Mục đích sử dung: Dù cài đặt hệ thống Linux để phục vụ cho mục đích nào đi nữa thì vẫn dùng chung một bộ đĩa cài đặt. Có một số tùy chọn khi cài đặt dó là: Dùng làm máy cá nhân( Pesonal Desktop), máy trạm trong hệ thống mạng (Workstation) hay máy chủ (Server) nếu: Dùng ở gia đình thì chọn Pesonal Desktop. - Dùng làm máy trạm trong các mạng cục bộ thì chọn Workstation - Dùng làm máy chủ cho các phòng máy hay các mạng thì chọn Server - Nếu dung lượng đĩa cho phép thì nên chọn mục Custom và cài tất cả các packages để phục vụ cho việc học tập và tìm hiểu thêm về hệ thống linux (Cí này mình khuyến khích các bạn làm đó nghen ) I. Quá trình cài đặt: Để cấu hình và tùy biến Linux thì khá phức tạp, vì có rất nhiều thứ mà bạn có thể thay đổi được trong Linux mà. Nhưng nếu cài đặt theo chế độ mặc định thì lại cực kì đơn giản. Quá trình cài đặt giống hệt như thèng ku Windows, chỉ khác một điều duy nhất là… bạn không phải nhập Serial number (Sướng hén J)) Nếu bạn là người mới bắt đàu thì cứ cài như vậy đã. Ngoài ra mốtố bản Linux cho phép bạn khởi động ngay trực tiếp từ đĩa CD luôn (thậm chí là đĩa mềm nữa nè) mà không cần phải cài đặt (nếu bạn là một chuyên gia thì thoai khỏi phải bàn nữa, việc tạo ra các đĩa như thế này quá bèo hén) Thông thường thì trên các đĩa của bản phân phối Linux và cả trên mạng Internet đều có hướng dẫn khá chi tiết về cách cài đặt Linux. Do đó ở đây tui sẽ không nói rõ về quá trình cài đặt như thế nào mà các bạn hãy tự tìm tài liệu và tham khảo đi nhé. Vấn đề ở chỗ, con người Việt Nam trước khi học Linux đã làm quen và có thể có kinh nghiệm sử dụng dòng HĐH Windows 98’SE, Windows 2000, Windows XP. Người dùng rrã làm việc với HDH windows thì họ không muốn mất đi môi trường làm việc quen thuộc của mình cũng như những gì đã tạo ra và cấu hình dưới thời Windows. Nhưng rất may là không nhất thiết phải đánh mất tất cả những điều đó. Bởi vì trên một máy tính có thể cùng chung sống hòa bình hai HĐH hoặc hơn thế nữa. Và ở trong pham jvi bài viết này, em sẽ sử dụng phiên bản RedHat Linux 9.0 RedHad là một hệ điều hành có tính linh hoạt rất cao. Tai sao vây? Đó chính là do RedHat 9.0 có thể ngốn tới 4.5 GB đĩa cứng của bạn tuy nhiên bạn cũng có thể cài Linux… trên một chiếc đĩa mềm (Giống như với MS-DOS ngày xưa ấy). tất cả phụ thuộc vào cách mà bạn cấu hình Linux (cài các tiện ích…) Nếu cài Linux như một HĐH mạng thì cấu hình yêu cầu là rất lớn, nhưng người ta cũng có thể cài nhân Linux vào các thiết bị cầm tay (với bộ nhớ rât nhỏ). Tuy nhiên đối với bản RedHad 9.0 để có thể chạy trơn tru thì cấu hình yêu cầu như sau: 1.CPU: Pentium - Chế độ Text: 200MH trở lên - Chế độ Graphic: 400MH trở lên 2. Dung lượng đĩa cứng: (Tùy theo ứng dụng cần cài đặt) - Tối thiểu: 475 MB - Server: 850 MB - Pesonal Desktop: 1,7 GB - Workstation: 2,1 GB - Tất cả: 5 GB 3. Bộ nhớ: - Chế độ Text: 64 MB trở lên - Chế độ Graphic: 128 Mb trở lên 4 Card mạng: - Đối với máy Redserv.com.vn: 01 Card mạng - Đối với máy Blueserv.com.vn: 01 Card mạng - Đới với máy Firewall.com.vn: 02 card mạng 5. Ổ CDROM Tóm lại nếu bạn đã từng cài đặt HĐH Windows thì việt cài đặt Linux RedHat cũng không có gì quá khó cả. Để làm được điều đó bạn cần tiến hành như sau: - Trước tiên bạn cần có một bộ cài Linux RedHat 9.0 - Tiến hành khởi động hệ thống từ bộ đĩa CDROM cài đặt (Disk 1) - Chọn chế độ cài đặt (Text hoặc Graphic) - Thông qua từng bước wizard để thiết lập các thông số về hệ thống như: Bàn