Đánh giá Sony Vaio VPC-F13L8E/H: Laptop giải trí đa phương tiện

Thảo luận trong 'Thông tin công nghệ' bắt đầu bởi interpol, 16 Tháng ba 2011.

  1. Offline

    interpol

    • Friends

    • Change
    Số bài viết:
    1.414
    Đã được thích:
    1.462
    Điểm thành tích:
    1.550
    VPC-F13L8E/H là mẫu laptop mới nhất thuộc dòng F-series của Sony Vaio hỗ trợ độ phân giải Full-HD và được trang bị vi xử lý core-i5 tiên tiến.
    Vào tháng 11 năm ngoái, Sony ra mắt mẫu laptop 16.4” với tên gọi Vaio VPC-F13Z1E/B, sử dụng vi xử lý Core i7-740Q , 8GB RAM và card đồ họa GeForce GT 425M, hỗ trợ độ phân giải full-HD (1920x1080 pixel). Nhưng điểm yếu của Vaio VPC-F13Z1E/B là thời lượng pin kém và mức giá khá cao, xấp xỉ 2.000 USD.

    Vừa qua, Sony đã ra mắt VPC-F13L8E/H, mẫu laptop kế thừa từ đàn anh VPC-F13Z1E/B với mức giá phù hợp hơn. VPC-F13L8E/H cũng được trang bị card đồ họa GeForce GT 425M, hỗ trợ độ phân giải full-HD. Cụ thể, cấu hình của VPC-F13L8E/H được tối ưu lại với bộ vi xử lý Core i5-480M (2x2.66Ghz), ổ cứng 5400 rpm của Toshiba, 4GB RAM (2x2GB) và đầu đọc Blu-ray (BD-ROM) thay cho đầu đọc/ghi Blu-ray (BD-RW) của thế hệ trước.

    Về thiết kế bên ngoài

    VPC-F13L8E/H được thiết kế khá chắc chắn, có vỏ trên bằng titanium và vỏ dưới được làm bằng nhựa cao cấp. Khi cầm trên tay, bạn sẽ cảm nhận được 1 sự cứng cáp của thiết bị, trừ vị trí bên dưới ổ đĩa quang.

    [IMG]
    Vị trí đặt tay và touchpad được làm bằng nhựa và có diện tích khá rộng, tạo cho người dùng cảm giác thoải mái khi làm việc. Góc mở tối đa của màn hình vào khoảng 140 độ. Chiếc Vaio được thử nghiệm có trọng lượng 3.015kg cùng với bộ sạc nặng 314g. Với trọng lượng này, có thể nói F13L8E/H à một chiếc laptop phục vụ cho nhu cầu giải trí nhưng không phù hợp với khách hàng thường xuyên di chuyển.

    Kết nối

    Laptop VPC-F13L8E/H hỗ trợ khá đầy đủ các kết nối phổ biến và cao cấp hiện nay. Cạnh trái của máy là các kết nối RJ-45, các ngõ xuất VGA và HDMI. Cạnh phải là 2 cổng kết nối USB 3.0. Tuy nhiên VPC-F13L8E/H lại không hỗ trợ khe cắm ExpressCard34, có lẽ tốc độ kết nối của USB 3.0 đã quá đủ để thay thế cho chuẩn giao tiếp này.

    [IMG]
    Cạnh trái.
    [IMG]
    Cạnh phải.
    Ngoài ra, F13L8E/H còn được trang bị thêm 2 kết nối tốc độ cao là FireWire và eSata. Nhờ vậy, máy quay phim/chụp ảnh hoặc ổ cứng ngoài có thể kết nối với máy tính để chép và xử lý phim ảnh chất lượng cao với tốc độ nhanh. Sony cũng trang bị cho VPC-F13L8E/H hai đầu đọc thẻ nhớ dành cho thẻ HG-Duo của Sony và thẻ SD thông thường. HG-Duo là chuẩn thẻ nhớ mới nhất dành cho máy ảnh, máy quay phim kĩ thuật số.

    [IMG]
    Cạnh trên.
    [IMG]
    Cạnh dưới.
    Rất tiết, webcam của VPC-F13L8E/H chỉ có 0.3MP. Đáng lẽ 1 thiết bị cao cấp như vậy cần được trang bị webcam tối thiểu từ 1.3MP trở lên. Để có thể truy cập Internet và truyền dữ liệu không dây, VPC-F13L8E/H được trang bị kết nối WLAN chuẩn n do Atheros sản xuất cùng với kết nối Bluetooth 3.0+HS. Card Lan của VPC-F13L8E/H của hãng Marvell Yukon đạt tới tốc độ Gigabit.

    Thiết bị nhập, xuất

    Laptop VPC-F13L8E/H có bàn phím đầy đủ với kích thước lớn và khoảng cách giữa các phím được bố trí hợp lý. Mỗi phím đều có độ phản hồi tốt và giúp cho người dùng thoải mái thực hiện các tác vụ như đánh văn bản. Ngoài ra, nhờ có bàn phím số tách biệt nên việc nhập số liệu trên VPC-F13L8E/H khá dễ dàng và nhanh chóng. Rất tiếc, cụm bàn phím số lại chưa được tách biệt rõ ràng khỏi các nút xung quanh như enter hay backspace nên rất dễ đẫn đến hiện tượng "nhầm nút".

    [IMG]
    Touchpad của VPC-F13L8E/H được thiết kế khá rộng. Tuy bề mặt Touchpad hơi "mờ" (có những vạch kẻ chứ không hoàn toàn nhẵn nhụi) nhưng lại mang đến cảm giác khá mượt mà khi sử dụng. Theo đánh giá, Touchpad trên laptop của Sony mang đến sự chính xác khi điều khiển và nhạy cảm đến tận từng góc cạnh.

    Tiếp đến là thanh cuộn ngang và dọc cũng được tích hợp trên touchpad. Tuy không được đánh đấu rõ ràng nhưng việc này cũng không ảnh hưởng nhiều đến thao tác của người dùng. Khả năng hỗ trợ đa điểm trên touchpad của VPC-F13L8E/H khá tốt khi người dùng có thể điều khiển bằng nhiều ngón tay cùng lúc. Các phím chuột phải và trái có kích thước lớn và nhạy.

    [IMG]
    Màn hình

    Hỗ trợ độ phân giải full-HD (1920x1080) nhưng dường như độ sáng của màn hình TFT khiến VPC-F13L8E/H không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho công việc. Thực tế, mẫu laptop của Sony xứng đáng trở thành 1 thiết bị giải trí tuyệt vời khi thể hiện tốt hơn với giải màu hiện thị rộng, hình ảnh sắc nét.

    [IMG]

    Sử dụng công nghệ LED làm đèn nền, công suất chiếu sáng tại tâm của màn hình đạt 220cd/m2 và mức trung bình là 199cd/m2. Ngoài ra, mẫu laptop này còn được trang bị thêm cảm biến ánh sáng giúp tự động điều chỉnh độ sáng màn hình nhằm bảo vệ mắt người dùng và tiết kiệm năng lượng. Tất nhiên, người dùng cũng có thể tự điều chỉnh độ sáng màn hình bằng tay thông qua phím Fn. Góc nhìn của VPC-F13L8E/H được đánh giá ở mức tương đối, theo chiều dọc là 20 độ, chiều ngang là 55 độ.

    Tuy nhiên, màn hình của thiết bị lại có một điểm yếu về độ tương phản. Cụ thể, chỉ số mà VPC-F13L8E/H đạt được chỉ ở mức 138:1. Đây được coi là con số thấp nhất so với các mẫu laptop ra mắt thời điểm gần đây (chỉ số trung bình từ 150:1 đến 200:1).

    [IMG]
    [IMG]
    Hiệu năng

    VPC-F13L8E/H được trang bị bộ vi xử lý core i5-480M, có hai nhân với tốc độ mỗi nhân là 2.66 Ghz (ở mức bình thường) và 2.93 Ghz (ở chế độ Turbo-Boost), sử dụng công nghệ siêu phân luồng cho phép xử lý 4 luồng dữ liệu tại cùng 1 thời điểm. Chiếc laptop này cũng hỗ trợ 2 khe cắm RAM DDR3 với dung lượng 4G (dung lượng tối đa lên tới 8 GB).

