Trước đây, mình đã giới thiệu đến các bạn một số thủ thuật hay dành cho trình duyệt Chrome nhằm tăng hiệu quả duyệt web của chúng ta. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục với Firefox. Một số thủ thuật bên dưới có thể giúp bạn tăng tốc độ duyệt web cũng như giúp những công việc mà ta thường làm trên mạng được dẽ dàng hơn, cũng như hạn chế sự hao tốn RAM mà Firefox gây ra. Mở nhiều thẻ khi mới khởi động Firefox có thể mở nhiều thẻ khi khởi động trình duyệt, tương tự như đối với Chrome. Cách thực hiện như sau: Bạn vào Options > General > chọn Show my home page > phần địa chỉ Home Pages gõ các địa chỉ bạn muốn mở trong mỗi tab vào, nhớ cách nhau bằng dấu "|". Ví dụ: Code: Vậy là xong, từ nay mỗi khi khởi động FF sẽ mở mỗi địa chỉ trên một thẻ riêng biệt, và tất nhiên là hoàn toàn tự động. Mở rộng không gian duyệt web Bạn có cảm thấy Firefox quá chật chội? Bạn cần nhiều không gian hơn để xem nội dung thật nhiều, thật "đã"? Vậy tại sao chúng ta không đơn giản hết những phần mà ta ít dùng tới, chẳng hạn như thanh công cụ, thanh add-on....? Để thực hiện việc này rất đơn giản. Bạn vào menu View > Toolbar. Tại đây, bạn hãy bỏ chọn những thứ mà bạn không dùng đến, đơn cử như thanh Add-on Bar hay thanh Bookmark. Ngoài ra, khi nhấn vào nút Customize…, bạn có thể tùy biến những nút được đặt trên thanh công cụ chính. Để thêm một nút chức năng, bạn nắm kéo nút đó từ hộp thoại lên thanh công cụ. Ngược lại, để xóa đi một nút nào đó đang hiện diện, bạn kéo nó từ thanh công cụ vào lại hộp thoại này. Bạn cũng có thể sử dụng những biểu tượng nhỏ để tăng thêm không gian duyệt web bằng ô chọn "Use small icon". Đánh thẻ cho trang web yêu thích Để truy cập nhanh một số trang web mà bạn đã lưu vào Bookmark, bạn có thể đánh chỉ thẻ (tag) cho nó. Chẳng hạn, với web Tinh Tế của chúng ta và trang web VNExpress.net, mình sẽ đánh thẻ là "tintuc". Từ đây, khi gõ vào thanh địa chỉ của Firefox chữ tintuc thì những trang web này sẽ hiện ra, rút ngắn thời gian tìm kiếm lại Các bước để thực hiện việc gán thẻ cho trang web đã Bookmark: Vào menu Bookmark > Show All Bookmark. Tìm Bookmark bạn dự tính gắn thẻ. Nhấp chuột vào tên trang web muốn gắn thẻ, sau đó nhập thẻ vào ô tags. Các phím tắt hữu ích Thanh khoảng trắng (Spacebar): cuộn xuống một trang Shift + thanh khoảng trắng: cuộn lên một trang Control + F: mở nhanh hộp thoại tìm kiếm nội dung trong trang Alt + N: tìm kiếm kế tiếp (chức năng Find Next) Control + D: mở hộp thoại bookmark dành cho trang web đang xem Control + K: chuyển nhanh vị trí con trỏ đến ô tìm kiếm Control + L: chuyển nhanh vị trí con trỏ đến thanh địa chỉ Control + một con số: chuyển đến thẻ ở vị trí với số tương ứng Control + Tab: chuyển đế thẻ kế tiếp Control + Shift + Tab: quay lại thẻ phía trước Tăng tốc độ duyệt web Các bước sau sẽ giúp bạn nâng cao tốc độ duyệt web của mình bằng cách chỉnh sửa một vài thông số của Firefox. 1. Mở trình duyệt lên, gõ vào ô địa chỉ dòng "about:config". Một hôp thoại sẽ hiện ra, bạn chọn vào nút I''will be carefull,I promise. 2. Trong khung fillter bạn gõ vào "network.http.pipelining". Một số mục sẽ hiện ra, chọn đúng mục network.http.pipelining và nhấp đôi chuột vào đó. Già trị của nó sẽ đổi từ "False" sang "True". 3. Thực hiện tương tự cho "network.http.proxy.pipelining" và chuyển giá trị này sang True. 4. Nhấp chuột phải vào bất cứ chỗ nào, chọn vào New > Integer. Hộp thoại Name integer value hiện ra, bạn nhập vào "nglayout.initialpaint.delay", khi được hỏi giá trị, nhập vào số 0. 5. Khởi động lại Firefox. Sau khi áp dụng cách này, bạn sẽ thấy tốc độ duyệt web tăng lên đáng kể. Một số phương pháp khác "cao cấp" hơn một chút đã được mình giới thiệu tại bài viết này, mời các bạn tham khảo nhé. Giới hạn RAM, giảm lượng RAM Firefox dùng khi đang thu nhỏ cửa sổ Nếu Firefox dùng quá nhiều RAM khi chạy trên máy của bạn, hãy thử giới hạn lượng RAM mà nó dùng trong trường hợp chúng ta có nhiều ứng dụng khác cần ưu tiên hơn hoặc cấu hình chúng ta không mạnh lắm. Trước tiên, bạn vào trang about:config, sau đó lọc "browser.cache" rồi chọn vào "browser.cache.disk.capacity". Nhấp phải chuột vào dòng này, chọn Modify rồi sửa số liệu. Mặc định, giá trị này là 50.000. Hãy thử 15.000 nếu RAM của máy bạn nằm trong khoảng 512MB cho đến 1GB. Khi chúng ta tạm thời thu nhỏ cửa sổ của Firefox, nó vẫn tốn một lượng RAM nhất định để duy trì hoạt động. Nếu muốn con số này giảm đến mức nhỏ nhất, bạn vào about:config, nhấp chuột phải ở bất kì chỗ trống nào trong cửa sổ, chọn New > Boolean. Đặt tên cho nó là: "config.trim_on_minimize" và đặt giá trị là True. Tắt và mở lại Firefox để điều chỉnh này có hiệu lực. Di chuyển hoặc loại bỏ nút đóng thẻ Nếu bạn thường xuyên nhấn lộn vào những nút dấu chéo rồi làm thẻ bị tắt, chúng ta hãy di chuyển hoặc loại bỏ nó đi, thay vào đó sẽ dùng phím tắt để đóng thẻ. Chúng ta lại một lần nữa truy cập vào trang about:config, tìm kiếm khóa "browser.tabs.closeButtons". Bạn hãy chỉnh lại của chúng tùy theo sở thích. Tham khảo danh sách sau để bạn biết thêm thông tin: 0: Chỉ hiện nút đóng trong thẻ đang dùng 1: Tất cả các thẻ đang mở đều có nút đóng 2: Không hiện bất cứ nút đóng nào 3: Hiện nút đóng ở cuối thẻ, không phải ở đầu thẻ như bình thường Sao chép cấu hình và bookmark của Firefox sang máy tính khác Ngoài những dịch vụ đồng bộ trực tuyến như Xmarks, bạn có thể sao lưu và phục hồi lại những cấu hình và bookmark mà mình đã tùy chỉnh trên Firefox để phòng trường hợp bạn cần phải dùng nhiều máy tính khác nhau hoặc những khi mua máy mới. Những cấu hình này được lưu ở thư mục %appdata%\mozilla. Bạn vào hộp thoại Run của Windows, nhập dòng chữ %appdata%\mozilla vào, sau đó nhấn Enter. Sao chép tất cả thư mục có trong này rồi mang sang máy tính mới, chép vào đúng vị trí trước đây. Vậy là xong. Chia màn hình giao diện Firefox Muốn so sánh nhiều trang web với nhau hoặc để cho tiện việc xem nội dung trên một trang web và làm việc trên một trang web còn lại, bạn có thể dùng extension Tile View dành cho Firefox. Ngoài tính năng chính là chia đôi màn hình, bạn còn có thể chia màn hình thành nhiều ô nhỏ khác nhau. Kích thước của các ô này có thể thay đổi một cách dễ dàng bằng cách kéo và di chuyển cạnh của chúng. Sau khi đã cài đặt phần mở rộng này, bạn sẽ thấy một nút mới có biểu tượng ô vuông xuất hiện kế bên trái của thanh địa chỉ. Để bắt đầu sử dụng giao diện chia nhỏ, bạn nhấn vào mũi tên nhỏ rồi chọn "New Layout". Có sẵn một số bố cục ban đầu để bạn lựa chọn, sau đó ta có thể thay đổi tuỳ ý. Muốn thay đổi địa chỉ của từng ô rất dễ, chúng ta chỉ cần nhấp chuột vào ô đó rồi nhập tên web trên thanh địa chỉ như bình thường. Còn để thoát khỏi giao diện chia ô, chúng ta lại nhấn vào biểu tượng của phần mở rộng là xong. Các ô tự bung ra thành nhiều thẻ. Tắt tính năng ghi nhớ lịch sử nhanh chóng Bình thường, muốn duyệt web riêng tư một cách tốt nhất, chúng ta thường dùng đến tính năng Private Browsing của Firefox. Tuy nhiên, khi chuyển vào chế độ này thì tất cả những thẻ ta đang mở sẽ tạm thời bị tắt đi, tất cả những tập tin đang tải về cũng bị ngừng. Do đó, bạn hãy nhờ đến ứng dụng mở rộng mang tên History disable button. Với phần mở rộng này, bạn chỉ cần nhấn nút là đã có thể bắt đầu kích hoạt chế độ không ghi nhớ lịch sử duyệt web cũng như việc tự hoàn tất chữ và những gì bạn đã tìm kiếm. Tất nhiên chế độ này không có tính bảo mật cao như Private Browsing nhưng cũng đủ để chúng ta làm một số việc "cần tính bảo mật" mà không làm mất đi những trang web đang hiện hữu. Thao tác cuộn mượt mà hơn hông thường, khi cuộn qua những trang của một web, bạn có thấy rằng việc này quá cứng, khô khan, thậm chí làm cho chúng ta có cảm giác máy tính của mình đang bị chậm đi nữa. Do đó, bạn hãy bật tính năng làm mượt mà hơn cho việc cuộn trang web bằng cách vào tuỳ chỉnh của Firefox, sau đó chọn "Use smooth scrolling". Ngoài ra, cũng tại chỗ này, bạn có thể bỏ chọn ô "Check my spelling as I type" để không phải thấy những gạch dưới màu đỏ khi chúng ta gõ chữ và chọn vào ô "Use hardware acceleration when available" để Firefox có thể tối ưu hoá trình duyệt một cách tự động nếu như phần cứng của chúng ta có hỗ trợ việc đó.