59 tỷ đô la là số tiền ước tính mà các hãng phần mềm trên thế giới bị thiệt hại do nạn vi phạm bản quyền gây ra, chỉ riêng trong năm 2010, và con số này có thể tăng thêm đến 14% trong năm 2011 này. Đó là nhận định của BSA (Business Software Alliance - Hiệp hội các doanh nghiệp phần mềm toàn cầu) mới được công bố gần đây. Theo đó, tỉ lệ sử dụng phần mềm lậu, bẻ khóa trên TG vẫn còn rất cao, chiếm đến 47% theo khảo sát của BSA. BSA đã thực hiện các khảo sát (trực tuyến) trên ở 32 quốc gia, với khoảng 15.000 người dùng máy tính tham gia (mỗi nước có khoảng 400-500 người tham gia trả lời). Kết quả cho thấy đến 47% người dùng thừa nhận rằng họ đã có được các phần mềm bằng cách không hợp pháp (tải từ cách trang web chia sẻ, mạng torrent..). Một số quốc gia có tỉ lệ sử dụng phần mềm lậu, bẻ khóa cao đứng đầu danh sách là: Trung Quốc với 86%, Nigeria với 81%, Việt Nam 76% và Ukraina với 69%. Không ít người tham gia khảo sát cho rằng sử dụng phần mềm lậu là bình thường, và khó bị phát hiện bởi không ai đi kiểm tra từng máy tính cá nhân xem bên trong có chứa những dữ liệu gì. Thiết nghĩ việc làm để hạn chế phần mềm không bản quyền cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các hãng phần mềm và chính quyền các nước, các hãng cũng nên có chính sách ưu đãi giá cả ở các nước đang phát triển để khuyến khích người dùng tham gia. Ảnh: HDVietnam Nguồn BSA
Sinh viên Hàn Quốc người ta sử dụng 2 hệ điều hành song song, XP và Linux, người ta biết tôn trọng bản quyèn như vậy. Còn chúng ta, sinh viên KVFITC cũng nên quen với sử dụng mã nguồn mở thay vì vi phạm bản quyền như hiện nay. Mình cũng đang dần chuyển sang Ubuntu. theo mình thấy sử dụng ubuntu rất tốt, chạy rất mượt, các ứng dụng văn phòng, code cũng có khả năng như windows. Mình nghĩ, ở trường mình được bao nhiêu bạn sinh viên chúng ta dùng bản windows trả phí. Các bạn nên chuyển dần sang Ubuntu tuy lúc đầu hơi khó dùng nhưng sau sẽ quen thôi. Việc làm này cho thấy trường ta không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn tiến bộ về nhận thức tôn trọng bản quyền phần mềm nữa