PR đang phát triển thành một lĩnh vực riêng biệt trong khi quảng cáo truyền thống - hay có thể gọi bằng bất kỳ tên gọi nào - đang trở nên ế ẩm. Dưới đây là hình ảnh bộ não PR, trong đó: 20% tư duy kỹ thuật số 20% tư duy chiến lược 15% tư duy truyền thông báo chí 10% tư duy nghệ thuật truyền miệng 10% khả năng nghiên cứu 7% tư duy liên kết, hợp tác 7% tư duy quản lý khủng hoảng 5% tư duy tổ chức sự kiện 5% tư duy thương hiệu 3% CSR Marketing & PR đang đi đến chỗ rất gần với nhau. PR đang phát triển thành một lĩnh vực riêng biệt trong khi quảng cáo truyền thống - hay có thể gọi bằng bất kỳ tên gọi nào - đang trở nên ế ẩm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa đưa ra được một thước đo chính xác nào hay mối liên hệ nào về tỷ lệ lợi nhuận trên đầu tư (ROI) ở lĩnh vực PR. Chuyện gì đã xảy ra với những khẳng định chắc chắn và lời kêu gọi hành động của AG Lafley? (Alan George Lafley - CEO, Tổng Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị của Procter & Gamble - ND). Khi tôi làm việc với các sinh viên thuộc chương trình Johns Hopkins Communications năm nay, tôi đã vẽ ra được tập hợp những kỹ năng cần thiết cho một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông trong tương lai. Trong những năm vừa qua tại Ogilvy (1 PR Firms được xếp thứ 25 trong top những công ty PR hàng đầu thế giới), chúng tôi đã đưa ra những chương trình đào tạo mà tôi cho là sâu sắc nhất dành cho nhân viên. Trong khi chúng tôi tập trung vào "kỹ thuật số" và "tác động kỹ thuật số", thì có rất nhiều kỹ năng khác thực sự cần thiết cho những chuyên gia truyền thông thế hệ tiếp theo (liệu chúng ta có nên cho thuật ngữ "public relations" nghỉ hưu đi không nhỉ?). Thế hệ tiếp theo cần phải có những kỹ năng mạnh mẽ hơn. Tôi bắt đầu quá trình tìm hiểu kỹ từng kỹ năng một để đưa ra những "how-to's" thực tế có từng kỹ năng. Hãy tìm kiếm thêm các kỹ năng trong tương lai, thậm chí bạn tự tạo ra cho mình kỹ năng mới và liên hệ lại với những kỹ năng dưới đây: 13 kỹ năng của PR chuyên nghiệp trong tương lai 1. Xây dựng chiến lược marketing và truyền thông tích hợp 2. Triển khai 'listening posts' trực tiếp online và offline 3. Thiết kế và triển khai một chương trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nâng cao 4. Lập kế hoạch và tiến hành một chương trình quan hệ báo chí mới bao gồm "head-of-the-tail" và long tail "media" 5. Phát hiện và liên kết những người có ảnh hưởng online và offline 6. Quản lý cộng đồng 7. Tích hợp các công nghệ mới vào thực tiễn cuộc sống 8. Xây dựng các công cụ đo lường bao gồm thước đo "khả năng cam kết" mới 9. Thực hiện các chương trình thí điểm nhanh chóng và thực hiện đánh giá luôn trong quá trình thực hiện. 10. Đào tạo nhân viên và khách hàng một cách liên tục 11. Tham gia vào "giao tiếp" 'conversations', chứ không phải chỉ là "nhắn tin" 'messaging' 12. Thiết kế và thực hiện chiến lược nội dung bao gồm cả thiết kế video (hifi và lowfi) 13. Sử dụng công cụ kỹ thuật số để quản lý khủng hoảng Cảm ơn Nate Pagel, Rohit Bhargava, Virginia Miracle, Kaitlyn Wilkins, Brian Giesen, Chris Brogan, Chi-chi Ekweozor, John D. , Phil M., Harro và Brendan Hodgson về những ý kiến và suy nghĩ về danh sách các kỹ năng này. Nếu bạn biết kỹ năng thứ 14 - hãy thêm nào bởi vì danh sách này sẽ luôn luôn thay đổi. John Bell - PR Expert - Ogilvy
Thanks bạn Br.Student nhiều nha. Mình bổ sung chút nhé. Trong xh hiện nay, không chỉ nói riêng những người PR mà chung cho tất cả mọi người, điều quan trọng nhất là kỹ năng mềm, đó là điều kiện cần để phát triển kỹ năng làm việc của mình trong tất cả mọi chuyên ngành không ngoại trừ PR. mình có tài giỏi, có chuyên nghiệp đến mấy, nhưng không biết đối nhân xử thế, không biết cách giao tiếp, không biết xây dựng hình ảnh...thì điều đó vô tình làm mất điểm của bạn trong mắt người khác và hiển nhiên sẽ ảnh hưởng không ít đến công việc của bạn. Năng lực thật sự của bạn có thể sẽ là không thực sự nữa đó. Vì vậy hãy cố gắng hội tụ đủ cả kỹ năng công việc và kỹ năng mềm nhé.
Để có thể trở thành một PR chuyên nghiệp, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, chuẩn bị thật tốt để có thể học hết các kỹ năng trên...