Cách biết mức luơng nhà tuyển dụng có thể trả

Thảo luận trong 'Liên thông & định hướng việc làm' bắt đầu bởi neyugn, 3 Tháng bảy 2011.

  1. Offline

    neyugn

    • Windows Me

    • Mục đích 0 0 thấy! mà đã thấy thì không biết, mà đã biết thì không hiểu, mà đã hiểu thì phải thực hiện, mà đã thực hiện thì THÀNH CÔNG!
    Số bài viết:
    688
    Đã được thích:
    233
    Điểm thành tích:
    220
    Chia sẻ với các bạn cách nhận biết được mức lương mà nhà tuyể dụng có thể trả...! Chúc khóa II ra trường có công việc ổn định và mức lương hợp lý...

    ;);););););););););)

    Cách biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả
    Bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi bạn, ứng viên đi dự phỏng vấn “Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?”
    Thật là khó phải không? “Hét” quá cao thì có thể không được nhận vào làm, còn nếu đưa ra mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng với “tầm vóc” của mình. Trên thực tế có rất nhiều người muốn biết mức lương mà NTD có thể trả cho họ, nhưng thật khó để khai thác thông tin đó. Làm thế nào đây?
    Thông thường, nhà tuyển dụng có thể sẽ không “đeo đuổi” bạn nếu bạn “lẩn tránh” mãi câu trả lời. Nhưng một số NTD sẽ kiên trì hơn. Họ có thể sẽ hỏi bạn: “Anh Hưng, tôi cho rằng trình độ và kinh nghiệm của anh phù hợp với yêu cầu của chúng tôi. Nhưng anh vẫn chưa cho tôi biết mức lương đề nghị của mình.”
    Giải pháp thứ nhất
    Tốt nhất đừng nên “vặn vẹo” lại NTD bằng câu hỏi “Ông/Bà định mức lương bao nhiêu cho vị trí này?” Câu hỏi này có 2 mặt và tùy vào NTD có thể đánh giá đó là một câu hỏi thẳng thắn, hoặc có thể khiến NTD bực mình vì bạn không trả lời thẳng vào câu hỏi mà họ đặt ra.
    Nguyên tắc đầu tiên là bạn không cần phải trả lời ngay câu hỏi trên. Hãy nhớ khi NTD hỏi mức lương bạn mong muốn, bạn có thể nghĩ rằng khả năng bạn được trúng tuyển là rất lớn.
    Để biết được điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi ”ướm thử”, chẳng hạn:
    “Với câu hỏi này, liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý công ty?”
    Câu trả lời trên thể hiện mức độ quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó có tác dụng tốt cho bạn mà thôi. Có hai khả năng xảy ra: nếu NTD thực sự muốn tuyển bạn, họ sẽ trả lời “Có”. Nếu không, họ cũng chẳng phiền, nhưng sẽ không cố “ép” bạn phải nói ra mức lương bạn mong muốn nữa.
    Tuy nhiên bạn nên khéo léo che giấu sự vui mừng quá sớm của mình. NTD rất có thể đang tìm hiểu xem mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với ngân sách tuyển dụng của họ hay không. Bạn hãy nhớ rằng NTD có một danh sách " những ứng viên phù hợp nhất”, vì vậy bạn vẫn chưa là người cuối cùng được chọn.
    Giải pháp thứ hai
    Bạn cũng có thể áp dụng thuật “đi vòng”, nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Câu trả lời của bạn có thể gồm 3 phần:
    Câu dạo đầu: “Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.”
    Vào vấn đề: “Qua buổi trò chuyện cùng Ông/Bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: công việc mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và sự đóng góp của tôi trong sự phát triển chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”
    Câu kết: “Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: cơ hội phát triển, thăng tiến và sự cam kết của cả hai bên. Tuy nhiên vì Ông/Bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?”
    Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí hòa nhã và thân thiện với NTD, và nhất là tránh được câu trả lời đối đầu trực tiếp.
    Giải pháp thứ ba
    Trong trường hợp NTD đưa ra câu trả lời “lơ lửng” cho câu hỏi trên, bạn cần đưa ra một khoản lương bổng phù hợp mà bạn muốn. Nhưng trước tiên, bạn hãy đánh giá xem công việc đang ứng tuyển có giá trị như thế nào trên thị trường. Chẳng hạn bạn muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên CNTT – phần mềm, bạn có thể tìm hiểu xem công ty sẽ dành những khoản phụ cấp nào cho vị trí của bạn, “giá trị” của vị trí này ở những công ty khác. Bạn cần nghiên cứu thông tin này thông qua bạn bè hay người quen.
    Sau khi cân nhắc các yếu tố cần thiết cho vị trí bạn dự tuyển, bạn có thể cho nhà tuyển dụng biết được sự chuẩn bị của bạn về việc tìm hiểu thị trường lao động và tiền lương của vị trí này. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing, và mong muốn mức lương 6,2 triệu đồng, bạn hãy cho NTD biết rằng theo những thông tin mà bạn góp nhặt được từ các kênh thông tin khác nhau: bạn bè, báo chí, các trang web tuyển dụng...; mức lương tương đối cho vị trí này khoảng từ 6 đến 6,5 triệu đồng, và bạn cảm thấy với những gì khả năng bạn có thể đáp ứng được vị trí này, bạn mong muốn mức lương là 6,2 triệu đồng. Nếu đó là mức NTD đã định ra ban đầu thì xin chúc mừng bạn, nếu không họ sẽ tìm cách thương lượng với bạn nếu mức chênh lệch giữa mức lương bạn mong muốn và mức lương họ có thể trả không quá cao. Đồng thời, để được chọn, bạn cần chứng minh cho NTD thấy rằng bạn là “xứng đáng nhất” trong số những người ứng tuyển trong buổi phỏng vấn.
    sunboy, Special one, KunMinzi2 người khác thích bài này.
  2. Offline

