Trong khi người ta muốn KHÔN còn không được thì lại có người... làm đơn khẩn thiết xin... NGU. Không biết người này KHÔN đến đâu nhỉ? Kính gửi: Thượng đế Kính gửi: Chúa trời Kính gửi: Ngọc Hoàng Và các chức sắc tương đương. Con tên là Trần Văn Tèo, hai mươi lăm tuổi, địa chỉ thành phố, xin gửi tới các ngài lời khẩn cầu tha thiết như sau: - Đầu tiên, con chân thành cám ơn ngài đã sinh ra con trên cõi đời này, để con được biết thế nào là đêm trăng, là vầng thái dương chói lọi. Con được nghe tiếng líu lo của chim hót, tắm mình trong vẻ xanh biếc của biển khơi, để con hiểu thế nào là nét dịu dàng của mùa thu, nét tươi tắn của mùa hè và nét lộng lẫy của mùa thi hoa hậu. Ngay từ nhỏ, con đã được ngài chỉ ra phải cố gắng học hành. Ngay từ buổi đầu học hành, con đã được giáo dục rằng trí khôn là điều quan trọng nhất của loài người. Nhờ trí khôn ta phân biệt được cái đẹp với cái gần như đẹp, cái vĩ đại với cái giả vĩ đại và ta cũng sẽ không nhầm lẫn giữa cái trong sáng và cái ngớ ngẩn. Tóm lại, có trí khôn sẽ có tất cả, ai khôn nhiều sẽ được nhiều, ai khôn ít sẽ được ít và không khôn tí gì thì cũng chả được tí gì. Chính do hiểu như thế, con ra sức học hành, rèn luyện đầu óc để có được một lượng trí khôn khá phong phú. Con đinh ninh mình sẽ đứng vững, và nếu gặp may, sẽ tiến lên. Ngài ơi, con nhầm. Khi tốt nghiệp ra trường, con mới phát hiện rằng, ở một số nơi, đặc biệt là những nơi "ngon", càng khôn, hay nói cách khác, càng tỏ ra biết nhiều càng chết! Vì sao thế? Vì người khôn là người phát hiện ra cái hay, cái đúng. Nhưng nếu sếp mình không phát hiện mà mình lại nhanh nhẩu tìm ra trước, vội vàng công bố nó lên thì nhiều khả năng mình sẽ suốt đời bị ghét bỏ, muôn kiếp không lên lương, lên chức gì được. Đấy là mới nói ở công ty. Khi đi ra đến ngoài đường, người khôn là người chấp hành răm rắp luật lệ giao thông, không bao giờ vượt đèn đỏ hoặc chạy ngược chiều. Hậu quả là sẽ luôn đến trễ, luôn bị chúng nó ép bẹp dí hoặc ngửi hít khói tơi bời. Trong lĩnh vực đơn từ, giấy phép, cũng tại khôn quá nên con hiểu là hãy làm đúng thủ tục, chấp hành nghiêm luật lệ, xếp hàng theo thứ tự. Thế nên toi! Thế nên mọi thứ đều chờ nửa thế kỷ mới được duyệt. Trong khi những đứa kém khôn nhưng biết nhờ tới "cò" tung tăng ra về, vừa đi vừa ca hát thì con ngồi mốc meo trong xó và thổn thức ngóng chờ ngày nọ tháng kia. Ở lĩnh vực ăn uống, trí khôn ngoan, hiểu biết còn gây ra nhiều sai lầm vô cùng tai hại. Do khôn nên tin tưởng vào những điều ghi trong giấy xác nhận an toàn thực phẩm, tin vào nhãn hiệu hoặc bằng khen vệ sinh. Hậu quả là bụng đầy hàn the, dạ dày đầy đường hóa học và phẩm màu quá đát, thân thể nhiễm độc, đi cấp cứu liên miên. Trong tình yêu, do quá khôn nên con ỷ nhiều vào tình cảm, coi thường quà bánh, quần áo, dây chuyền. Con thường tặng nàng sách vở thay vì tặng nước hoa, dẫn nàng vào thư viện, bảo tàng, nhà hát chứ không dẫn nàng vô siêu thị. Dẫn tới sở thú để nàng trau dồi kiến thức về hổ, báo hay đười ươi chứ không dẫn đi ăn. Cuối cùng con bị nàng cho leo cây liên tiếp, đến phút này vẫn lơ lửng trên cành. Về tâm linh, càng nhiều trí khôn con càng tin vào khoa học trong khi anh em nhanh nhẹn tin thầy bói, tin số má hoặc tin quỷ thần. Con cũng thú thực rằng đã nhiều lúc con chả tin ngài cho lắm, nên sao nhãng việc cúng tế, ít khi đốt vàng mã hoặc hiến heo quay. Rốt cục, con thấy mình đơn độc, chả có bạn, chả ai rủ đi chùa, đi lễ hội và cũng chả bao giờ trúng số hay trúng đề gì ráo. Tai hại nhất, trí khôn giúp con phát hiện ra người không khôn, và con cứ hồn nhiên phát biểu về điều này, trong khi kém khôn hơn thì im miệng. Thế là xong. Con trở nên một kẻ thiếu lòng thông cảm, thiếu cái nhìn toàn diện. Ngài ơi. Con sợ khôn lắm rồi. Con cảm thấy rõ ràng kém khôn nhiều lúc dễ sống hơn. Ngài hãy chỉ cho con phải đọc sách gì, phải theo học những chương trình nào mà nhờ đó trí khôn mai một. Nếu việc đấy là quá khó khăn, hoặc do con quá không xứng đáng thì ngài chỉ cho con cách uống thuốc hay luyện tập ra sao nhằm giảm bớt thông minh. Con biết ngài là đấng sáng suốt, nhân từ, che chở cho đứa có trí tuệ cũng như đứa chưa có với một lòng bao dung sâu sắc. Nếu ngài giúp được con ngu đi, con hứa sẽ biết ơn vô vàn và không bao giờ tái phạm. Con mong nhanh chóng nhận được sự chấp thuận của ngài. Con Tèo! Tái bút: Con chả biết đơn này có cần xác nhận không? Nếu có thì xác nhận thế nào? Con đã quá khôn hay đã quá không khôn? Theo http://24h.com.vn
Thằng này có lẽ nó bị té giếng rồi mà là giếng đóng chớ ko phải giếng bi mô à nghen. Nhưng mà nghĩ lại thì thâm thúy thật, bất cập, bất cập, bất cập:surrenders:
ặc ặc....tên này khỏi cần làm đơn xin NGU làm gì, vì nó vốn đã....:simper: Cái thằng Tèo này ngốc lắm, cuộc sống nó vốn luôn luôn chuyển động, luôn luôn thay đổi, phải biết linh hoạt mà áp dụng cái trí khôn đúng lúc đúng chỗ chứ. :010: . Người học sách vở nhiều chưa chắc đã bằng thằng khôn lỏi....:snicker: Vì thế đừng ai bắt chước theo mà làm cái đơn xin NGU này....đang thông minh, sáng dạ thế này bỗng dưng lại muốn mình....NGU hơn. :fierce: Chưa nghe câu" NGU như...bò" à ??? Muốn nghe thế gian chửi lằm à....:009: :fierce: gào lên đi.....:smells:
công nhận là rất thâm thúy và sâu săc,ý quên cả lời lẽ cũng rất sắc sảo và đặc biệt là rất tha thiết .cảm động quá.cầu mong cho tên nay ngu bớt đi không là đời hăn sẽ khổ đấy ak.hjhj
Bàn về vấn đề này em xin gửi đến cả nhà một câu chuyện, một bài học hay: Một hôm Trang Tử dẫn học trò đi ngao du, nhân lúc ghé vào nhà một người bạn để thăm. Chủ nhà tay bắt mặt mừng, nói: -Tiếng tăm tiên sinh vang dội như sấm bưng tay.Hôm nay tiên sinh ghé thăm bỉ phu thật là vạn hạnh. Nói rồi quay lại gọi một gia đinh, bảo: - Hôm nay ta gặp khách quý, để mở đầu câu chuyện ngươi hãy thịt một con chim cho ta đãi khách! Đứa ở hỏi: - Vâng ạ! Nhưng thưa chủ nhân, có hai con chim, một con hót hay, một con không biết hót, thịt con nào? Chủ nhân chép miệng: - Dĩ nhiên phải thịt con chim không biết hót, thứ vô dụng đó để làm gì? Trang Tử cùng chủ nhân ngồi nhâm nhi ly rượu với thịt chim, luận việc thế thái nhân tình, đoạn từ giã chủ nhà, dẫn học trò ra đi. Họ đến bìa rừng, thấy một tiều phu chống búa nhìn cảnh rừng núi bao la. Trước mắt lão là một cây cổ thụ. Trang Tử thấy vậy hỏi: - Trời chiều mà chưa thấy tiều ông đaÜn được cây nào. Gặp cây này cao thẳng sao ông không hạ đi? Lão tiều thở dài nói: - Tôi cũng muốn hạ nó, nhưng ngặt gỗ nó xốp lắm, thứ vô dụng đó đốn mà làm gì? ! Một học trò nghe vậy, hỏi thầy: - Cây vô dụng thì bỏ qua, con chim vô dụng thì giết. Con thật không hiểu nổi thói đời? Trang Tử mỉm cười nói: - Ta ở vào khoảng hữu dụng và vô dụng đó.Chỉ có bậc đạo đức mới tránh khỏi tai họa mà thôi. Lời Bàn: Đây là một bài học ngụ ngôn nhằm khuyên răn người đời. Câu kết luận của Trang Tử nói nghe như lạc đề. Vì chim và cây không phải là người. Hữu dụng và vô dụng là hai mặt đơn giản của cuộc đời ... Nhưng ta để ý, làm thế nào để ẩn mình vào giữa lằn mứt vô hình hữu dụng và vô dụng đó? Trang Tử nói: "Chỉ có bậc đạo đức!" Người vô dụng không phải không làm được việc gì? Ít ra họ cũng biết hô hoán (Nếu cho họ canh cửa), cũng biết dọn dẹp giặt giũ (nếu dùng họ trong việc sai vặt). Người vô dụng có thể bị người khôn khéo bóc lột công sức cho đến khi hơi thở can kiệt. Còn người hữu dụng thì sao? Người thấy việc gì cũng làm được, thành ra việc gì cũng ôm lấy, cáng đáng, vong động, vong tưởng, cuối cùng cũng làm con rối cho bọn quyền thế cường hào. Tựu trung, hữu dụng hoặc vô dụng cũng đều bị dùng. Người đạo đức, theo người xưa là người hiền trí. Trí để không ai lợi dụng mình. Hiền để không ai ghét mình. Chỉ có bậc hiền trí mới tránh được cạm bẫy của người khác. Có thể chứng minh một câu chuyện tương tự. Nước Tề có loạn lạc. Đôi bạn Bảo phúc Nha và Quản Di Ngô (tức Quản Trọng) phò hai vị công tử chạy ra nước ngoài. Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch sang nước Củ, và nói: "Chỉ có mấy nước nhỏ mới không thất tín". Quản Di Ngô đưa công tử Củ chạy sang nước Lỗâ, và nói: "Lỗ là cường quốc của thời này. Vả lại Lỗ là quê ngoại của công tử ". Vua Tề bị giết. Nhờ nước Củ ở gần Tề nên Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch về kịp đã lên ngôi. Công tử Củ ở nước Lỗ rất xa không về kịp. Bảo Thúc Nha nói với công tử Tiểu Bạch (bấy giờ đã lên ngôi lấy hiệu là Tề Hoàn Công): "Trước đây Quản Di Ngô muốn giết chúa công là bởi "ai vì chúa nấy". Lúc ấy Di Ngô đang phò công tử Củ. Xin chúa công đừng giận ông ta. Di Ngô là bậc đệ nhất kỳ tài. Chúa công muốn dựng nghiệp bá, không có ông đó, không xong. Nay tôi đem binh đóng biên giới làm áp lực, buộc vua Lỗ phải "xử trí" lấy Củ, và buộc vua Lỗ giao Di Ngô cho chúa công". Bên kia Di Ngô và vua Lỗ tranh không kịp với Tiểu Bạch, lòng còn đang tức. Bỗng nghe quân Tề kéo đến. Mưu sĩ nước Lỗ là Thi Bá, hiến kế: "Để tránh binh đao với Tề, chúa công nên giết Củ đi, vì Củ là tên vô dụng! Nhưng chúa công phải tìm mọi cách trọng dụng Quản Di Ngô, vì tài của ông ta "kinh thiên vĩ địa". Vua Lỗ nói: "Di Ngô một lòng với chủ. Nay ta giết Củ là chủ hắn, thì hắn không bao giờ chịu giúp ta đâu. Vả lại, Tiểu Bạch một mực đòi Di Ngô về Tề, để tự tay mình trả thù". Thi Bá nói: "Đó là mẹo của Thúc Nha đòi Di Ngô về Tề để dùng. Chúa công không dùng thì giết chứ đừng trả Di ngô". Vua Lỗ không nghe. Di Ngô về Tề giúp cho Tề Hoàn Công, đưa nước Tề lên địa vị bá chủ. Vua Lỗ ân hận mãi. Chuyện này có phần hơi khác chuyện Trang Tử trên đây. Ở đây kẻ vô dụng bị giết đã đành, nhưng người tài giỏi vẫn bị người ta đòi giết. Cũng may, Di Ngô và Thúc Nha là những người kỉ mưu tuyệt trí nên không bị những kẻ tầm thường hạ sát. Nhưng cái ý nghĩa của nó vẫn giống nhau, chỉ có bậc đạo đức, hiền trí mới giữ được mình.