10:17 AM | 28/02/2013 Mọi người hết sức lưu ý nhé ^^. 1. Giá đỗ không rễ Giá đỗ vốn là loại thức ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng hiện nay, một số cơ sở trong quá trình sản xuất giá đỗ có sử dụng thuốc diệt cỏ, khiến giá đỗ tăng trưởng nhanh mà không hề có rễ (hoặc rất ít rễ). Trong thuốc diệt cỏ có chứa chất gây ung thư, chất gây ung thư này được hấp thụ bởi giá đỗ không rễ. Vì vậy, khi đi chợ, nếu bạn nhìn thấy giá đỗ tươi ngon nhưng không có rễ hoặc rất ít rễ, tốt nhất không nên mua. 2. Bí đỏ để lâu Bí đỏ có hàm lượng đường cao. Khi tích trữ quá lâu, phần thịt bí đỏ sẽ sản sinh khí alcoholysis, khiến bí đỏ bị biến chất, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe. 3. Gừng thối, nhũn Gừng bị nhũn sẽ sản sinh ra một chất độc rất mạnh - Safrole, ăn vào có thể gây nhiễm độc tế bào gan, tổn thương chức năng gan. Vì vậy, khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn. 4. Mục nhĩ tươi Trong mục nhĩ tươi có chứa Porphyrin, một loại chất nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi sử dụng, da sẽ thông qua sự chiếu xạ của ánh sáng có thể dẫn đến viêm da, gây ngứa, sưng, đau. Thậm chí, một số người cá biệt, thanh quản sẽ bị phù nề gây khó khăn trong quá trình hô hấp. Vì vậy, bạn chỉ nên chọn mục nhĩ khô, sau khi ngâm nước sử dụng là an toàn nhất. 5. Cà chua ương Cà chua có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc. Nhưng với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh. Khi ăn vào thường xuất hiện các triệu chứng trúng độc tomatidine như váng đầu, lợm giọng nôn oẹ. Trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng. 6. Sắn Củ, thân, lá của sắn đều có chứa hợp chất cyanide, chỉ cần trước khi ăn ta bóc vỏ, xắt khúc ngâm nước lã thật kỹ và nấu thật chín có thể khử chất độc. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không được ăn sắn sống. 7. Khoai tây nẩy mầm Khoai tây là loại thực phẩm khá phổ biến nói chung không độc, nhưng với những củ khoai tây mọc trồi trên mặt đất hoặc dự trữ lâu trong nhà sẽ bị nảy mầm. Trong mầm non và trong phần vỏ củ khoai đã chuyển sang màu xanh có chứa một lượng kiềm black nightshade rất cao, ăn vào dễ bị nhiễm độc. Triệu chứng trúng độc thường thấy là lợm giọng nôn ói, trường hợp nặng sẽ phát sốt, hụt hơi, co giật, hôn mê. Bởi vậy, với loại khoai tây củ đã nảy mầm và da củ đã ngả sang màu xanh thì bạn tốt nhất không nên ăn. Nếu muốn tận dụng thì phải khoét bỏ phôi mầm và gọt bỏ phần vỏ xanh của củ khoai, rồi xắt miếng ngâm trong nước lã, khi xào nấu chín nhớ tra thêm chút dấm ăn, nấu thật chín mới ăn. ione.net