phím, chuột, ngôn ngữ hiển thị trong quá trình cài đặt, giừo hệ thống… - Chọn kiểu cài đặt - Thiết lập phân vùng cài Linux RedHat - Cài đặt boot loader - Cấu hình Account - Các lưu ý lựa chọn gói phần mềm cài đặt - Cấu hình X-Windown. II. Một vài lừoi khuyên trước khi tiên hành cài đặt: Trước khi cài đặt Linux bạn nên thực hiện một vài thao tác phòng xa, vì rất có thể bạn phân vùng lại ổ đĩa, thay đổi bản ghi khởi động (Boot Record) và làm việc với các têph tin khởi dộng cũng như tập tin cấu hình. Các thao tác này không phải lúc nào xung đem lạukết quả theo ý muốn. trong trường hợp xấu. con PC của bạn có thể không khởi động lại được nữa. Biết chá thaót khởi tình huống này và phục hồi dữ liệu là một câu hỏi lứon. Nhưng rơi vào tình huống như vậy đối với người mới bắt đầu rất dễ xảy ra đóa. Chính vì vậy bước đầu tiên là bạntạo một đĩa mềm khởi động hay đĩa mềm giúp phục hồi hệ thống. Bước tiếp theo, bạn cần ghi lại những dữ liệu có giá trị (backup). Cuối cùng là phải chuẩn bị đầy đủ các tập tin cài đặt cảu hệ thống cũ (CD, Đĩa mềm). Một lời khuyên quan trọng khác là nếu xảy ra cái gì ngoài ý muốn thì đừng nên hoang mang, bạn hãy nên thử mọi cách để tìm ra nguyên nhân, kiểm tra lại nhiều lần thao tác của mình và hãy đọc kĩ tài liệu để xem mình có làm gì sai thao tác nào hay không. III. Chuẩn bị các phân vùng trên đĩa: Lời khuyên khi tạo phân vùng: Linux sử dụng cơ chế truy xuất ổ đĩa thông qua tập tin. Mỗi ổ đĩa được gắn với một tập tin trong thư mục /dev/. Ký hiệu ổ đĩa fd cho ổ mềm, hd cho ổ cứng, sd dành cho ổ SCSI. Ký tự a, b, c… gắn thêm vào để xác định các ổ đĩa khác nhau cùng loại. Ví dụ: Ổcứng thứ nhất là had, ổ cứng thứ 2 là hdb… xác định các Partition trong ổ đĩa người ta dùng các số đi kèm. Theo qui định partition chính và mở rộng được gán số từ 1-4. Các partition logic được gán các giá trị từ 5 trở đi. Ví dụ: Như hình vẽ trên là các Partition của ổ cứng thứ nhất had: Có 2 partition chính ký hiệu là hda1 và hda2, một partition mở rộng là hda3. Trong partition mở rộng hda3 có 2 partition logic có kí hiệu là hda6 và hda5. Trong Linux bắt buộc phảo có tối thiểu 2 partition sau: Partition chính (Linux native filesystem) chứa thư mục gốc (/) và hạt nhân. Độ lớn khỏang 6GB nếu muốn cài đặt tất cả các packages của RedHat Linux 9.0 và 50-100 MB dành cho phần /boot (phần này phải được đạt tại Primary Partition của HDD để khởi động HĐH) Partition swap (Linux swap space) được dùng làm không giảntao đổi dữ liệu khi vùng nhớ chính đầy. Không có công thứuc tinh chỉnh thức nào dành cho phần này, nhưng thuaờng là dung lượng cho phân này khỏang gấp 2 đến gấp 3 lần dung lượng bộ nhớ vật lý của hệ thống. Tuy nhiên chỉ nên dùng khoảng 256 MB trở lại, nhiều hơn nữa là không cân thiết với mộtmáy tính chíử dụng cho mục đích máy tính cá nhân. Nếu có ý địng cài đặt Linux chung với một hệ điều hành khác trên cùng hệ thống thì phải có kế haọch trước cho việc phân hoặc đĩa cứng, mỗi hệ điều hành phải đặt trên một Primảy Partition khác nhau. IV. Chương trình phân vùng ổ đĩa: Sau khi hoàn thành kế hoạch phân chia ổ bạn cần lựa chọn công cụ để đưa kế hoạch này thành hiện thực. Chương trình được biết đến nhiều nhất là Fdisk. Và không cần gì hơn nữa ngoài chương trình này nếu phân chia ổ trắng, không chừa bất cứ dữ liwuj nào . Nhưng ta đang xem xét trường hợp máy đang có HĐH nào đó mà cần phân chưa ổ mà không mất thông tin. Fdisk không phù hợp với điều đó. Có một chương trình hay và khá nổi tiếng trong việc phân vùng nhanh mà an toàn, đó là Partition Magic. Thư nhât chương trình này cho phép phân chia lại ổ đĩa mà không làm mất thông tin (tât cả những cài đặt và cấu hình trứoc đó sẽ được ghi lại). Thứ hai, chương trình nàycung cấp một giao diện đồ họa dễ sử dụng (ngay cả trong DOS), hỗ trợ dùng chuột, các thao tác thay đổi rất tõ ràng và đều được hiển thị trên màn hình
