Với 1 số nước trên thế giới, nguồn mở và cụ thể ở đây là hệ điều hành nguồn mở đã rất phát triển, cá biệt ở một số nước như Hàn Quốc tỉ lệ Linux/Windows là ~50/50. Tuy nhiên ở Việt Nam đây còn là điều mới mẻ, phần lớn Linux vẫn chưa được biết đến. Một số blog, trang web cá nhân đã được lập ra để Việt hóa những hướng dẫn, tài liệu với mục đích phi lợi nhuận đúng như bản chất của phần mềm nguồn mở, song vẫn chưa đủ để làm thay đổi cục diện. Linux phát triển chỉ đến tay những người đi học, làm trong ngành IT. Để nó phổ cập đến mọi người vẫn còn là một điều xa vời. Vốn gắn bó với Windows lâu nay, thực sự việc chuyển qua sử dụng 1 hệ điều hành khác, vẫn gặp những khó khăn và bỡ ngỡ ban đầu, hơn nữa lại là người đi học công nghệ thì với người bình thường có lẽ còn khó khăn gấp mấy lần. Khi chuyển qua dùng (khoảng 1 năm trước) lại bị nói là học đòi. Cản trở tâm lý này cũng là 1 khó khăn nữa. Windows thực sự là dễ dàng khi bạn biết đến máy tính. nhưng giả sử, bạn có thể tiếp xúc với máy tính lần đầu cũng là tiếp xúc với Linux có lẽ mọi thứ sẽ khác. Từ những vấn đề đó, tôi quay lại chủ đề định hướng của bài viết. Làm sao để phổ cập việc sử dụng phần mềm nguồn mở đến mọi người trong xã hội để tạo nên 1 hướng đi mới khi Windows ngày càng đất chật người đông, nạn vi phạm bản quyền ngày càng nghiêm trọng. Thứ 2: Khi nhắc đến nhà phát triển. Không nhiều người có thời gian để viết phần mềm mã nguồn mở, miễn phí. Hầu hết các project trên linux hiện giờ chỉ thu được phí hỗ trợ hoặc ủng hộ. Nhưng bạn thử nghĩ: Khi Linux đã trở nên phổ biến, các trình quản lý cần được viết riêng theo đặc thù công ty, nhất định lĩnh vực lập trình sẽ phát triển và dĩ nhiên là không miễn phí được. Thứ 3: Khi nhắc đến nguồn mở, tức là mọi thứ đều được chia sẻ trên mạng với mã nguồn. Bạn có thể download về học hỏi hoặc viết thành phần mềm. Phía trên cũng chưa thể coi là một bài định hướng được vì còn thiếu quá nhiều thứ, nó là nguồn mở, bạn có thể đọc, bổ sung để hoàn thiện. Góp phần cho định hướng nguồn mở tại Việt Nam.