Lần này mình sẽ hướng dẫn các bạn thêm chút màu mè cho menu boot nhé! Đây là 1 menu ví dụ: Từ hình trên mình chia menu của GRUB4DOS ra 4 phần, mỗi phần gồm màu nền (background) và màu chữ (text color)Phần trên cùng mình gọi là Header (Dòng chữ màu đỏ có nền màu xanh) Phần ở giữa mình gọi là Detail (Nhiều dòng màu vàng có nền màu đen) Phần cuối mình gọi là Footer (Mấy dòng cuối có chữ màu vàng và nền màu xanh) 1 phần phụ nữa gọi là Select (Dòng chữ màu đỏ nằm trong Detail và nó có nền màu Đen) Lệnh color của GRUB4DOS được viết vào file menu.lst và có cú pháp như sau:color detail selected footer header Mỗi phần có cú pháp như sau: màu chữ/màu nền ví dụ để có màu như hình trên:color yellow/black light-red/black yellow/green red/green Các bạn sử dụng bảng Color Matrix sau để chọn màu nhé:
Dùng ảnh làm background cho menu boot Sau khi cài Grub4dos và làm màu mè cho nó, có nhiều bạn vẫn cảm thấy chưa ưng ý và nghĩ tới việc dùng 1 bức ảnh chất lượng cao làm background cho menu boot của GRUB4DOS. Bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn đưa một bức ảnh chất lượng cao, vào làm background cho menu boot nhé! Đầu tiên các bạn download file gfxmenu.zip của mình về: Link: http://www.mediafire.com/?83bxrehbo6oj52h Tiếp theo giải nén file gfxmenu.zip vào ổ C:, các bạn sẽ có được 1 folder tên là gfxmenu, và dữ liệu cần thiết đi kèm trong đó! Các bạn double click vào file unpack.cmd, khi sau đó vào mở thư mục files nằm trong thư mục gfxmenu, có 1 bức ảnh tên là back.jpg --> Đó là ảnh nền của menu boot. Bây giờ các bạn lấy 1 bức ảnh ưng ý nhất và dùng nó làm background cho menu boot. Mở ảnh đó bằng MSPaint của Windows 7 và resize nó về độ phân giải 1024x768 (có thể resize cho nó với kích thước khác, test khi nào thấy ưng ý thì thôi ) Lưu lại với tên là back và định dạng jpg. Copy file ảnh back.jpg vừa tạo ra vào C:\gfxmenu\files để thay thế file back.jpg mặc định. Chạy file Repack.cmd, các bạn sẽ thu được file message nằm ở C:\gfxmenu, copy file này ra và paste vào C:, cùng cấp với file menu.lst Edit file menu.lst và thêm dòng sau vào làm dòng đầu tiên: gfxmenu /message OK roài, restart và xem kết quả nhé, ảnh đẹp chất lượng cao :infatuated: Đảm bảo các bác đây là hàng độc của 2mit mình đấy, theo em được biết thì các forum VN chưa có bài này đâu :haha:
GRUB là trình khởi động máy tính – nó có nhiệm vụ tải nhân và khởi động hệ thống Linux cũng như một số hệ điều hành khác: FreeBSD, NetBSD, OpenBSD, GNU HURD, DOS, Windows 95, 98, Me, NT, 2000 và XP... Năm 1995, Erich Boley thiết kế GRUB. Năm 1999, Gordon Matzigkeit và Yoshinori K. Okuji kế thừa GRUB thành gói phần mềm GNU chính thức. GRUB hỗ trợ nhiều hệ điều hành – bằng cách khởi động trực tiếp nhân hệ điều hành hoặc bằng cách nạp chuỗi (chain-loading). GRUB hỗ trợ nhiều hệ thống tập tin: BSD FFS, DOS FAT16 và FAT32, Minix fs, Linux ext2fs và ext3fs, ReiserFS, JSF, XFS, và VSTa fs. GRUB cung cấp giao diện dòng lệnh linh hoạt lẫn giao diện thực đơn, đồng thời cũng hỗ trợ tập tin cấu hình.
linux dùng trình LILO và GRUB để khởi động nhưng hầu hết bây giờ toàn thấy khởi động bằng GRUB. Bạn takechij có thể nói 1 chút về quá trình khởi động linux cho mọi người được rõ hơn không ?
Với trình độ của mình thì không dám nói những thứ đó :bemused:, vì vậy xin được lấy bài từ nguồn khác nhé! Dưới đây là quy trình khởi động của 1 máy tính dùng HĐH Linux Nguồn: http://www.ict24h.net/showthread.php?10510-T%C3%ACm-hi%E1%BB%83u-qu%C3%A1-tr%C3%ACnh-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-c%E1%BB%A7a-m%C3%A1y-Linux&p=19505&viewfull=1#post19505 (1) Power-on: BIOS (một phần mềm được cài đặt sẵn (embedded) vào các chíp PROM, EPROM hay bộ nhớ flash nằm trên bo mạch chủ) là chương trình được chạy đầu tiên khi bạn nhấn nút nguồn hoặc nút reset trên máy tính của mình. BIOS thực hiện một công việc gọi là POST (Power-on Self-test) nhằm kiểm tra thông số và trạng thái của các phần cứng máy tính khác như bộ nhớ, CPU, thiết bị lưu trữ, card mạng… Đồng thời, BIOS cũng cho phép bạn thay đổi các thiết lập, cấu hình của nó (tùy từng máy mà bạn nhấn phím F2, Delete, F10,… để vào giao diện cài đặt cho BIOS). Nếu quá trình POST kết thúc thành công (tức, các phần cứng ở trạng thái tốt, BIOS không phát hiện ra các trục trặc nào), thì sau đó BIOS sẽ cố gắng tìm kiếm và khởi chạy (boot) một hệ điều hành được chứa trong các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, CD/DVD, USB.... Thứ tự tìm kiếm có thể được thay đổi bởi người dùng. (2) Master Boot Record (MBR): Sector đầu tiên (được đánh số 0) của một thiết bị lưu trữ dữ liệu được gọi là MBR, thường sector 0 này có kích thước là 512-byte. Sau khi BIOS xác định được thiết bị lưu trữ nào sẽ được ưu tiên để tìm kiếm đầu tiên thì thực chất BIOS sẽ đọc trong MBR của thiết bị này để tìm và nạp vào bộ nhớ chương trình được gọi là boot loader – đây là chương trình chịu trách nhiệm cho việc tìm và nạp nhân (kernel) của hệ điều hành. Chú ý, hệ điều hành sẽ được nạp bởi boot loader không nhất thiết phải nằm chung thiết bị lưu trữ với boot loader đó (những năm trước đây có thể bạn đã từng nghe tới đĩa mềm khởi động, thực ra chúng chỉ chứa boot loader mà thôi.) (3) Boot loader: Có 2 bootloader phổ biến trên Linux là GRUB và LILO (tiền thân của GRUB). Cả 2 chương trình này đều có chung mục đích: cho phép bạn lựa chọn một trong các hệ điều hành có trên máy tính để khởi động, sau đó chúng sẽ nạp kernel của hệ điều hành đó vào bộ nhớ và chuyển quyền điều khiển máy tính cho kernel này. GRUB hay LILO đều có thể khởi động cho cả Linux và Windows, nhưng ngược lại các bootloader trên Windows như (NTLDR, BOOTMGR) thì không hỗ trợ khởi động cho các hệ điều hành Linux. Trong thế giới Linux, các bootloader cũng có thể nạp thêm các ramdisk hoặc các INITRD, lát nữa chúng ta sẽ nói thêm về chúng. (4) Linux kernel được nạp và khởi chạy: bootloader nạp một phiên bản dạng nén của Linux kernel, và ngay lập tức nó tự giải nén và tự cài đặt mình lên đỉnh bộ nhớ hệ thống – nơi mà nó sẽ nằm ở đó cho tới khi bạn tắt máy. (5) Các script trong (các) INITRD được thực thi: Tại bước 3, manthang đã đề cập tới các ram disk nhưng đã không giải thích nó là gì. Dưới đây là phần giải thích về nó. Một vấn đề mà những người viết các bản Linux đa mục đích phải đối mặt là: không thể nào đoán trước được chính xác cấu trúc máy tính của người sẽ sử dụng bản Linux của họ… Máy tính của người dùng có những thành phần linh kiện nào? Các INITRD cung cấp một giải pháp: một tập các chương trình nhỏ sẽ được thực thi khi kernel vừa mới được khởi chạy. Các chương trình nhỏ này sẽ dò quét phần cứng của hệ thống và xác định xem kernel cần được hỗ trợ thêm những gì để có thể quản lý được các phần cứng đó. Chương trình INITRD có thể nạp thêm vào kernel các module bổ trợ. Khi chương trình INITRD kết thúc thì quá trình khởi động Linux sẽ tiếp diễn. (6) Chương trình init được thực thi: Khi kernel được khởi chạy xong, nó triệu gọi duy nhất một chương trình tên là init. Tiến trình này có PID (process ID) =1, init là cha của tất cả các tiến trình khác mà có trên hệ thống Linux này. Do tính chất cực kỳ quan trọng này mà init sẽ không bao giờ bị chết (khi sử dụng lệnh kill) và không được phép chết! Sau đó, init sẽ xem trong file /etc/inittab để biết được nó cần làm gì tiếp theo như: dựa vào runlevel mặc định để thực thi các script khởi động (initscript) tương ứng trong thư mục /etc/rc.d. Nhân đây, một trong các vấn đề phổ biến thường xảy ra với một hệ thống Linux mới cài đặt (hoặc mới được cập nhật) là kernel không thể tìm thấy init. Một thông báo khó hiểu được đưa ra là kernel panic - not syncing. Nguyên nhân chủ yếu là sự thiết sót tham số root= khi bạn cấu hình cho bootloader. Kernel cũng có thể “than phiền” với ai đó mà cố gắng để tiêu diệt tiến trình init. (7) Các initscript được thực thi dựa trên runlevel được chọn. Nếu bạn kiểm tra trong file /etc/inittab, bạn sẽ thấy nó bao gồm hầu hết các đặc tả, chỉ dẫn để chạy các chương trình nào đó. Các script có tên bắt đầu bằng ký tự S sẽ được thực thi, bằng cách này, init sẽ khởi động tất cả các hệ thống con (subsystem) hoặc các dịch vụ (deamon) để tạo thành một hệ thống Linux hoạt động hoàn chỉnh. Tại thời điểm này, về cơ bản Linux đã khởi động xong, init cũng hoàn thành vai trò của mình: tạm thời nó sẽ “ngủ” (ở trạng thái chờ đợi) cho tới khi có chương trình nào đó bị chết hoặc cần được khởi động lại. Tất cả các hoạt động của hệ thống bây giờ sẽ được thực hiện bởi các deamon khác nhau. (8) Đăng nhập với giao diện đồ họa: subsystem cuối cùng được init khởi động lên là X Window (còn có các tên gọi khác là X.Org, Xorg, hay đơn giản là X), đây là một hệ thống cung cấp giao diện đồ họa người dùng (GUI) của Linux. Một thành phần của X được gọi là XDM đưa ra cho bạn màn hình đăng nhập dạng GUI. Tuy nhiên, do XDM chưa thực sự thân thiện với người dùng nên hiện nay XDM được thay thế bằng GDM (nằm trong gói GNOME), KDM (nằm trong gói KDE) hoặc Entrance (nằm trong gói Enlightenment). (9) Khi bạn hoặc ai đó đăng nhập thành công vào hệ thống: một chương trình shell (có thể là bash, sh, csh…) sẽ được bắt đầu. Tất cả các chương trình mà bạn chạy và mọi thao tác khác mà bạn thực hiện trong suốt phiên làm việc sẽ được thực hiện bởi shell đó hoặc bởi chương trình khác mà được shell khởi động. Khi bạn đăng xuất, shell đó và tất cả các tiến trình con của nó sẽ bị kết thúc. Sau đó init (hoặc XDM/GDM/KDM/Entrance) sẽ “thức tỉnh” và bắt đầu một lời nhắc nhở đăng nhập mới.