3|M),~(nm $09aSnI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau: Dấu tròn, dấu trắng, dấu đen, dấu móc đơn, dấu móc đôi, dấu móc ba, dấu móc tư. Dấu tròn lâu bằng 2 dấu trắng Dấu trắng lâu bằng 2 dấu đen Dấu đen lâu bằng 2 dấu móc đơn Dấu móc đơn lâu bằng 2 dấu móc đôi Dấu móc đôi lâu bằng 2 dấu móc ba Dấu móc ba lâu bằng 2 dấu móc tư Dấu lặng : là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gọi tương tự. Dấu chấm : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước nó. Ví dụ : Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. Có 3 loại chính là khoá Sol, khoá Fa và khoá Do, nhưng có lẽ bạn chỉ cần chú ý đến khoá Sol là đủ. Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung. Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung. Ở đây bạn chỉ cần lưu ý một điều là khi các dấu hoá này (thăng, giáng) thì các nốt nhạc trên dòng hoặc khe có dấu hoá đều biến đổi. Các nốt nhạc: Phần 2 - Cấu tạo cây đàn Guitar 1. Headstock (đầu đàn) 2. Nut (lược đàn) 3. Machine heads (bộ trục lên dây đàn hoặc những chốt chỉnh dây) 4. Frets (những phím đàn) 5. Truss rod 6. Inlays 7. Neck (cần đàn) 8. Heel (acoustic or Spanish), neckjoint (electric) 9. Body (thân đàn) 10. Pickups (bộ phận cảm ứng âm thanh) 11. Electronics (điện tử) 12. Bridge (ngựa đàn) 13. Pickguard 14. Back (mặt sau) 15. Soundboard (top) 16. Body sides (ribs) 17. Sound hole, with rosette inlay (lỗ thoát âm) 18. Strings (những dây đàn) 19. Saddle (lưng ngựa đàn) 20. Fretboard or fingerboard (bàn phím) Source: wikipedia Ký hiệu dây đàn và ngón tay phải: Phần 49 - Cây Đàn Guitar Một phần không kém quan trọng là lựa chọn cây đàn Guitar cho bạn. Để học chơi guitar, dù là đệm hát, classical hay hơn nữa theo con đường chuyên nghiệp thì việc đầu tiên cần làm là lựa chọn và sở hữu một cây guitar. Tất cả đều mới mẻ và lạ lẫm, nên mua một cây guitar hàng hiệu mới cứng hay mua đại một cây guitar có thùng đàn bằng ván ép rẻ tiền? Trước khi bàn về các loại guitar, thiết nghĩ có mấy điều bạn cần chú ý khi quyết định "tậu" một cây guitar cho riêng mình: · Cố gắng kéo một người am hiểu đi cùng. · Đừng bao giờ hấp tấp, không mua được ngày hôm nay thì ngày mai sẽ mua, không ai bắt buộc bạn phải mua ngay lập tức. · Tham khảo trước về giá cả, chủng loại, các cửa hàng... Trước hết nói về phân loại. Nếu bạn không để ý thì không có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng nếu bạn nghe hay đọc đâu đó về Acoustic Guitar, Classical Guitar...và tự hỏi đâu là sự khác nhau thì bạn sẽ cực kỳ bối rối giữa rất nhiều sự phân loại khác nhau. Bạn tham khảo xem: Cách 1 Cách 2 Theo đó thì trong cách phân loại đầu tiên, người ta chia ra 3 loại: Electric guitar, Acoustic guitar, và Classical guitar. Trong cách phân loại thứ hai, người ta chia ra 3 loại: Electric guitar, Acoustic guitar, và Bass guitar. Mấu chốt của vấn đề chính là khái niệm Acoustic guitar. Một bên thì đặt tất cả guitar thùng, không dùng kỹ thuật điện tử vào loại Acoustic, một bên thì phân Acoustic guitar là những cây guitar thùng dây kim loại, nói nôm na là guitar đệm hát. Cách 2 dường như có vẻ hợp lý hơn, tuy nhiên cách 1 lại dễ hiểu và chấp nhận theo lối thông thường hơn. Vậy chúng ta thống nhất tạm thời chia thành 3 loại: Acoustic Guitar: · Cần đàn (neck)nhỏ hơn cần đàn cổ điển · Thường có 14 phím(fret), hoặc 12 phím từ đầu cần đàn tới điểm giao với thùng đàn · Thường sử dụng dây sắt (Steel string) · Tiếng đàn thường đanh Classical Guitar : · Cần đàn (neck) khá to hơn loại Acoustic guitar · Có 12 phím (fret) từ đầu cần đàn đến điểm nối với thùng đàn · Thường sử dụng dây nylon · Tiếng đàn trầm ấm Electric Guitar: · Thân bằng gỗ đặc. Không có tính năng cộng hưởng âm thanh như guitar thùng. · Cần có hệ thống Amplifiers. Về kích thước cây đàn, hiện nay có 3 chuẩn chính dựa vào chiều dài của đàn là: 1. Loại cho trẻ em 2. Loại cần dài 630mm 3. Loại cần dài 650mm Có rất nhiều loại dây đàn trên thi trường. Về cơ bản, có 4 loại: 1. Flat wound (loại dây có vỏ bọc ngoài dẹt) 2. Round wound (loại dây có vỏ bọc ngoài tròn) 3. Half round (kết hợp hai loại trên) 4. Dây ni lon. Những loại này đều có các loại nặng, vừa và nhẹ. Sự lựa chọn cỡ dây hay sự dày mỏng là vấn đề sở thích cá nhân. Trong khi loại dây có kích cỡ lớn (heavy gauge strings) có tiếng vang rất tốt nhưng ở một số đàn khác chúng có thể gây cong cần, làm cho dây xa cần đàn hơn và không chuẩn về cao độ âm thanh. Những loại dây kích cỡ vừa và nhỏ (medium & light gauge strings) dùng tốt với hầu hết các loại đàn. Bạn tham khảo quá trình làm dây đàn guitar: Chất liệu gỗ làm thùng đàn rất quan trọng. Có lẽ chúng ta nên dành riêng một phần để bàn về vấn đề này. Tham khảo. Bạn sẽ thấy sự phong phú của loại đàn, kích cỡ. Còn đây là quá trình làm một cây Acoustic guitar: Chúc bạn một ngày vui vẻ. Phần 3 - Cách cầm đàn Vị trí đặt cây đàn khi ngồi: Vị trí tay phải: Vị trí tay trái: Video hướng dẫn: Phần 4 - Cách lên dây đàn Lên dây đàn dựa vào thính giác là chính. Dùng dụng cụ mẫu hoặc không, hay bạn cũng có thể dựa vào âm thanh mẫu như video bên dưới. Thông thường lên dây số 5 - La theo âm thanh mẫu trước, đó là lý thuyết, còn thực tế thì bạn cứ theo cảm tính thôi, dần dần sẽ quen. Sau đó theo hình vẽ bên dưới bạn lần lượt lên giây cho các dây còn lại. Ví dụ bấm vào phím 5 của dây số 5 ta có nốt [JosObfuscator] +FRFe, dùng nốt này để canh lại dây số 4... Âm thanh mẫu: