Mua một máy tính mới là điều mà quả ai cũng thấy hào hứng. Ngay sau khi mang laptop về nhà, chắc chắn bạn sẽ muốn mở chiếc máy tính mới của mình để kiểm tra những gì thú vị bên trong nó. Mặc dù vậy, nếu muốn có một trải nghiệm tốt hơn, hãy bình tĩnh và thực hiện một số công việc. Lời khuyên lúc này là bạn hãy dành một chút thời gian để thiết lập máy tính mới của mình, làm cho nó đạt được mức hiệu suất khác biệt ở khả năng có thể, có khả năng hoạt động ổn định lâu dài. Bên cạnh đó, trên máy tính cũ chắc chắn sẽ vẫn còn một số dữ liệu mà bạn cần chuyển sang máy tính mới, đây là một nhiệm vụ không thể trì hoãn lúc này. 1. Backup dữ liệu để truyền tải sang máy tính mới Bước đầu tiên trong quá trình thiết lập máy tính mới sẽ tốn khá nhiều thời gian trên máy tính cũ của bạn. Bạn cần backup tất cả các dữ liệu quan trọng trên máy tính cũ của mình để chuyển sau này sang máy tính mới. (Giả định rằng bạn không rơi vào trường hợp phải đi mua một máy tính mới vì lý do máy tính cũ gặp trục trặc không thể khôi phục). [/IMG] Bạn có thể tìm một số công cụ để tự động hóa một phần quá trình này. Công cụ Windows Easy Transfer đi kèm của Microsoft có thể đủ tốt nhưng lại có một nhược điểm là không chuyển được hết mọi thứ bạn muốn; một số công cụ của các hãng thứ ba khác cũng tương tự như vậy. Không có lựa chọn nào quá tồi cho việc di chuyển dữ liệu và các thiết lập từ một máy tính cũ sang máy tính mới, tuy nhiên vẫn có nhiều người không thích chúng vì hai lý do sau: Đầu tiên, nếu dữ liệu là quan trọng, bạn nên backup nó, không chỉ chuyển từ một điểm lỗi này sang điểm lỗi khác. Thứ hai, không công cụ nào trong số các công cụ này có thể chuyển được mọi thứ mà bạn muốn, vì vậy thế nào bạn cũng phải chuyển một số dữ liệu nào đó theo hình thức thủ công. Có một giải pháp tốt hơn được giới thiệu ở đây: Mua một ổ cứng USB ngoài rẻ tiền nếu bạn chưa có. Bạn có thể ghi các dữ liệu của mình vào một số đĩa DVD nếu thích, tuy nhiên cách thức này sẽ rất phức tạp. Chỉ cần cắm ổ cứng USB của bạn vào, đặt một thư mục có tên 'Old PC Backup' hay tên nào đó hàm chỉ ý nghĩa của nó, ngay sau đó bạn có thể bắt đầu việc copy các file và thư mục vào đây. 1. Backup các file nhạc, ảnh và video. Các file ảnh và video cá nhân là không thể thay thế - chúng sẽ ngốn khá nhiều dung lượng quý giá của bạn. 2. Tiếp theo đến phần tài liệu. Nếu bạn đã lưu mọi thứ vào thư mục My Documents trong thư mục người dùng của mình thì công việc của bạn lúc này rất đơn giản. Bằng không, bạn sẽ phải đi tìm kiếm ở đâu đó trong Windows Explorer và Desktop để có được các tài liệu quan trọng, sau đó copy nó ra ổ cứng ngoài. 3. Khởi chạy trình duyệt web và vào bộ quản lý bookmarks manager, export các bookmark và copy file đó vào ổ ngoài – giả định rằng bạn không sử dụng Xmarks hay công cụ đồng bộ bookmark (bookmark-sync). Đây cũng là thời điểm lý tưởng để dọn dẹp sạch sẽ máy tính cũ cũng như các bookmark không được sử dụng. 4. Khởi chạy bất cứ phần mềm nào bạn có với những hạn chế kích hoạt và hủy tích cực máy tính cũ. Photoshop và iTunes cần phải đặc biệt lưu ý. 5. Trước khi bạn hủy kết nối với ổ cứng ngoài và thanh lý hệ thống cũ, hãy cân nhắc kỹ các dữ liệu mà bạn muốn giữ. Khi đã chắc chắn rằng bạn đã backup được tất cả dữ liệu cần thiết vào ổ ngoài, bạn có thể shut down máy tính cũ mãi mãi. Việc copy các file vào ổ ngoài và sau đó vào máy tính mới là một quá trình diễn ra khá lâu và mất nhiều thời gian – tuy nhiên nó sẽ có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp một backup thú vị cho tất cả dữ liệu quan trọng, sẵn sàng cho việc khôi phục khi máy tính của bạn gặp sự cố hoặc bị lỗi hay bị đánh cắp. 2. Dọn dẹp những thứ gây khó chịu [/IMG] Có một vấn đề là nhiều nhà sản xuất máy tính thường load trước vào trong các máy tính mới rất nhiều phần mềm mà bạn có thể không cần đến hoặc không muốn có. Một số trong chúng có thể khiến bạn cảm thấy bực mình, một số có thể làm chậm hiệu suất. Không có cách nào để biết chính xác bạn nên và không nên remove những gì. Hãy bắt đầu bằng cách vào Control Panel, Programs, sau đó kích Uninstall a Program. Tìm trong danh sách và remove bất cứ phần mềm nào bạn biết là mình không cần: các bộ xem ảnh, trình nghe nhạc, phần mềm chống virus mà bạn không thích (mặc dù vậy bạn nên thay thế nó bằng một chương trình khác ngay lập tức), các thanh công cụ, phần mềm dùng thử,… tất cả là do phán quyết của bạn. Nếu không chắc chắn về một chương trình nào đó, bạn có thể ghi tên của nó ra và ghé thăm lại vào lần sau. Nhiều máy tính có phần mềm để cập nhật driver và các tiện ích; đối với các kiểu phần mềm như vậy, tốt nhất là chúng ta nên để chúng hoạt động trên hệ thống của mình, bạn có thể điều chỉnh một số tùy chọn về tần suất kiểm tra. Việc cập nhật driver và phần mềm là một phần quan trọng giúp cho máy tính hoạt động tốt. Bạn có thể tìm một số công cụ giúp bạn tự động thực hiện quá trình. Chẳng hạn như phần mềm SlimComputer có thể giúp bạn quét toàn bộ máy tính và đưa ra các gợi ý cho những gì có thể uninstall hoặc remove an toàn khỏi startup của máy tính. Việc sử dụng phần mềm là hết sức đơn giản, chỉ mất của bạn vài kích chuột. Một ứng dụng đơn giản hơn và dễ sử dụng khác có tên PC Decrapifier; trên Website của nhà sản xuất, bạn có thể thấy danh sách các chương trình nó thể thể tự động remove. 3. Cập nhật driver và phần mềm hệ thống Nếu máy tính của bạn có công cụ tìm kiếm các nâng cấp driver và phần mềm quan trọng khác, hãy sử dụng nó ngay lập tức. Nếu chưa cài đặt một công cụ như vậy, bạn hãy truy cập vào website của nhà sản xuất và quan sát trong phần hỗ trợ cho model của mình. Bạn có thể cho rằng một máy tính mới sẽ được load các driver mới nhất, các nâng cấp BIOS mới nhất và phần mềm hệ thống quan trọng khác, tuy nhiên điều này không phải lúc này cũng đúng. Việc cập nhật một cách liên tục các thành phần này sẽ cải thiện được hiệu suất và độ tin cậy của máy tính, vì vậy bạn không nên bỏ qua bước quan trọng này chỉ vì mọi thứ dường như đang làm việc tốt. Phần hỗ trợ của website nhà sản xuất máy tính sẽ có các driver và tiện ích mới nhất, tuy nhiên driver đồ họa thường bị lỗi thời. Nếu bạn có một bộ xử lý đồ họa Nvidia trong hệ thống mới của mình, hãy vào website của Nvidia để