    [IMG]
    Trong bài kiểm tra với phần mềm Cinebench R11.5 64bit, VPC-F13L8E/H đạt 2.36 điểm, con số này với Core i7-740Q (trên laptop F12Z1E ) là 3.2 điểm. Tuy nhiên sự chênh lệch này chỉ quan trọng khi người dùng sử dụng các ứng dụng hỗ trợ vi xử lý đa nhân, vì số nhân lúc này quan trọng hơn tốc độ xử lý của từng nhân.

    [IMG]
    Về khả năng chạy các ứng dụng, phần mềm PCMark Vantage đã cho VPC-F13L8E/H số điểm ấn tượng là 6.302, trong khi bộ vi xử lý Core i7-740QM của Vaio F12Z1E chỉ đạt 5.942. Về tốc độ của ổ cứng, HDD-Sub-Score trên phần mềm PCMark Vantage cho kết quả 3.705. Trong khi đó các ổ cứng 5400 rpm thông thường chỉ đạt 3.200 điểm.

    Ngoài ra, ổ cứng Toshiba 640 GB trang bị trên VPC-F13L8E/H có thể ghi/đọc dữ liệu từ với tốc độ 81MB/s và 76MB/s (đo bằng phần mềm Crystal Disk Mark 3.0).

    [IMG]
    Khả năng chơi game

    Với card đồ họa rời GT 425M sử dụng bộ nhớ DDR3 lên tới 1GB hỗ trợ DirectX 11, SONY F13L8E/H ghi được số điểm 6.695 với phần mềm 3Dmark2006, xấp xỉ điểm số của card Radeon HD 5650 (6.674) và thua HD 6550M (7.182), HD 5730(7.265). Về khả năng chơi game, GeForce GT 425M có thể đáp ứng được hầu hết các trò chơi phổ biến hiện nay với chi tiết đồ họa thiết lập ở mức trung bình.

    Cụ thể, khi thử nghiệm với Risen, StarCraft 2 và Mafia 2, VPC-F13L8E/H không thể "kham" được các trò chơi này với tùy chọn hiệu ứng tối đa. Với Risen, mức thiết lập hấp nhận được là 1024x768, 2xAF, bật tất cả hiệu ứng ở mức trung bình, trò chơi chạy ở mức 32 khung hình/giây (32 fps). Với StarCraft 2, VPC-F13L8E/H chạy được game ở mức 26fps với thiết lập cao (1360 x 768) và thua kém một chút so với HD 6550M và HD 5650. Kết quả cũng tương tự với Mafia 2 khi card màn hình trên laptop ủa Sony đạt mức khung hình chấp nhận được (24fps) ở thiết lập 1360 x 768, 0xAA, 16xAF, hiệu ứng ở mức cao.

    Rõ ràng, chơi game ở độ phân giải full-HD là không thể đối với GT 425M.

    [IMG]
    Risen Medium 32 fps (1024x768).

    [IMG]
    Risen High 21 fps (1366x768).

    [IMG]
    Risen Ultra 15 fps (1920x1080).
    [IMG]



    Tiếng ồn, nhiệt độ và âm thanh

    Trước đây, hệ thống làm mát của các laptop Vaio F-series thường được cho là nguyên nhân chính gây nên tiếng ồn của máy khi làm việc. Tuy nhiên, với phiên bản F13 mới này, vấn đề đã được cải thiện.

    [IMG]



    Sony đã sử dụng công nghệ tiên tiến trong thiết kế hệ thống làm mát cho F13. Cụ thể, công nghệ này có khả năng điều kiển tốc độ quạt 1 cách thông minh. Nhờ vậy, kết quả là F13 khi hoạt động chỉ phát ra tiếng động nhỏ với chu kì 2 tới 3 phút khi máy "tải" nhẹ.

    Bên ngoài laptop Vaio F13 khá mát khi làm việc ở trạng thái bình thường. Khi cho vi xử lý và card đồ họa hoạt động tối đa, nhiệt độ ở vị trí của touchpad vào khoảng 30 độ C, và tối đa là 36 độ C ở một số vị trí khác (đặc biệt là nơi gần chỗ thoát khí). Khi ở chế độ chờ, điểm nóng nhất trên máy cũng chỉ đạt 28 độ. Nhiệt độ của CPU không bao giờ vượt quá 77 độ C và GPU là 60 độ C trong suốt quá trình kiểm tra.