    Gachoai_it

    • Windows NT

    Số bài viết:
    177
    Đã được thích:
    55
    Điểm thành tích:
    60
    Mình không phải khóa 2 nhưng cũng thanks vì bạn đã chia sẽ những điều có ý nghĩa.hihi
    neyugn thích bài này.
  3. Offline

    neyugn

    • Windows Me

    • Mục đích 0 0 thấy! mà đã thấy thì không biết, mà đã biết thì không hiểu, mà đã hiểu thì phải thực hiện, mà đã thực hiện thì THÀNH CÔNG!
    Số bài viết:
    688
    Đã được thích:
    233
    Điểm thành tích:
    220
    Những câu hỏi hóc búa mà nhà tuyển dụng sẽ có thể hỏi bạn:

    Và mình cũng có những câu hỏi hóc búa mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn đó...!! Các bạn đọc tham khảo nhé..(Hay thì thanks)


    Câu hỏi 1: “Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn” Tưởng dễ mà hóa khó. Thường thì đây là câu mở đầu khi phỏng vấn và nó sẽ là thời điểm hoàn hảo cho bạn thổi phồng bản thân - không phải là kể về toàn bộ cuộc sống của bạn. Bạn nên trả lời tóm tắt về những năng lực và kinh nghiệm của mình. Hãy nói về trình độ học vấn, quá trình làm việc, kinh nghiệm nghề nghiệp gần đây và các mục tiêu trong tương lai.

    Gợi ý trả lời: “Tôi đã tốt nghiệp trường đại học X, sau đó tôi đã làm quan hệ công chúng với một chi nhánh và khá thành công. Tuy nhiên tôi chưa hài lòng với bản thân. Tôi muốn mở rộng phạm vi hoạt động, khám phá bản thân hơn và tôi nghĩ sao mình không bắt đầu với công ty này”.

    Câu hỏi 2: “Tại sao bạn lại bỏ công việc cũ” Đây là cơ hội để bạn kể về kinh nghiệm của mình và mục tiêu nghề nghiệp của bạn, đừng chê bai sếp cũ hay liệt ra một loạt các lí do xấu khiến bạn bỏ việc. Thay vì thế, hãy tập trung vào những cái bạn đã học được ở vị trí trước kia và cách bạn chuẩn bị những kĩ năng đó trong vị trí mới này.

    Gợi ý trả lời: “Công ty đó không chỉ rất phù hợp cho khả năng sáng tạo của tôi, mà tôi còn học được các cơ quan đều có những cá nhân riêng biệt giống như mọi người đang làm. Giờ thì tôi biết đâu là nơi tôi có được một vị trí thích hợp hơn”.

