Nữ sinh viên và Bát mỳ đầu tiên trong đời có thịt Bác sĩ đã rưng rưng khi chứng kiến cô nữ sinh 21 tuổi bưng bát mỳ thịt còn nóng hổi mà ứa nước mắt, có lẽ đây lần đầu tiên trong đời Huệ - cô sinh viên nghèo được ăn bát mỳ ngon như thế… Không tìm được việc làm thêm, mỗi ngày chỉ có 3 tệ, tương đương 6 ngàn tiền Việt nên cô chỉ dám ăn một bữa cầm hơi suốt năm đầu đại học. Giờ đây, nữ sinh ấy đang nằm trên giường bệnh với căn bệnh ung thư dạ dày quái ác. Nữ sinh 21 tuổi đời, lần đầu tiên được ăn bát mỳ có thịt do bà bác sĩ tốt bụng mua cho mà rơi nước mắt. Ngày một bữa cầm hơi theo đuổi giấc mơ đại học Chiều ngày 14/4/2010, phóng viên tới bệnh viện u bướu Hồ Nam. Hai cha con Huệ đang ngồi nói chuyện bên giường bệnh, gương mặt cô gái xanh xao, mái đầu người cha đã bạc. Thấy khách đến, ông lão có vẻ hơi lúng túng bởi xưa nay ít khi ông tiếp xúc với người lạ, nhất là “người thành phố” nên chẳng biết nói gì. Hai bên thái dương người cha chợt giật giật khi phóng viên hỏi thăm bệnh tình của con gái ông. Nén tiếng nấc nghẹn ngào xót xa cho số phận, ông chậm rãi kể. “Suốt năm đầu tiên ra đây học đại học, cháu nó mỗi ngày chỉ dám ăn một bữa, hôm thì hai cái bánh bao chay, hôm thì hai lưng cơm với muối.” Người cha không hiểu đây có phải nguyên nhân khiến con ông mắc chứng bệnh quái ác này không, nhưng thực sự ông không thể cầm lòng. “Không lo nổi cho con ngày ba bữa cơm, làm cha như tôi thật vô dụng cô ạ. Mỗi lần hỏi cháu tiền sinh hoạt, nó đều bảo bố đừng lo, con tìm được việc làm thêm. Từ nhỏ cháu nó đã biết thương bố và rất ngoan ngoãn, nghe lời.” Nói được đến đây, người đàn ông có vẻ ngoài già hơn cái tuổi 65 của mình rất nhiều chợt bật khóc nức nở ngoài hành lang bệnh viện. Năm Huệ lên 3, mẹ cô bỏ hai bố con vĩnh viễn ra đi sau một cơn bạo bệnh. Ông Đức ở vậy nuôi con, người ta thuê việc gì ông cũng làm mà chưa từng hé răng kêu than một lời, ông chỉ ước ao con gái mình được học đại học. “Chỉ có học sau này nó mới đỡ khổ cô ạ.” “Số tiền ít ỏi bố em kiếm được là mồ hôi, nước mắt. Nhưng ở thành phố bây giờ cái gì cũng đắt đỏ chị ạ. Bình quân mỗi ngày em chỉ được chi tiêu trong khoảng 3 tệ. Tìm việc làm thêm bây giờ sao khó quá, ngay cả hàng ăn người ta cũng không tuyển bưng bê, rửa bát như em. Nhiều anh chị tốt nghiệp mấy năm rồi cố bám trụ thành phố cũng phải đi làm bồi bàn, rửa bát thuê cho họ.” Và bát mỳ đầu tiên trong đời có thịt Đến giờ, Huệ vẫn chưa biết cô đang mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác ấy. Cô vẫn vui vẻ, lạc quan và chờ đợi ngày ra viện để sớm trở về với kí túc, với lớp, với trường. Cô gái trẻ ngồi trên giường bệnh hết giở ra lại gấp vào những tấm thiệp chở theo ước mơ, những lời chúc tốt đẹp của bạn bè cô trong lớp, trong kí túc. Những tấm thiếp ghi lời chúc, lời cầu nguyện của bạn bè trong lớp, trong kí túc gửi cho Huệ. Họ biết hoàn cảnh của cô, nhưng bản thân họ cũng đang vật lộn ngày ngày, chưa ai giúp được gì. “Các bạn động viên em thế này cũng quý lắm rồi chị ạ. Phòng em ở trong kí túc xá đều là sinh viên tỉnh lẻ, điều kiện kinh tế cũng không khá hơn em là mấy. Cũng may em gặp được bác sĩ Hà, cô ấy tốt lắm, cô ấy đã giúp bố con em rất nhiều. Nếu không có cô ấy, em cũng không biết những ngày qua và những ngày sắp tới em sống ra sao nữa.” “Tôi đã phải quay mặt đi, tránh không để cháu nhìn thấy mình suýt nữa bật khóc. Có gì đâu, một bát mỳ. Nhưng cháu nó bảo, đây là lần đầu tiên trong đời cháu được ăn bát mỳ ngon thế này cô ạ. Đây cũng là bữa đầu tiên cháu được ăn no trong hơn một năm học đại học.” bác sĩ Hà chia sẻ. Chị đã vận động anh chị em đồng nghiệp quyên góp giúp đỡ bố con cô sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt này. Chưa biết bệnh tình của mình, Huệ vẫn sống lạc quan, vui vẻ. Mặc dù bị những cơn đau hành hạ, nhưng cô vẫn ăn hết bát mỳ ngon lành. Có lẽ trong bát mỳ ấy có cả vị mặn của giọt nước mắt. Hãy thấy vui vì mình vẫn còn được ăn no mỗi ngày bạn nhé. Hãy cố gằng học hành, đừng để thời gian trôi đi lãng phí và tiền bạc bỏ ra cũng lảng phí nha các bạn