hi thanks a.Thì em cũng có cau trả lời rồi.Nhưng ý của em là nhờ các a chị tư vấn về 2 ngành đó.ví dụ như mức độ nặng hay nhẹ giữa 2 ngành,cơ hội việc làm,...........
2 ngành khác nhau lắm đó em. Một bên là dân kỹ thuật, một bên thuyên về kinh doanh. Em nên tìm hiểu kỹ để xem mình phù hợp với ngành nào, mình thích ngành nào.
Thích ngành nào thì nên chọn ngành đó.... học ngành mình yêu thích và đam mê thì luôn cảm thấy dễ hơn là ngành mình chỉ biết cố gắng học.
vấn đề ở đây là ko có sự chọn lựa cho em ở 2 ngành này vì 2 ngành ở 2 khoa khác nhau mà khi nhập học thì chuyển khoa là hình như ko thể
Như các bạn trên đã nói, đây là 2 ngành khác nhau. TMĐT thuộc khối ngành kinh tế, còn Mạng máy tính là khối ngành kỹ thuật (IT). Việc bạn đang phân vân giữa 2 ngành này có thể do định hướng ở cấp phổ thông chưa thật sự rõ ràng, thiếu kiến thức cụ thể, chưa tiếp cận được nguồn thông xin chính xác. Mình xin giới thiệu sơ lược về 2 ngành này: Mạng máy tính a. Mục tiêu đào tạo Đào tạo ra các chuyên gia, kỹ thuật viên chuyên nghiệp về mạng máy tính, trang bị cho học viên các kiến thức từ cơ bản nhất đến chuyên sâu ở các lĩnh vực của mạng máy tính, bao gồm: - Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống mạng truyền thông thông tin: LAN, WAN, Wireless, Ethernet,… - Quản trị mạng: Windows Server, Unix/Linux Server. - An ninh mạng: Firewall, IDS, VPN,… - Phát triển các ứng dụng mạng: TCP/UDP Sockets, RPC,… Với quan điểm đào tạo theo hướng chú trọng thực hành, thực tập trên các thiết bị và hệ thống mạng đã được phía Hàn Quốc trang bị hoàn thiện, các sinh viên sau khi ra trường sẽ có đủ khả năng, trình độ cả về lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực hành trên các thiết bị mạng hiện đại như: router, switch, modem,…đáp ứng được các yêu cầu của các cơ quan và doanh nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. b. Cơ hội nghề nghiệp Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc: - Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính và truyền thông của các cơ quan, trường học, các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau… - Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trường, trung tâm nghiên cứu. CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Mục tiêu đào tạo: Về kiến thức: Sau khi tốt nghiệp, Sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững những kiến thức về CNTT cũng như kỹ năng thao tác, lý luận cơ bản về thương mại điện. Vận dụng các kiến thức đã học để khai thác thông tin và thực hiện toàn bộ quá trình kinh doanh trên mạng Internet. Về kỹ năng, thái độ và đạo đức nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, Sinh viên có các khả năng sau: + Giao tiếp tốt; + Xây dựng và vận hành Website thương mại điện tử; + Nắm vững các tiến trình, luật lệ có liên quan đến thương mại điện tử;Các kỹ năng Marketing, giao dịch và thanh toán trên Internet; +Triển khai và sử dụng các hệ thống ERP; - Khai thác thông tin trên Internet để thực hiện quá trình kinh doanh trên mạng Internet. Về khả năng công tác: Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử sẽ làm việc tại phòng kinh doanh, bộ phận công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp điện tử, doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử, tham gia vào các dự án thiết kế website, thiết lập các phần mềm hỗ trợ quá trình kinh doanh, giao dịch điện tử cho các tổ chức, doanh nghiệp. => Ngành TMĐT là một sự kết hợp giữa Thương mại và công nghệ thông tin. Ngoài các môn học của khối kinh tế, còn có thêm các môn của lập trình như: Lý thuyết ngôn ngữ lập trình, ASP.net... để có thể xây dựng và vận hàng website TMĐT. Những năm gần đây, TMĐT ở VIệt Nam phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, tạo nên nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ra trường. Tóm lại, tiềm năng của ngành này ở VN còn rất lớn.