    Câu hỏi 3: “Bạn nhận thấy mình sẽ có được gì sau 5 năm nữa?” Hãy để cho người chủ biết rằng bạn rất vững vàng và bạn muốn được hợp tác với công ty này lâu dài. Nuôi những khát vọng để tiếp quản công ty bạn đang phỏng vấn, sở hữu công ty riêng, nghỉ hưu ở tuổi 40 hay kết hôn và có 5 đứa con.

    Gợi ý trả lời: “Theo lý tưởng, tôi muốn làm việc cho một công ty còn mới mẻ, như công ty này, vì vậy tôi có thể tham gia vào công ty từ ngày đầu thành lập và tận dụng hết cơ hội mà một công ty cần có.”

    Câu hỏi 4: “Những yếu điểm của bạn là gì?” Chìa khoá để tháo gỡ cho câu hỏi muôn thuở này không phải là đáp lại đúng theo câu hỏi. Người chủ tương lai của bạn không hề quan tâm đến những thứ bạn không biết nấu, họ cũng không muốn nghe những câu trả lời chung chung, như bạn “định hướng quá chi tiết” hay “làm việc quá chăm chỉ.” Đáp lại câu hỏi này bằng cách nhận biết những mảng trong công việc của bạn, những chỗ bạn có thể cải thiện và chỉ ra được chúng là tài sản quí giá thế vào với một người chủ tương lai. Nếu bạn không có cơ hội phát triển những kĩ năng nhất định ở công việc trước, hãy giải thích bạn tha thiết thế nào để có được kĩ năng đó trong vị trí mới.

    Gợi ý trả lời: “Trong vị trí cũ, tôi không thể mở rộng kĩ năng phát biểu trước đám đông. Tôi thực sự muốn có khả năng làm việc ở một nơi mà sẽ giúp tôi thuyết trình tốt hơn và thảo luận trước những người khác.”

    Câu hỏi 5: “Tại sao bạn bị cho thôi việc?” Câu hỏi này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nền kinh tế tiếp tục xuống dốc. Thế nhưng nó là một câu hỏi hóc búa, đặc biệt vì nhiều nhân công không được thông báo một cách chính xác rằng tại sao họ bị nghỉ việc. Cách tốt nhất để khắc phục câu hỏi này là phải trả lời một cách thành thực.

    Gợi ý trả lời: “Nền kinh tế hiện giờ rất khó khăn và công ty tôi đã nhận thấy những hậu quả của nó. Tôi có mặt trong số lượng lớn giảm bớt nhân viên và tất cả việc đó tôi đều biết. Tuy nhiên, tôi tự tin rằng không có gì phủ nhận thành tích công việc của mình, được minh chứng bằng những thành quả tôi đã đạt được. Ví dụ…”

    Câu hỏi 6: “Hãy kể cho tôi nghe về người chủ tồi tệ nhất mà bạn từng gặp.” Không bao giờ kể xấu về những người chủ trước kia của bạn. Một người chủ có năng lực sẽ đánh giá rằng bạn sẽ kể về ông ta hay bà ta cũng với thái độ này ở nơi nào đó khác.

    Gợi ý trả lời: “Không có ai trong số những người chủ cũ của tôi đáng sợ cả, còn có vài người đã dạy tôi hơn cả những gì người khác đã làm. Rõ ràng là tôi đã học được nhiều kiểu phong cách quản lý mà tôi có thể làm việc được hiệu quả nhất.”

    Câu hỏi 7: “Những người khác nhận xét bạn thế nào?” Bạn phải luôn hỏi những ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp và những người giám sát để đánh giá được năng suất của mình; từ cách này, bạn có thể trả lời thành thật câu hỏi dựa vào những lời nhận xét của họ. Giữ lại những thông tin phản hồi để có thể đưa cho người chủ, nếu cần thiết. Làm vậy cũng sẽ giúp bạn nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình.

    Gợi ý trả lời: “Những đồng nghiệp cũ của tôi đã nói rằng tôi dễ dàng cộng tác với công ty và rằng tôi hợp với vị trí quản lí các dự án mới”.

