NỘI DUNG ÔN TẬP Nêu các khái niệm (VD: Phần mềm hệ thống là gì? Phần mềm ứng dụng là gì? Phần cứng là gì? Hệ điều hành là gì? Shell là gì? Mạng máy tính là gì? ….) Hiểu và vận dụng tất cả các lệnh trên Linux (đã học) (VD: ls, dir, cp, mv, rename, cd, ….) Sử dụng các thao tác trên giao diện đồ họa để giải quyết các lệnh trên (VD: tạo thư mục (mkdir), xóa thư mục (rmdir), di chuyển (mv), chọn thư mục (cd), ….) Hiểu và vận dụng các cú pháp lệnh trên shell (if … then, do … while, … ) Phân tích và so sánh sự giống và khác nhau giữa: OpenOffice và MS Office (VD: Định dạng trang, autocorrect, định dạng cột, định dạng Dropcap, định dạng Tab, chọn đơn vị đo (measurement Unit), ….) Tìm hiểu một số lỗi cơ bản trên OpenOffice Calc (VD: #NAME, #N/A, ###, ….) Tìm hiểu một số tổ hợp phím cơ bản trên Linux (VD: F2, Ctrl + S, Ctrl + Shift + S, Ctrl + F4, Alt + F4, ….) Tìm hiểu về địa chỉ IP (IP, Subnet mask, default gateway, DNS, directed broadcast, local broadcast, ….). Phân biệt: Directed broadcast và Local Broadcast. Vận dụng một số lệnh cơ bản về mạng: ifconfig, netstat, ping, route, arp, telnet, … Về cơ bản là ôn lý thuyết như vậy. Nếu ôn trắc nghiệm không nên đọc các đề quá rộng, chúc mọi người ôn tập tốt ! Tóm tắt lý thuyết chương 1 Hệ điều hành : chương trình chạy trên máy tính. điều hành, quản lý: phần cứng, tài nguyên phần mềm. Phần mềm hệ thống: quản lý hoạt động của máy tính. Phần mềm ứng dụng: giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dung, khai thác máy tính người dùng. kernel là môi trường thực thi lệnh. quản lý phần cứng và thực thi ứng dụng. xem dev như file Cấu trúc HDH linux: user --> Shell --> kernel --> hardware. mạng máy tính: mạng kết nối các máy tính với nhau. linux là hệ điều hành đa người dùng: nhiều người có thể đăng nhập & sử dụng cùng lúc. khoi động hdh: kernel gọi getty -> nhận username, pass word -.>login: check username, pass word -> gửi điều khiển đến chương trình trong file password. Shell là môi trường đọc --> thông dịch --> tạo tiến trình. chức năng: thông dịch ct, khởi tạo ct, định hướng vào ra, kết nối đường ống, thao tác trên tập tin, duy trì các biến, điều khiển môi trường, lập trình shell. một số phân phối chủ yếu: Denian, Ubuntu, fedora core, red hat. RAM tối thiểu: ko có X-window : 8MB. swap 16 MB. có x-window : 16MB. swap 32MB. nên khai báo swap gấp đôi RAM ký tự “<”: lấy làm đầu vào ký tự “|” : lấy làm đầu ra. vd: more < file.txt <=> cat file.txt | more các thư viện quan trọng đưa vào /sbin hoặc /usr/bin để phục hồi các thư viện này lại cho trương trình. các ổ đĩa IDE ký hiệu : hda, hdb... các ổ đĩa SA TA ký hiệu: sda, sdb... hệ thống tập tin cho các lệnh: /bin /etc: cấu hình hệ thống. /usr/bin : chứa các lệnh người dùng. /usr/local: chứa các thư mục cài đặt chương trình như: Program files /usr/lib : chứa các thư viện /usr/include : các tập include chuẩn của C /usr/man: chứa các tài liệu trực tuyến cho lênh man. /usr/src : chứa các vị trí mã nguồn, kể cả mã nguồn linux /usr/log: nhật ký người sử dụng /home: thư mục người sử dụng <=> My Document /boot: chứa các tập tin khởi động. /usr/sbin chứa các lệnh quản trị hệ thống người dùng. các loại tập tin đặc biệt: dữ liệu, liên kết, tuyến dẫn, thiết bị biến môi trường: biến tham số hệ thống, thay đổi theo người sử dụng hoặc phiên sử dụng. hệ thống cửa sổ X; giao diện trực quan. hệ thống NFS và NIS cho phép đăng nhập và làm việc từ bất kỳ máy nào trên mạng. Console ảo: cho phép nhiều người cùng truy nhập.. Tối đa 7 console. Chuyển console nhấn Ctrl + Alt + F 1..7. 6 console đầu là lệnh, console cuối giao diện. Linux khác DOS: có swap, không xếp chồng ứng dụng. gỡ bỏ chương trình đang chạy mà không ảnh hưởng đến chương trình khác.
đâu có đâu. bạn ơi post câu trắc nghiệm lên bạn ơi. bạn nói thế thì tốt nhất là học cả cuốn giáo trình cho xong..uhuhuh
nếu các bạn thi 2 ca thì lệnh history rất có lợi nhé :swimming: -- Nó show tất cả các lệnh vừa đánh xong -- -- Nêu ra nếu các bạn bí quá, không biết làm gì? đánh lênh đó...xem "người trước" cấu hình rồi mình cấu hình thôi ^^! -- Thi môn này chú ý mấy lệnh này: + ifcofig: ifconfig eth0 <ip> netmask <netmask> <trang thai> vd: ifconfig eth0 192.168.1.100 netmask 255.255.255.0 up + file cấu hình mạng /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eth0 --> vào trong này sửa là xong ^!^ Phần này luôn luôn có hình như 2 điểm + máy con lệnh nén và giải nén nữa
Mình thấy bạn haihung_9x có đưa bản 100 câu lên rùi mà, nếu các bạn không biết lấy ở đâu thì có thể lấy tại địa chỉ đây: http://www.mediafire.com/?67j663ia9gjabmj pass unlock: 2mit.org
hihi, không biết, nhưng mà mấy câu lệnh trên biết cũng đâu có sa) nó hỏi đấy @@ trắc nghiệm thì vào thuvien-it.net test thử: http://www.thuvien-it.net/home/tinhoc/view.asp?threadid=3059
Còn đây là hơn 120 câu nữa nhưng chưa có đáp án, các bạn có thể tham khảo để làm bài tốt hơn nhé! Chúc thành công! Link download có tại ĐÂY
Một số tổ hợp phím tắt cơ bản trên linux: 1. Trong terminal * <Ctrl> + L: xoá toàn bộ màn hình, giống lệnh clear * <Ctrl> + D: exit session, giống lệnh exit * <Ctrl> + R: tìm một lệnh đã chạy trước đây, nhấn <Ctrl> + R sau đó bắt đầu gõ một phần của câu lệnh, hệ thống sẽ tự hoàn tất phần còn lại dựa trên các câu lệnh đã được thực hiện trước đó * <Tab>: tự động hoàn tất câu lệnh * <Shift> + <Insert>: dán (paste) nội dung đã copy vào terminal * <Shift> + PageUp: cuộn màn hình lên trên một trang * <Ctrl> + <Alt> + F2 (<Alt> + F2> nếu đang ở chế độ console): chuyển sang virtual terminal thứ 2, tương tự với F3, F4 ... 2. Trong GNOME * <Ctrl> + <Alt> + D: hiển thị desktop, giống <Windows> + D trong Windows * <Ctrl> + <Alt> + <Left/Right>: chuyển sang workspace trước/kế tiếp * <Ctrl> + W: đóng cửa sổ hiện thời * <Ctrl> + Q: thoát khỏi chương trình hiện thời * <Alt> + F1: Hiển thị main menu * <Alt> + F2: Hiển thị hộp thoại chạy dòng lệnh, giống <Windows> + R trong Windows * <Alt> + F5: Bỏ phóng to cửa sổ hiện thời * <Alt> + F9: Thu nhỏ <minimize> cửa sổ hiện thời * <Alt> + F10: Phóng to <maximize> cửa sổ hiện thời 3. Trong OpenOffice: * <Ctrl> + <Shift> + B: chuyển font sang dạng subscript, giống <Ctrl> + '+' trong MS Word * <Ctrl> + <Shift> + P: chuyển font sang dạng supperscript, giống <Ctrl> + <Shift> + '+' trong MS Word * <Ctrl> + 1: Single line spacing * <Ctrl> + 2: Double line spacing * <Ctrl> + 5: 1.5 line spacing
- <windows > + D cũng được. bổ sung 1 số phím hay dùng trong Gnome: - Alt + F7 : di chuyển cửa sổ. - Ctrl + Alt + T : bật terminal - Ctrl + Alt + Del : bật hội thoại shutdown - Shift + Ctrl + Alt + Left (Right) : di chuyển cửa sổ qua workspace trái hoặc phải.