Cái này sưu tầm. Thấy hay post lên. Lin MF Bài 1: Bước Ban Đầu Vào Cấu Hình Router Nội dung bài lab này như sau: 1. Thực hiện kết nối với Router trong thực tế qua cổng COM và thực hiện kết nối từ PC tới Router ảo để LAB CCNA nói riêng và Cisco nói chung. 2. Đặt lời chào khi có người truy cập vào Router. 3. Đặt các loại password: password, pass secret, pass vyt <pass dùng để yêu cầu xác nhận khi có người telnet vào router> , pass console 4. Gán IP trên các cổng của Router. 5. Đặt tên cho Router: hostname Down video bài này ở đây Bài 2: Hướng Dẫn Dellete File Configure <Xóa File Cấu Hình Router> Bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn xóa file cofigure của Router đã được cấu hình. Video Lab bài này các bạn có thể down về ở đây Bài 3: Định Tuyến Static Route Định tuyến static là định tuyến cấu hình tĩnh, do người quản trị mạng tự tay tạo chỉ tuyến đường đi cho Router. Chẳng hạn như 4 điểm A - B - C và D. Trong đó B nằm giữa A và C. D nằm giữa B và C. Để A đến C được thì người quản trị mạng phải chỉ rõ cho nó đến C bằng cách nào. Tương tự như thế, để đến được D thì người Quản trị Mạng cũng phải chỉ ra xem đến D như thế nào. Bài sau đây sẽ là ví dụ về điều này: Dowload Video Config Tại Đây Bài 4: Thực Hiện Định Tuyến RIP. Như ở bài trước, mình đã demo cách định tuyến Static Route, tại bài 4 này mình sẽ Demo với các bạn cách định tuyến RIP. Giao thức RIP được chia ra làm 3 loại trong đó RIP V1 và RIP V2 được dùng định tuyến trong các gói tin IPV4 còn RIP V3 thì được dùng trong cấu hình địa chỉ IPV6. Trong chương trình học CCNA chúng ta sẽ được học cách định tuyến RIP V1 và RIP V2 còn RIP V3 là ngoài chương trình. Việc định tuyến RIP V3 mình sẽ Demo tại bài IPV6. RIP viết tắt của Routing Information Protocol , với phiên bản đầu tiên là RIP V1, việc cấu hình RIPV1 gây nhiều khó khăn cho người dùng là nó tự động summary các địa chỉ có cùng dải mạng lại, chăng hạn như: 10.0.2.0 và 10.4.0.0 thì khi định tuyến RIP V1 thì nó sẽ gộp 2 thằng này vào 1 thành địa chỉ: 10.0.0.0 do đó trong rất nhiều trường hợp nó sẽ chuyển gói tin đi không đúng đích. Để khắc phục lỗi này, RIP V2 đã được ra đời. Việc sử dụng RIP V2 cũng có đã khắc phục được tình trạng tự động summary các địa chỉ mạng về cùng 1 lớp, nhưng nó vẫn chưa giải quyết được nhược điểm của RIP là maximum hopcount của nó chỉ có thể là 15, đến thiết bị thứ 16 thì nó sẽ coi như thằng 16 đó không tồn tại. Và nó là 1 nhược điểm đối với những công ty có 1 hệ thống lớn. Tại bài này mình sẽ demo cách configure RIP V1 và RIP V2. Thực hiện thay đổi timer trong RIP, và demo việc nếu thời gian timer giữa các Router chênh lệch nhau quá nhiều thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra. Các Bạn Có Thể Down Video về ở đây http://www.mediafire.com/?wdmytummaz0 Bài 5: Thực Hiện Định Tuyến EIGRP. Như ở bài trước, mình đã demo cách định tuyến Static Route,và RIP tại bài 5 này mình sẽ Demo với các bạn cách định tuyến EIGRP. EIGRP là 1 giao thức của Cisco và chỉ có thiết bị của Cisco mới có thể thực hiện định tuyến bằng giao thức này được. Tiền thân của EIGRP là IGRP. EIGRP nằm cùng nhóm Distance Vector với giao thức RIP, nhưng giao thức EIGRP cũng có 1 số đặc điểm của các giao thức trong nhóm Link State như khả năng tự động thông báo cho các thiết bị khác trong mạng biết khi trong mạng có 1 sự thay đổi nào đó, chứ nó không phải đợi sau 1 khoảng thời gian là bao nhiêu giây mới gửi bảng định tuyến đi khi trong mạng có 1 sự thay đổi bất kỳ. Do trong nhóm Distance Vector lên giao thức EIGRP khi config ta có thể add các dải mạng theo 2 cách sau: Cách 1: Sử dụng khải báo dải mạng theo lớp, chẳng hạn như trong mạng của bạn có các địa chỉ sau: 172.16.23.0/24 , 172.16.33.0/24, 192.168.1.4/30 thì khi add các dải mạng vào Router ta có thể thực hiện add theo các lớp như sau: Trích: Router<config>#Router EIGRP 2501 Router<config>#no auto-summary Router<config>#network 172.16.0.0 Router<config>#network 192.168.1.0 khi thực hiện config theo các này thì Router sẽ gửi cho các Router khác trong mạng các dải mạng với các subnet mask theo dải mạng mà nó có trên các interface của nó. Tuy nhiên mình cũng khuyến cáo là không lên config bằng cách này, vì trong 1 số trường hợp nó sẽ làm cho gói tin đi sai hướng. Cách 2: Thực hiện config khai báo đầy đủ dải mạng thuộc EIGRP ID này: Trích: Router<config>#Router EIGRP 2501 Router<config>#no auto-summary Router<config>#network 172.16.23.0 0.0.0.255 Router<config>#network 172.16.33.0 0.0.0.255 Router<config>#network 192.168.1.4 0.0.0.3 Các thông số mà mình bôi đen đó chính là thông số về wildcard mask của dải mạng đó, cách tính wildcard mask rấy đơn giản: wildcark mask = 255.255.255.255 - sub netmask. Với việc config bằng cách này tuy hơi lâu nhưng sẽ tránh được những lỗi tại cách 1. Các câu lệnh khác config trong EIGRP các bạn có thể xem tại bài viết chi tiết về EIGRP Các Bạn Có Thể Down Video về ở đây http://www.mediafire.com/?yuje2xjmjzn Bài 6: Thực Hiện Định Tuyến OSPF. Như ở bài trước, mình đã demo cách định tuyến Static Route,và RIP và EIGRP tại bài 6 này mình sẽ Demo với các bạn cách định tuyến OSPF. Các điểm lưu ý trong giao thức OSPF: 1. Khi thực hiện khai báo OSPF ID thì ta không cần khai báo chuẩn giống nhau tại các Router. 2. Mỗi 1 Area ID là 1 mạng khác nhau nên khi config ta phải khai báo chuẩn đúng cho các Router. Để các mạng trong các Area ID có thể truyền tải dữ liệu tới nhau được thì ta phải thực hiện tạo cầu nối ảo cho các Area khác nhau qua Area BackBone (Area 0) <cái này trong giáo trình CCNP các bạn sẽ được tìm hiểu rõ, còn theo CCNA thì chưa cần thiết> 3. OSPF nằm trong nhóm Link State lên khi khai báo ta phải khai báo đầy đủ dải mạng như khai báo theo cách 2 trong giao thức EIGRP mà mình nói ở trên và phải có giá trị Area ID ở sau nó. Để tìm hiểu rõ về OSPF các bạn theo dõi bài này Các Bạn Có Thể Down Video về ở đây http://www.mediafire.com/?2tmnnyzn2wz Sách lab CCNA thì tham khảo ở đây http://2mit.org/forum/showthread.php/1582-LAB-CCNA-tieng-Viet
thanks bạn ________________________ game dao vang || game hay || game vui || game xep kim cuong || bong da || lich thi dau ngoai hang anh ||