    Câu hỏi 8: “Bạn có thể đề xuất với tôi điều gì mà người khác không thể?” Đây là lúc bạn nói về quá trình đạt được những thứ bạn đã làm. Đi vào những cái đặc biệt trong bản sơ yếu lí lịch và bản khai của bạn; thể hiện cho người chủ biết giá trị của bạn và bạn là một tài sản quí như thế nào.

    Gợi ý trả lời: “Tôi là người hợp nhất trong công việc này. Tôi biết có những thí sinh khác có thể bổ nhiệm vào vị trí này, nhưng niềm đam mê vượt trội của tôi sẽ tách tôi ra khỏi các thí sinh đó. Tôi được giao công việc để luôn mang lại những thành quả tốt nhất. Ví dụ…?”

    Câu hỏi 9: “Nếu bạn được lựa chọn vào làm cho bất kì một công ty nào, bạn sẽ chọn làm ở đâu?” Đừng bao giờ nói rằng bạn sẽ chọn vào công ty nào khác hơn nơi bạn đang phỏng vấn. Kể về công việc và công ty bạn đang được phỏng vấn.

    Gợi ý trả lời: “Tôi sẽ không xin làm ở vị trí này nếu tôi không thực sự muốn làm cho công ty ông/bà.” Tiếp bằng các ví dụ đặc biệt lý giải vì sao bạn coi trọng công ty bạn đang tham gia phỏng vấn và vì sao bạn là người thích hợp.

    Câu hỏi 10: “Liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận bị giảm lương?” Lương bổng là một chủ đề nhạy cảm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, dù một công ty có khả năng trả cho bạn bao nhiêu đều có thể trở thành kẻ phá vỡ thoả thuận trong việc bạn có được bổ nhiệm vào vị trí hay không.

    Gợi ý trả lời: “Hiện nay tôi đang kiếm được …. Tôi hiểu rằng giới hạn lương trong vị trí này là khoảng … Như hầu hết mọi người, tôi muốn cải thiện mức lương của mình, nhưng tôi thấy yêu thích công việc này hơn là tiền bạc. Tôi có thể chịu thương lượng mức lương khởi điểm thấp hơn nhưng hi vọng rằng chúng ta có thể quay lại chủ đề này trong vài tháng sau khi tôi đã có cơ hội chứng tỏ bản thân”.
    VT-Theo dân trí
    sunboySpecial one thích bài này.
  4. Offline

    Special One

    • Friends

    Số bài viết:
    1.055
    Đã được thích:
    858
    Điểm thành tích:
    560
    Rất hay và bổ ích! Up lên cho mọi người đọc nào.
    Còn em được nghe thầy Tuấn nói 1 câu, hãy hết lương cao lên. Vì điều đó làm NTD phải suy nghĩ nhiều. :)
    neyugn thích bài này.
  5. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    Thanks bạn nhiều nhé... bổ ích.. bổ ích
  6. Offline

    Mr.H

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    191
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    0
    hoặc là NTD sẽ ko phải suy nghĩ j hết :))
  7. Offline

    Special One

    • Friends

    Số bài viết:
    1.055
    Đã được thích:
    858
    Điểm thành tích:
    560
    À quên mất, phải nhớ là có năng lực thực sự mới dám hét. Còn mà NTD ko phải suy nghĩ gì hết thì họ sẽ hành động ;))
  8. Offline

    boykiss

    • Windows 2.0

    Số bài viết:
    156
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    20
    chà chà,xem đã.năm tới là thực tập rùi pải lo mà ứng xử trước :D
  9. Offline

    neyugn

    • Windows Me

    • Mục đích 0 0 thấy! mà đã thấy thì không biết, mà đã biết thì không hiểu, mà đã hiểu thì phải thực hiện, mà đã thực hiện thì THÀNH CÔNG!
    Số bài viết:
    688
    Đã được thích:
    233
    Điểm thành tích:
    220
    Hét không thì họ có 2 xu hướng như các bạn nói. Và bạn hét quá lớn nhưng lại không dùng cách thuyết phục được họ thì cũng vậy thui - phải thuyết phục nhà tuyể dụng là mình phù hợp với công việc đó, có thể làm tăng doanh số cho cty...
  10. Offline

    hsnoval

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    12
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Mình không phải khóa hai nhưng thật là bổ ích với mình khi đọc được những thông tin giá trị ở trên. Thank!
    Gachoai_it thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí