(24h) - “Tôi cả đời chỉ biết đến cái cổng làng nào có biết đường đi lối lại ở đây đâu, đành nhờ cô chị họ là sinh viên ở đây dẫn nó đi chơi. Hết Bờ hồ, Lăng Bác rồi cả siêu thị Big C…tối về mệt nó lăn ra ngủ cũng chẳng thèm ngó qua bài vở. Con say giấc, lòng mẹ thì như lửa đốt” – một vị phụ huynh than thở. tin tuc su kien “Đại gia phố núi đi thi” V. T (THPT Mỏ Trạng, Bắc Giang) thật thà: “Với lực học của em chắc gì đã đỗ nhưng cha mẹ cứ thúc ép quá”. T. là cháu đích tôn, là niềm hi vọng của cả dòng họ. Nên khi kì thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc cả nhà T đã nháo nhào chuẩn bị cho cậu quý tử “xung trận” diem thi dh 2010. Bố T “khăn gói quả mướp” hộ tống cậu quý tử đi thi với lời dặn dò của cả họ: “Phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cháu nó thi cử không phải lo gì chuyện tiền nong cả”. Thương con, bố T. mạnh tay đặt phòng ở khách sạn “xịn” cho cậu con nghỉ ngơi trong khi không ít sĩ tử vật vã trong những nhà trọ như lò bát quái. Nắm được tâm lí của các đấng sinh thành, T. tranh thủ: “đi thi một lần cho biết đất Hà thành”. Kì thi chưa kết thúc cậu đã lên một danh sách các địa điểm cần tham quan, ăn chơi, thoi trang. Ngay khi vừa đặt chân xuống Hà Nội, T. đã liên lạc với hội bạn cùng cảnh ngộ và tha hồ tung hoành. T cho biết: “Sức em có ôn mười năm cũng chả đỗ, tranh thủ dịp này em đi chơi cho biết đây biết đó”. Không biết kết quả thế nào nhưng kì thi này của T cũng ngốn của bố mẹ một số tiền không nhỏ. tin tuc Đi thi để được gần người yêu Chiều 9/7, tại địa điểm thi ĐH Sư phạm, tôi gặp cô sinh viên Lê Huyền (Cao Bằng). Huyền đưa cô em họ đi thi mà lòng đầy lo lắng. Huyền kể cô em họ của Huyền từ quê xuống dự thi đại học. Lí do mà V, em họ Huyền đăng kí thi đại học là để được gần người yêu. V đã yêu một anh chàng trên khóa từ khi còn học THPT. Năm V học lớp 12 thì anh chàng này xuống Hà Nội học đại học. Huyền kể trước đó cũng đã nghe phụ huynh của V phàn nàn chuyện cô bé này không chịu lo học hành mà chỉ suốt ngày nhắn tin, chat chit với cậu người yêu. V đồng ý đi thi đại học cũng chỉ vì lí do nếu đỗ cô sẽ được gần người yêu. Khi cha mẹ có ý đưa V xuống Hà Nội thì cô bé này giãy nảy như đỉa phải vôi. Lấy lí do dưới Hà Nội đã có chị họ lo liệu, V đòi đi một mình. Khi xuống Hà Nội, V thuê xe ôm về thẳng địa chỉ phòng trọ cậu người yêu. Khi được điện thoại của gia đình thông báo là V đã xuống Hà Nội, Huyền mới tả hỏa đi tìm em. Thuyết phục mãi V mới chịu tạm biệt người yêu để về phòng trọ của chị họ. Những hôm trước ngày thi diem thi dai hoc 2010 , V và anh chàng người yêu suốt ngày quấn quýt lấy nhau cho “bõ những ngày bị cấm đoán”. Huyền kể: “Bực nhất là lúc sáng thi môn văn xong mình đứng chịu nắng ở cổng trường chờ nó. Lúc hết giờ, chị thì căng mắt tìm em ở đâu thì nhận được tin nhắn là cô nàng đã ra trước giờ và được cậu người yêu đón đi luôn rồi”. Đi thi hay đi du lịch? Ngồi ở quán trà đá các địa điểm thi mới thấu hết lòng những người làm cha làm mẹ. Cô Hà (Phú Thọ) ngồi thẫn thờ trước cổng trường Đại học Bách khoa than thở: “Đi thi, con lo một thì cha mẹ lo mười”. Cô Hà đưa cô con gái đầu lòng đi thi. Nhiều người đưa con đi với tâm lí cha mẹ đã cả đời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nên phải cho con theo cái sự học để thoát nghèo. Trước ngày thi hai mẹ con thuê trọ tại một phòng trọ giá khá hợp túi tiền thì cô tiểu thư này lại ca cẩm là nhà trọ nóng không học được bài. Thương con, bà mẹ lại phải chạy vạy nhờ người tìm một chỗ trọ đắt đỏ hơn. Những ngày trước khi thi, cô con gái liên tục đòi mẹ đưa đi chơi cho đỡ căng thẳng. Cô Hà lo lắng: “Tôi cả đời chỉ biến đến cái cổng làng nào có biết đường đi lối lại ở đây đâu, đành nhờ cô chị họ là sinh viên ở đây dẫn đi chơi. Hết Bờ hồ, Lăng Bác rồi cả siêu thị....tối về mệt nó lăn ra ngủ có thèm ngó qua bài vởi gì đâu. Con say giấc, lòng mẹ thì như lửa đốt”. Cô Hà cho biết dù có lo lắng, cáu giận đến mấy cũng không dám quát mắng vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí con trước ngày thi. Người mẹ này chỉ dám nhỏ nhẹ nhắc con nhưng chẳng khác gì “nước đổ đầu vịt”. Nhiều ông bố cũng than thở khi kì thi diem chuan dai hoc 2010 năm nay lại trùng với mùa world cup. Bác Hanh (Bắc Giang) cũng khổ sở: “Thằng con tôi mê bóng lắm. Cứ có trận nào là thức đêm thức hôm xem cho bằng được”. Khi nói đến vấn đề này nhiều phụ huynh tại địa điểm thi ĐH Sư phạm cũng như “bắt được sóng” ca cẩm: “Con tôi biết những ngày này bố mẹ phải “hạ mình” nín nhịn để chúng nó thỏai mái thi cử nên chúng nó cứ được đằng chân lên đằng đầu tha hồ nghỉ ngơi cứ như xả hơi sau thi đại học ấy”. Lê Huệ có cô em gái thi vào trường Đại học Công nghiệp thì cũng năm lần bảy lượt phải gọi điện về nhà than thở với bậc phụ huynh. Huệ đang là sinh viên tranh thủ dịp nghỉ hè đưa em gái đi thi. Cô bạn này lắc đầu: “Chẳng biết nó lo lắng hay không nữa mà cứ suốt ngày ôm lấy cái điện thoại nhắn tin. Khi mình quát thì nó cự lại: em nhắn tin chúc bạn bè thi tốt có gì ghê gớm đâu mà chị phải lo”. Giữa trưa hè nắng lến tới 40 C, nhiều ông bố bà mẹ la liệt ngồi trước cổng trường chờ con vượt vũ môn. Nhiều người đưa con đi với tâm lí cha mẹ đã cả đời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” phải cho con cái nhờ sự học để thoát nghèo. Nhưng không ít phụ huynh cũng đầy trầm tư bởi sau kì lên kinh này, họ lại phải đối mặt với khoản nợ “vay nóng” cho con đi thi. Liệu có phải sĩ tử nào cũng hiểu hết lòng cha, lòng mẹ?