Các câu hỏi được giải đáp tại đây. Các bạn tham khảo và cho ý kiến:cutesmile: a. ATM Câu 1: Trình bày cấu trúc tế bào của ATM, so sánh UNI và NNI. Điểm khác nhau giữa UNI và NNI là gì ? Cấu trúc tế bào (cell) ATM có giá trị không đổi là 53 bytes. Trong đó , có 5 byte header và 48 byte chứa thôn tin dữ liệu. So sánh UNI và NNI: UNI: là giao tiếp người dùng với giữa hệ thống đầu cuối người dùng với bộ chuyển mạch ATM. NNI: là giao tiếp giữa hai bộ chuyển mạch ATM. NNI và UNI có header tương tự như nhau, nhưng NNI không có trường GFC. Trường này làm nhiệm vụ điều khiển luồng, cung cấp chức năng điều khiển luồng dữ liệu từ thiết bị đâu cuối đến bộ chuyển mạch ATM. Câu 2: Trình bày mô hình tham chiếu của ATM, nêu chức năng và nhiệm vụ của từng phần ? Mô hình tham chiếu ATM có 3 lớp Lớp Vật lý: Truyền dẫn các bit dữ liệu thô. Lớp ATM: Chuyển mạch các tế bào. Lớp AAL: Tạo các kết nối End to End. Chức năng và nhiệm vụ của từng lớp: Lớp Vật lý: Làm nhiệm vụ quản lý và làm việc với các thiết bị truyền dẫn. Nó được tạo thành từ 2 lớp con. o Lớp phương tiện kết nối: đồng bộ hóa giữa đầu phát và đầu thu dữ liệu bằng cách gửi và nhận các luồng bit liên tục kết hợp với thông tin đồng bộ theo khuôn dạng khung dữ liệu nhất định. o Lớp hội tụ truyền dẫn: duy trì kích thước của tế bào ATM. Lớp ATM: o Gắn và lấy ra các header ở đầu phát và thu. o Chuyển mạch tế bào. o Ghép và phân kênh tế bào o Duy trì điều khiển luồng(GFC) Lớp AAL: o Phân đoạn và tái hợp dữ liệu o Hộ tụ (CS) để tương thích với các hệ thống mạng khác nhau. Câu 3: Trình bày về đặc điểm của những kết nối trong ATM, nói rõ ưu nhược điểm của chúng ? Đặc điểm, ưu và nhược của những kết nối: PVC (Permanent virtual connection) o Đặc điểm: là kết nối cố định (thường xuyên), thiết lập bằng tay. Hoạt động như một kênh thuê riêng. o Ưu điểm: Kết nối nhanh. o Nhược điểm: Tốn kênh truyền. SVC (Switched virtual connection) o Đặc điểm: là kết nối ảo chuyển mạch, thiết lập và giải phóng kênh truyền một cách tự động. Thông qua ba bước: Thiết lập – Truyền – Giải Phóng. o Ưu điểm: Tiết kiệm kênh truyền. o Nhược điểm: Kết nối chậm. Soft PVC (Soft Permanent virtual connection) o Đặc điểm: là kết nối ảo chuyển mạch bán thường xuyên. Nó bao gồm 2 đặc tính là PVC và SVC. PVC trong trường hợp UNI và SVC trong trường hợp NNI. o Ưu và Nhược điểm: Bao gồm của các kết nối trên.Câu 4: Có bao nhiêu loại địa chỉ ATM, trình bày về chúng, giải thích cụ thể các trường trong trường đó ? Khuôn dạng địa chỉ ATM dựa vào địa chỉ điểm truy cập dịch vụ mạng của mô hình tham chiếu OSI (địa chỉ NSAP) có độ dài 20 byte được gọi là hệ thống đầu cuối ATM (AESA) hoặc địa chỉ ATM NSAP. Có 3 loại địa chỉ ATM: DCC: địa chỉ dùng chung, dành cho các phần tử mạng kết nối giữa các quốc gia. IDC: địa chỉ dành riêng, được quản lý và đánh số theo tiêu chuẩn quốc tế do Viện Tiêu chuẩn Hoàng fia Anh cấp phát. E.164: của ITU. Các trường trong địa chỉ ATM: IDP có hai thành phần o AFI: xác định loại và khuôn dạng của phần tử thứ 2 (IDI). DCC (AFI=39), IDC (AFI=47), E.164 (AFI=45). o IDI: xác định địa chỉ cấp phát và quyền quản trị. DSP: chứa thông tin định tuyến, gồm ba phần o HO-DSP: xác định miền bậc cao. o ESI: chỉ số hệ thống đầu cuối chứa địa chỉ MAC. (Địa chỉ Host) o SEL: xác đinh phần tử hoạt động trong mạng LAN.Câu 5: Trình bày đặc điểm của các dịch vụ của trong ATM(CBR, ABR, VBR…) ? Câu 6: Trình bày IP over ATM (Kiến trúc phân lớp …)? Đang cập nhật
chào các bác , em xin bổ sung thêm câu 1 cho bác Hovn. có gì không đúng các bác bỏ qua nha ! ^^ (chỗ này là hình của 2 cell UNI và NNI nhưng mà phải up hình nữa lâu quá , trong bài giảng của thầy cũng có rồi !) 1.Giới thiệu UNI và NNI -Cấu trúc tế bào UNI được dùng trong kết nối User - Network Interface -cấu trúc tế bào NNI được dùng trong kết nối Network – Network Interface 2. Nhiệm vụ các trường trong Cell -GFC : dùng điều khiển luồng dữ liệu đốivới dịch vụ có độ bit thay đổi (VBR) chống quá tải . -PT: phân biệt tế bào điều khiển và thiết lập với truyền dữ liệu -CLP: xác định mức độ yêu tiên , cho phép hoặc không cho phép mất cuộc gọi trong trường hợp mạng quá tải. -HEC: kiểm tra lỗi sử dụng mã CRC (Cyclic Redundancy Check) 3.Khác nhau giữa UNI và NNI : -Ta thấy ở cell UNI có trường GFC còn cell NNI thì không có đây là điểm khác biệt lớn nhất của UNI và NNI lý do cell UNI có trường GFC còn NNI thì không là vì cell UNI là giao tiếp giữa người dùng và giao diện mạng ATM mà từ giao diện ATM đến người dùng sử dụng nhiều loại thiết bị truyền dẫn khác nhau như cáp UTP hay cáp quang .. mỗi loại có tốc độ truyền tải khác nhau nên trường GFC sẻ làm nhiệm vụ điều khiển luồng để đồng bộ dữ liệu ở đầu thu và phát.còn trong cell NNI không có GFC là vì nó làm việc giữa các giao tiếp ATM với nhau nên tốc độ là như nhau (tốc độ cơ sở ATM : 155 Mbps).
còn câu 3 với kết nối SOFT PVC theo mình thì nó sẽ có những yêu điểm của 2 kết nối PVC và SVC còn nhược điểm đã khắc phục .
các bác coi thiếu bổ sung nha ! Câu 5: Trình bày đặc điểm của các dịch vụ của trong ATM ? 1.Tổng Quan : Có thể chia dịch vụ ATM thành 2 loại : - Dịch vụ thời gian thực :CBR(tốc độ bit cố định),VBR(tốc độ bit thay đổi). -Dịch vụ thời gian không thực :ABR(tốc độ bit có thể),UBR(tốc độ bit không ràng buộc),GFR(tốc độ frame được đảm bảo). 2.đặc điểm các dịch vụ: -Dịch vụ CBR: +Tốc độ truyền dữ liệu luôn cố định +Dùng cho các ứng dụng audio hoặc video không nén. +giới hạn theo thời gian chậm trễ và trì hoãn. +Adaptation Layer: AAL1 -Dịch vụ VBR: +Dùng cho các dịch vụ ràng buộc về thời gian +Các ứng dụng truyền dữ liệu với tốc độ thay đổi theo thời gian +Dùng cho ứng dụng audio hoặc video nén. +Cúng cấp dịch vụ với độ trễ và độ mất cell thấp +Adaptation Layer: AAL2, AAL 3 /4, AAL5 -Dịch vụ ABR: +Truyền đi dữ liệu tốc độ cao +Sẽ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như truyền dẫn file tốc độ cao và kết nối với các LAN +Giới hạn dữ liệu bởi chốt dữ liệu trên và dưới. +Adaptation Layer: AAL 5 -Dịch vụ UBR: +Dịch vụ nổ lực cao nhất : băng thông linh động,UBR có thể sử dụng băng thông mà ABR,CBR,VBR không sử dụng. +Dịch vụ không phản hồi + Dùng cho những ứng dụng không quan trọng ví dụ : truyền tập tin, truy cập web… +Adaptation Layer: AAL5
CÂU 1.Các thế hệ di động và các kỹ thuật sử dụng trong các thế hệ đó.? 1. Có 3 thế hệ di động : 1G ,2G, 3G. 2. 1G(tín hiệu thoại): sử dụng kỹ thuật AMPS 3. 2G(tín hiệu số): chuyển đổi tín hiệu tuần tự qua tín hiệu số.kỹ thuật ghép kênh theo tần số / phân kênh theo thời gian FDM/TDMA(thuộc công nghệ GSM) và kỹ thuật sử dụng các mã khác nhau để phân biệt các user(thuộc công nghệ CDMA). 4. 3G: sử dụng các công nghệ WCDMA,CDMA2000 trên nền tảng của GSM nên vẫn sử dụng các kỹ thuật như thế hệ 2G.