Hướng dẫn cài đặt Fedora Core 4 với giao diện đồ họa Yêu cầu về vi xử lý Fedora Core hoạt động tốt trên chip của Intel và một số hãng khác như AMD, Cyrix và VIA. Fedora Core yêu cầu một vi xử lý tương đương 400 MHz hoặc cao hơn. Yêu cầu về dung lượng ổ đĩa cứng Fedora Core có 3 lựa chọn trong bộ cài đặt • Bản Server yêu cầu 1,1 GB ổ cứng • Bản Personal Destop yêu cầu 2,3 GB ổ cứng • Bản WorkStation yêu cầu 3,0 GB ổ cứng. Nếu bạn cài tất cả các gói của Fedora Core thì nó yêu cầu dung lượng tối thiểu của ổ cứng là 7 GB. Yêu cầu về bộ nhớ - Với giao diện đồ họa Fedora Core yêu cầu 192 MB (nên dùng ở mức 256 MB) - Với giao diện dòng lệnh Fedora Core yêu cầu 64 MB. Chuẩn bị bộ đĩa cài đặt Bộ đĩa cài đặt Fedora Core đều gồm 4 đĩa được đánh số từ 1-4. Trên đĩa số 1 có một tiện ích nhằm kiểm tra chất lượng tập tin trên mỗi đĩa. Nên khi mua đĩa ta nên sử dụng tiện ích này để kiểm tra toàn bộ 4 đĩa nhằn loại bỏ các đĩa có các gói tin bị lỗi. Đến nay bản FC4 đã được ấn hành. FC3 có giao diện đồ họa trong quá trình cài đặt nên chỉ với một chút kiến thức về máy tính là bạn đã có thể cài đặt thành công HĐH này. Một vài điểm cần lưu ý trong quá trình cài đặt Fedora Core a, Nếu bạn chưa có chuyên môn sâu về HĐH thì nên cài Fedora Core trên một ổ cứng vật lý độc lập. b, Phải ghi nhớ password của root. Download tài liệu Bắt đầu với CD CentOS 4.4 Single Server Gần đây tôi phải cài đặt một máy chủ với tất cả các thành phần server thông thường (Web, mail, file sharing). Nó cần phải khá chắc chắn và đáng tin cậy. Không muốn download tới 4GB phần mềm từ Net xuống (không biết phải mất bao nhiêu giờ mới xong), tôi bắt đầu với một đĩa CD Single Server của CentOS. CentOS (tên viết tắt của Community ENTerprise Operating System) là một phân phối Linux tập trung vào lớp doanh nghiệp, xây dựng từ nhiều nguồn miễn phí (theo GPL và một số bản quyền tương tự) của Red Hat. CentOS 4 dựa trên nền tảng Red Hat Enterprise Linux 4, hỗ trợ dòng x86 (i586 và i686), dòng x86_64 (AMD64 và Intel EMT64), các cấu trúc IA64, Alpha, S390 và S390x. Đĩa Single Server CD có hầu hết tất cả các thành phần cần thiết cho quá trình cài đặt server cơ bản, ngoại trừ GUI (giao diện đồ hoạ người dùng). Nó phù hợp cho những ai muốn cài đặt chức năng một cách nhanh chóng. Do không có giao diện GUI, bạn có thể chạy một server cơ sở chỉ với RAM 128. Nhưng tất nhiên dung lượng RAM sẽ phải tăng lên nếu cần triển khai các cơ sở dữ liệu lớn. Cài đặt Quá trình cài đặt Single Server CD khá dễ dàng, nhất là khi bạn đã cài một phân phối Linux khác. Bạn cần download Single Server CD từ một bản ở máy cục bộ, ghi nó vào đĩa và khởi động (boot) server từ đĩa đó. Cho dù Single Server CD không chứa giao diện GUI, quá trình cài đặt vẫn sử dụng một giao diện đồ hoạ, giúp bạn dễ dàng thao tác với từng phần. Làm theo các hướng dẫn trên màn hình, công việc trở nên đơn giản. Mẹo nhỏ: Nếu server của bạn không chứa bất kỳ dữ liệu nào khác và không gặp phải vấn đề gì khi format lại toàn bộ ổ đĩa, nên sử dụng tuỳ chọn “automatically partition” (phân vùng tự động) khi quá trình cài đặt đến bước Disk Partitioning Setup. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Bạn nên tạm ngừng sử dụng SELinux và tắt chức năng tường lửa, nhất là khi server được đặt an toàn bên trong mạng cục bộ. Bạn có thể thay đổi các thiết lập tường lửa sau nếu muốn với lệnh system-config-securitylevel. Bạn có thể chọn cài đặt mặc định các gói phần mềm một cách an toàn. Phương thức cài đặt này sẽ cung cấp một hệ thống CentOS cơ bản với Web, mail và các server FTP, DNS, chức năng chia sẻ file qua Samba. Với máy có cấu hình hiện đại, quá trình cài đặt chỉ mất dưới 20 phút. Không phải tất cả các gói trên CD đều được cài. Chẳng hạn, nếu muốn dùng PostgreSQL, bạn sẽ phải cài đặt nó sau từ đĩa. Muốn cài đặt PostgreSQL, đưa đĩa vào ổ đọc (mount/media/cdrom), dùng lệnh yum để cài các thư viện client và server: yum localinstall /media/cdrom/CentOS/RPMS/postgresql-7* yum localinstall /media/cdrom/CentOS/RPMS/postgresql-server-7* PHP 5 và MySQL 5 Khả năng mạnh của CentOS nằm ở chỗ đáng tin cậy và ổn định. Nó được xây dựng dựa trên các gói đã qua thử nghiệm cho kết quả tốt chứ không dựa trên phần mềm bleeding-edge. Tuy nhiên cũng có một hạn chế là một số phần mềm mới nhất không thể cài đặt được trên phần phối này. Thiếu sót quan trọng nhất, theo ý kiến của tôi, là PHP 5 và MySQL 5. Nhưng các phần mềm này cũng đã được tích hợp vào trong CentOS Plus Repository. Mặc định, CentOS 4.4 sử dụng PHP 4.3.9. Muốn nâng cấp lên PHP 5, trước tiên phải đảm bảo máy bạn đã được kết nối với Internet, sau đó chạy lệnh: yum --enablerepo=centosplus upgrade php* Tương tự với MySQL. Phiên bản mặc định trong CentOS 4.4 là MySQL 4.1.20. Muốn nâng cấp lên MySQL 5, dùng các lệnh sau: yum --enablerepo=centosplus upgrade mysql* yum --enablerepo=centosplus install mysql-server-5* Quản trị đơn giản Do CentOS 4.4 Single Server CD không có giao diện GUI, bạn cần thực hiện tất cả cấu hình qua dòng lệnh. Dưới đây là một số lệnh quan trọng cơ bản và các file giúp bạn cấu hình server. Để khởi động và ngừng dịch vụ, dùng: service XYZ start service XYZ stop Trong đó, XYZ là tên server, ví dụ như postgresql. Để cấu hình mạng, chạy lệnh: netconfig Để cấu hình máy in, chạy lệnh: system-config-printer Mặc định có một số dịch vụ hệ thống không được khởi động trong thời gian boot hệ thống như Web server, MySQL server. Muốn đảm bảo cho các dịch vụ này được chạy ngay từ khi khởi động máy, thực hiện các lệnh sau: chkconfig --levels 235 httpd on chkconfig --levels 235 mysql on chkconfig --levels 235 smb on chkconfig --levels 235 vsftpd on Nếu cần dịch vụ POP3 và IMAP, bạn cần cấu hình dovecot daemon. Mặc định, dovecot daemon chỉ cung cấp các dịch vụ IMAP. Muốn có POP3, bạn phải chỉnh sửa /etc/dovecot.conf và đặt vào dòng: protocols = imap imaps pop3 pop3s Dovecot cũng không được khởi động mặc định (nhưng được cài đặt như một trong các gói tiêu chuẩn). Muốn dovecot được khởi động khi máy khởi động, gõ lệnh: chkconfig --levels 235 dovecot on Sau khi mọi thành phần đã được cấu hình chính xác, bạn nên khởi động lại hệ thống. Không phải bởi Linux cần khởi động lại mà đơn giản chỉ để chắc chắn rằng mọi thứ đã được cài đặt phù hợp và chạy như mong đợi. Kết luận CentOS là phân phối Linux mạnh và đáng tin cậy. Single Server CD là phiên bản gần đạt đến mức hoàn hảo cho những ai tìm kiếm phân phối đơn giản nhưng đủ chức năng cho một server mà không phải download 4 hoặc 6 CD từ Internet xuống.