Tổng quan về Thương mại điện tử.

Thảo luận trong 'Khoa Thương Mại Điện Tử' bắt đầu bởi HoaKhanhIT, 22 Tháng chín 2010.

  1. Offline

    HoaKhanhIT

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    123
    Đã được thích:
    81
    Điểm thành tích:
    0
    Tuy đã có một bài viết về vấn đề này rồi nhưng mình thấy bài viết còn sơ sài quá nên mình xin gởi một bài chi tiết hơn về thương mại điện tử (dựa vào những gì mình đã được học ở trường và các tài liệu liên quan.)

    I. Khái niệm về thương mại điện tử(TMĐT):

    1. Giới thiệu chung:
    Như các bạn đã biết, ngày nay chúng ta đang sống trong kỹ nguyên công nghệ thông tin, trong đó, CNTT đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng phương thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Với sự xuất hiện của internet, sự thay đổi càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, làm thay đổi cơ bản chiến lược và tổ chức của các công ty.
    TMĐT ngày càng trở nên cần thiết, do nhu cầu kinh doanh, giao dịch thông qua mạng internet ngày càng tăng.
    Hiện nay thì có rất nhiều khái niệm TMĐT (E-Commerce), dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng và hẹp, để từ đó rút ra các đặc trưng chung nhất về nó:

    2. Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp
    Theo nghĩa hẹp, TMĐT được hiểu là việc tiến hành các hoạt động giao dịch kinh doanh dẫn đến việc chuyển giao các giá trị, thông qua mạng internet.

    3. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng
    Theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.

    Theo định nghĩa TMĐT của Liên Hiệp Quốc:
    * Phản ánh các bước TMĐT, theo chiêu ngang: "TMĐT là việc thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua phương tiện điện tử"
    * Phản ánh góc độ quản lý nhà nước, theo chiều dọc: TMĐT gồm
    - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT.
    - Thông điệp.
    - Các quy tắc cơ bản.
    - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực.
    - Các ứng dụng.
    Theo định nghĩa của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO): TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng, và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet, nhưng việc giao nhận có thể hữu hình hoặc qua internet dưới dạng số hóa.
    4. Bản chất của TMĐT:
    - TMĐT gồm toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh của các tổ chức và cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
    - TMĐT phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng ( bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh tế, công nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực).
    5. Các đặc trưng của TMĐT:
    - Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không được tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết mặt nhau từ trước.
    - TMĐT là một thị trường không có biên giới ( thị trường thống nhất toàn cầu ).
    - Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của 3 chủ thể, trong đó không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực.
    - Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu. Còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.

    II. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử

    1. Lợi ích:
    - Quảng bá thông tin và tiếp cần thị trường toàn cầu với chi phí thấp.
    - Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
    - Tăng doanh thu và giảm chi phí.
    - Tạo lợi thế cạnh tranh.
    2. Hạn chế:
    - Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: vì ngày nay, các công nghệ phần cứng & phần mềm thay đổi rất nhanh, nếu doanh nghiệp không năm bắt và ứng dụng kịp thời các công nghệ mới thì sẽ bị tụt hậu và từ đó đánh mất lợi thế cạnh tranh.
    - Vấn đề an ninh và bảo mật cơ sở dữ liệu: vì hoạt động trên mạng nên nguy cơ này cao hơn rất nhiều so với phương thực hoạt động truyền thống. Vi trong môi trường này doanh nghiệp phải đối mặt với sự tấn công của virut tin học, sâu internet ... và đặc biệt là hiện tượng Hack để tấn công cơ sở dữ liệu.
    - Rủi ro trong thanh toán qua mạng.
    - Thiếu cơ chế pháp lý hoàn thiện để giải quyết tranh chấp qua mạng.

    III. Các cấp độ ứng dụng thương mại điện tử
    Có nhiều cách để phân chia cấp độ ứng dụng thương mại điện tử, dưới đây là 2 cách phân chia phổ biến:
    1. Cách phân chia theo 6 cấp độ:
    - Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp bắt đầu có trên mạng, tuy nhiên trang web còn rất đơn giản, cung cấp một số thông tin ở mức tối thiểu về doanh nghiệp và sản phẩm dưới các dạng web tĩnh và không có các chức năng phức tạp khác.
    - Cấp độ 2 - có website chuyên nghiệp: doanh nghiệp có website với cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, có chức năng cập nhật nội dung, giúp người xem liên lạc trực tiếp với doanh nghiệp một cách thuận tiện.
    - Cấp độ 3 - chuẩn bị thương mại điện tử: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng, dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên các giao dịch trên mạng chưa được kết nối cơ sở dữ liệu nội bộ, vì việc việc xử lý giao dịch còn chậm và kém an toàn.
    - Cấp độ 4 - áp dụng thương mại điện tử: website của doanh nghiệp được kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu nội bộ, mọi giao dịch đều được tự động hóa với ít sự can thiệp của con người, vì thế giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả kinh doanh.
    - Cấp độ 5 - thương mại điện tử không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, Pocketpc.. sử dụng giao thức truyền vô tuyến Wap.
    - Câp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử kết nội internet, người ta có thể truy cập và tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mọi lúc mọi nơi.
    2. Cách phân chia theo 3 cấp độ
    - Cấp độ 1 - thương mại thông tin (i-commerce): doanh nghiệp có website trên mạng để cung cấp các thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Các hoạt động mua bán vẫn diễn ra như truyền thống.
    - Cấp độ 2 - thương mại giao dịch (t-commerce): doanh nghiệp cho phép người dùng đặt hàng trên mạng, tuy nhiên có thể chưa có thanh toán trực tuyến.
    - Cấp độ 3 - thương mại tích hợp (c-buiness): khách hàng có thể thực hiện mọi thứ trên trang website.

    Đó là những khái niệm cơ bản cho những bạn nào chưa biết về thương mại điện tử, lần sau mình sẽ post bài tiếp theo với những nội dung sau:
    - Lịch sử hình thành và phát triển thương mại điện tử.
    - Các hình thức kinh doanh thương mại điện tử.
    - Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử.
    - Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
    - Các công nghệ hổ trợ thương mại điện tử.
    diem le thích bài này.
  2. Offline

    diem le

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    bạn ơi ở mỗi cấp độ có thể cho mình một vi dụ được không, cho mình web ở các cấp độ cũng được, mình sắp có bài thuyết trình về phần này,
    --- Nhập chung bài viết, 11 Tháng bảy 2013 ---
    mình tìm được ví dụ ở cấp độ 1, 2, 3 rồi, nếu bạn biết thì giúp mình cho ví dụ cấp độ 4, 5 đc hok?

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí