1. Dùng cho hệ đào tạo: Đại học và Cao đẳng chuyên ngành điện tử viễn thông. 2. Mục đích-Yêu cầu: - Nắm được các khái niệm và định luật cơ bản về mạch điện, các phương pháp cơ bản phân tích mạch trong chế độ xác lập và chế độ quá độ. - Nắm được các tính chất và đặc trưng cơ bản của mạch điện và ứng dụng trong thực tế. Sau khi học song sinh viên phải: - Vận dụng một cách thành thạo các phương pháp phân tích mạch điện - Nắm và hiểu được các tính chất và đặc trưng cơ bản của mạch điện làm cơ sở cho việc học tập các môn kỹ thuật cơ sở khác và các môn chuyên ngành. Nội dung chi tiết các chương Chương 1: Các khái niệm và định luật cơ bản của mạch điện Mạch điện, sơ đồ mạch, các khái niệm dòng điện, điện áp, điện áp rơi, sức điện động, v.v.... + Các phần tử mạch: điện trở, điện dung, điện cảm, nguồn điện (nguồn dòng, nguồn áp), các khái niệm nhánh mạch nút mạch vòng,hệ mạch vòng độc lập. + Các định luật Ôm và Kiếckhốp về mạch điện. + Quan hệ bậc nhất và nguyên lý xếp chồng. Chương 2: Mạch điện thuần trở - phân tích mạch thuần trở Khái niệm mạch điện thuần trở. Các phương pháp phân tích mạch thuần trở:Các phuơng pháp biến đổi tương đương, phương pháp dòng điện nhánh, dòng điện mạch vong, điện thế nút, định lý máy phát điện đẳng trị, một vài ứng dụng mạch thuần trở. Chương 3: Mạch điện hình sin, phân tích mạch hình sin bằng số phức. Những khái niệm cơ bản về mạch điện hình sin. Các phương pháp biểu diễn dao động hình sin bằng vecto, bằng số phức. Định luật Om, Kiếc khốp dạng phức, khái niệm tổng trở phức, tổng dẫn phức. Phân tích mạch hình sin bằng số phức. Đặc tính tần số, hàm truyền phức. Các mạch dao động đơn, đặc tính tần số của mạch dao động đơn. Các mạch hình sin có hỗ cảm, phân tích mạch hình sin có hỗ cảm, các mạch dao động ghép và đặc tính tần số của mạch dao động ghép. Điều kiện hoà hợp phụ tải. Chương 4: Phân tích mạch điện trong quá trình quá độ Khái niệm quá trình quá độ trong mạch điện. Các định luật đóng mở và điều kiện ban đầu. Phân tích mạch điện trong chế độ quá độ bằng phương pháp kinh điển. ứng dụng phép biến đổi Laplace phân tích quá trình quá độ trong mạch điện. Đặc tính xung và đặc tính quá độ trong mạch RC, RLC mắc nối tiếp, song song. Truyền xung vuông qua mạch RC, truyền xung vô tuyến qua mạch RLC. Khái niệm về chế độ ổn định trong mạch điện. Chương 5: Đường dây dài Khái niệm đường dây dài. Phương trình đường dây dài. Sóng tới, sóng phản xạ trên đường dây dài và mối quan hệ giữa chúng. Đường dây không tổn hao. Các chế độ làm việc của đường dây không tổn hao. Một số ứng dụng của đường dây không tổn hao. Chương 6: Mạng 4 cực Khái niệm, phân loại mạng 4 cực. Các hệ phương trình truyền của M4C. Các tham số riêng của M4C. Các tham số đặc tính của M4C. Chương 7: Mạch lọc điện Khái niệm về phân loại mạch lọc điện. Điều kiện mạch lọc thuần kháng. Phương trình thông mạch lọc thuần kháng, mạch lọc loại K, mạch lọc loại m. Ghép nối giữa mạch lọc K và m. Khái niệm mạch lọc RC, mạch lọc tích cực. Chương 8: Lý thuyết tín hiệu phổ của tín hiệu Khái niệm và phân loại tín hiệu – khái niệm phổ của tín hiệu tuần hoàn, không tuần hoàn . Phân tích phổ của tín hiệu. Tín hiệu điều chế và phổ của nó. Chương 9: Mạch điện phi tuyến Khái niệm mạch phi tuyến. Biến đổi phổ tín hiệu trong mạch phi tuyến. Một số phép biến đổi phổ tín hiệu trong mạch phi tuyến: điều chế, biến tần, tách sóng, tạo dao động. Thí nghiệm: Bài 1: Xác định đặc tính tần số của mạch điện Bài 2: Xác định đặc tính xung và đặc tính quá độ của mạch điện Tài liệu chính để giảng dạy môn học 1. Đỗ Huy Giác: Lý thuyết mạch tín hiệu T1, T2: 1998 –2000 HVKTQS 2. Đỗ Huy Giác: Lý thuyết mạch tín hiệu T1, T2: NXB KHKT in lần 2 - 2004 3. Đỗ Huy Giác: Bài tập lý thuyết mạch: NXB KHKT in lần 2 - 2004