download driver mới nhất. Với những ai sử dụng hệ thống đồ họa của AMD/ATI, hãy vào website hỗ trợ của AMD. Đây là thời điểm tốt để thực hiện những điều chỉnh hữu ích cho hệ điều hành Windows mới. Nếu muốn điều tần suất xuất hiện các cảnh báo của UAC (User Account Control), bạn có thể vào Control Panel, User Accounts, và kích Change User Account Control Settings. Tuy nhiên lời khuyên ở đây là bạn không nên vô hiệu hóa hoàn toàn. Có một vấn đề là gần như Microsoft mặc định luôn muốn ẩn các phần mở rộng của file trong các hệ điều hành. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể khởi chạy trình duyệt file Explorer (không phải Internet Explorer), kích vào phần Organize ở góc trên bên trái và chọn Folder and search options. Vào tab View và hủy chọn hộp kiểm Hide extensions for known file types. Trong lúc đang ở đây, bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh khác để hiển thị file và thư mục. 4. Cài đặt phần mềm mới theo cách dễ dàng Cho đến đây bạn đã backup được tất cả dữ liệu quan trọng của máy tính, dọn dẹp các file rác trong máy tính mới, nâng cấp driver và phần mềm hệ thống khác – đây là thời điểm bạn nên nạp cho máy tính của mình một phần mềm mới, đó chính là Ninite. [/IMG] Ninite là một website cho phép bạn cài đặt một loạt các phần mềm miễn phí nhưng rất hữu dụng, không cần đến sự can thiệp của người dùng. Đơn giản, chỉ cần vào site và tích vào các hộp kiểm bên cạnh phần mềm mà bạn muốn cài đặt. Sau đó kích nút Get Installer, site sẽ gửi cho bạn một file thực thi, khi chạy file thực thi này, nó sẽ download tất cả các ứng dụng mà bạn đã chọn lúc trước và cài đặt chúng với các thiết lập mặc định, không cần sự can thiệp của bạn. Chương trình sẽ không cài đặt các thanh công cụ. Cần phải hết sức thận trọng trong việc chọn phiên bản, nếu hệ điều hành của bạn là 64-bit, hãy chọn các phiên bản ứng dụng 64-bit cho thích hợp. Sau khi cài đặt xong bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh giá trị mặc định, tuy nhiên công việc này sẽ không ngốn quá nhiều thời gian. Nếu muốn sử dụng các phần mềm khác không có sẵn trên website của Ninite, bạn cần phải cài chúng lúc này. Ví dụ như bạn cần phải cài đặt các phần mềm như Microsoft Office, Photoshop hay game,… 5. Chuyển dữ liệu đã được backup sang máy tính mới Lúc này máy tính của đã được cập nhật mới, dọn dẹp các thành phần được cho là rác, load các công cụ và ứng dụng cần thiết, đây là thời điểm chúng ta cần quay trở lại với ổ cứng ngoài và chuyển dữ liệu đã được copy từ máy tính cũ. Đây cũng là lúc bạn tổ chức lại cấu trúc thư mục, do đó hãy thận trọng đặt các thư mục music, photos, videos, documents hay dữ liệu quan trọng khác trong các thư mục con để bạn có thể tìm chúng một cách dễ dàng. Toàn bộ quá trình chuẩn bị cho một máy tính mới, thậm chí với các công cụ tiết kiệm thời gian như PC Decrapifier và Ninite có thể tốn kém của bạn nhiều thời gian, tuy nhiên tất cả các công việc trên là hết sức cần thiết và quan trọng, và chắc chắn một điều rằng bạn sẽ cảm nhận thấy sự khác biệt trong quá trình làm việc trên chiếc máy tính mới của mình sau này.