    [IMG]



    Loa

    Với một thiết bị giải trí đa phương tiện như VPC-F13L8E/H thì cặp loa ngoài đặt ở phía trên bàn phím hoạt động khá kém. Cụ thể, loa gần như không thể hiện hết được âm thanh ở giải tần thấp và tiếng Bass. Âm thanh phát ra từ loa ngoài của F13 chỉ có thể đánh giá ở mức trung bình và thua kém so với các đối thủ khác như ASUS N73JQ (với 4 loa) hay MSI FX600 (với loa Sonic Master). Hy vọng, Sony sẽ cải tiến điểm yếu này ở các phiên bản tiếp theo.

    Thời lượng Pin

    Thời lượng Pin cũng không phải là điểm mạnh của VPC-F13L8E/H. Cụ thể, khi lướt web bằng WiFi, F13 không thể cầm cự quá 2 giờ 18 phút (138 phút). Khi sử dụng với độ sáng trung bình, xem phim bằng đĩa Blu-ray hoặc DVD cũng không được lâu, nhiều lần thử nghiệm cho kết quả không quá 118 phút.

    [IMG]



    Laptop F13 với màn hình 16.4” tiêu thụ 16.3 Watts ở trạng thái “idle” (thiết lập tiết kiệm điện tối đa). Cũng với trạng thái này nhưng bật Wi-Fi và độ sáng màn hình tối đa, F13 sử dụng tới 24.8 Watts điện. Con số này không thực sự ấn tượng nhưng cũng đã khá hơn phiên bản VPC-F13Z1E/B với core i7-740QM (đạt 20.4/31.8 Watts với bài kiểm tra tương tự). Khi cả CPU và GPU hoạt động hết công xuất, năng lượng F13 sử dụng khá lớn, lên tới 75 Watts.

    Kết luận

    [IMG]




    Với mức giá vào khoảng 1.400 USD, Sony Vaio VPC-F13L8E/H 16.4” là một lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu giải trí đa phương tiện cao cấp (VPC-F13L8E/H là laptop có giá dễ chịu nhất trong các mẫu laptop thuộc dòng F-Series).Với bộ vi xử lý core i5-480M (2x2.66Ghz), ổ cứng truy cập nhanh (5400 rpm)... VPC-F13L8E/H đã thể hiện được khả năng của mình qua các bài kiểm tra khắt khe.

    Mặc dù xét về 1 vài khía cạnh nào đó, F13L8E/H còn thua kém những người anh em khác nhưng như thế đã là quá đủ cho nhu cầu của phần lớn người dùng, những người cần máy tính như 1 trung tâm giải trí với khả năng trình diễn video HD từ đĩa Blu-ray, kết nối tốc độ cao USB 3.0, eSata và FireWire.

    Với card đồ họa GeForce GT425M, F13L8E/H không thể trở thành 1 laptop dành cho game thủ để có thể vi vu với những trò chơi độ phân giải full-HD. Tuy nhiên, GT425M vẫn có thể dùng được để chơi phần lớn các game nổi tiếng hiện nay với yêu cầu đơn giản hơn như độ phân giải thấp, hiệu ứng trung bình.

    Một đặc điểm nổi bật của VPC-F13L8E/H chính là công nghệ hạn chế tiếng ồn tiên tiến. Âm thanh mà laptop phát ra trong lúc làm việc được ví như những tiếng “thì thầm”. Một không gian yên tĩnh với 1 laptop mạnh mẽ nhưng không phát ra tiếng ồn sẽ là điều kiện tuyệt vời dành cho công việc của bạn.

    Điểm mạnh

    - Tốc độ xử lý khá
    - Ít tiếng ồn

    Điểm yếu

    - Màn hình và loa chưa thực sự ấn tượng
    - Nặng
    Genk.vn

    P/s: Thêm cái nữa là giá hơi cao. :-s

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí