Fingerstyle - nghệ thuật chơi guitar (Trích www.viettabs.net) Xin chào tất cả các member của guitar4vn thân yêu. Fingerstyle là kỹ thuật chơi đàn còn khá mới mẻ đối với nền guitar Việt Nam. Bài viết này của mình không dựa trên các baà viết sẵn có trên mạng mà tập hợp lại. Thêm nữa mình không hề học nhạc nên các thuật ngữ dùng hơi "củ chuối" tí, anh chị em thông cảm nhé. Vì thế nên chắc chắn là bài viết này chưa hoàn thiện. Nó chỉ là tư liệu tham khảo cho new bie thôi. Rất mong các bạn đóng góp thêmđể fingerstyle trở thành kỹ thuật chơi phổ biến hơn trong chúng ta. Thanks!!!! I/ FINGERSTYLE - NGHỆ THUẬT CHƠI GUITAR Thực ra bản thân việc chơi đàn guitar đã được gọi là fingerstyle rồi. Tuy nhiên có vẻ như đại bộ phận dân chơi đàn đều gán cái tên này cho những kỹ thuật chơi đàn mới như búng dây, gõ vào thùng đàn v.v... vì thế bài viết này mình gọi finger style là phong cách chơi đàn mới. OK! finger style là những kỹ thuật sử dụng để chơi đàn guitar. Tạo cho bản nhạc sự sống động bởi nhiều âm thanh phát ra do người chơi sử dụng tay của mình tác động vào từng phần của đàn. Điều này khiến cho bản nhạc của người chơi có vẻ như có nhiều loại nhạc cụ cùng tham gia. Đại đa số các guitarist hiện nay đều chơi finger style thông qua cây đàn ascoutic. Xin nói thêm là cây đàn ascoutic thực chất dùng để chỉ tất cả các loại đàn guitar mộc (unplug) tức là không sử dụng điện. Tuy nhiên ngày nay chúng ta quen gọi đàn ascoutic là cây đàn kiểu mới (để phân biệt với đàn classic để chơi cổ điển). Loại đàn này thường có fretboard nhỏ, dài. Số lượng phím đàn trên fretboard nhiều hơn trên classic. Việc lựa chọn loại đàn này nhằm tối ưu hoá việc bấm phím đàn và di chuyển tay trái được linh hoạt hơn vì đàn classic có fretboard khá to chỉ thích hợp để chơi cổ điển và đệm hát thông thường thôi. Tiếp theo là dây đàn. Đa số các guitarist hiện nay đều sử dụng dây sắt để chơi fingerstyle vì độ vang của dây sắt hơn hẳn dây nilon. Điều này rất hữu ích khi sử dụng các kỹ thuật đòi hỏi độ vang của dây đàn như tapping (dùng ngón tay bấm vào phím đàn tạo ra tiếng kêu như trong bài drifting), harmonic (âm bồi), hay tapping & harmonic (kết hợp 2 loại trước). Tất nhiên cũng có một số bài các nghệ sĩ cũng sử dụng dây nilon (như bài trống cơm của Hoàng Ngọc Tuấn) nhưng xem ra con số các tác phẩm này là khá hiếm hoi. II/ MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG VÀ NHỮNG KỸ THUẬT 1. Drifting - Andy Mckee Miễn bàn về độ nổi tiếng của tác phẩm này của andy mckee nhé. Hiện nay trên youtube số lượt view đã lên đến ... 24 triệu. Thật kinh khủng. Trong bài này andy mckee sử dụng chủ yếu là kỹ thuật tapping và harmonic. Cộng thêm việc gõ vào thùng đàn (hem bít kỹ thuật này gọi là gì.... ai bít bảo tui zới nhé). Với kỹ thuật tapping guitarist sử dụng đầu ngón tay (có thể là tay trái hoặc tay phải) bấm mạnh vào phím đàn tạo ra tiếng kêu. Với kỹ thuật này sẽ tạo lợi thế cho tay còn lại có thời gian rỗi để tạo ra các âm thanh khác. Như trong bài này là andy mckee sử dụng tay phải để tapping và tay trai gõ vào thùng đàn. (lúc đầu tập kỹ thuật nay đau đầu ngón tay lắm đó nhé). Mem anhdy mckee góp ý là khi sử dụng kỹ thuật tapping trong bài này bạn phải nhấn và giữ âm đó đủ lâu để tạo nên độ ngân cho nốt nhạc. (Lúc đầu mình thường sai là nhấn xong rồi bỏ ra ngay). Còn kỹ thuật còn lại là tapping harmonic. Guitarist andy mckee sử dụng ngón giữa (hầu hết các guitarist đều sử dụng ngón giữa để thực hiện kỹ thuật này) để "quất" mạnh vào các ô có thể tao âm bồi tạo nên tiếng kêu của cả 6 dây đồng thời kèm theo đó là âm thanh của cần đàn bị ngón tay tác động (nghe na ná tiếng trống). ở đây andy mckee sử dụng kỹ thuật này với phím đàn số 12 và phím đàn số 19. ưu điểm của kỹ thuật này là tạo ra âm thanh kết hợp giữa dây đàn và cần đàn, rất độc đáo nghe na ná tiếng trống. 2. Wings you are the hero - Kotaro oshio Tác phẩm này cũng rất nổi tiếng của tác giả người Nhật Kotaro oshio (bản thân mình thích tác phầm này nhất). Với tác phẩm này kotaro oshio đã khéo léo sử dụng 2 kỹ thuật chủ đạo là palm và nail attack để đem đến một tác phẩm cực kỳ sôi động nghe rất giống một bản nhạc với sự phối khí của rất nhiều loại nhạc cụ như trống, một guitar quạt chả, một guitar lead, một guitar bass (gớm thật, tên này đúng là trâu bò. Vì đây là tác phẩm mình rất thích nên mình sẽ nói chi tiết về tác phẩm này + Kỹ thuật nail attack (hay attack mute): Kỹ thuật này guitarist sử dụng ngón tay út "xỉa" vào thùng đàn. Ngón nhẫn (áp út) ở tư thế cong cong và sử dụng móng tay của ngón này tác động vào 2 dây 1 và 2. Ngón út và áp út tạo ra 2 âm thanh cùng lúc sẽ tạo ra 1 tiếng trống, một tiếng na ná tiếng quạt chả. ngón trỏ làm nhiệm vụ lead còn ngón cái có thời điểm sử dụng để đánh tiếng bass, có thời điểm dùng để "quẹt" 3 dây 4, 5, 6. Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo ra một thứ âm thanh "thập cẩm" mà chủ yếu là sử dụng kỹ năng của tay phải (bài này quan trọng nhất là tay phải mừ), không cần sự can thiệp của bất kỳ một loại nhạc cụ nào khác. Tuy nhiên một nhược điểm của kỹ thuật này theo mình là tốc độ của nó sẽ khiến người chơi gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang kỹ thuật khác và đòi hỏi tay phải cần linh hoạt (newbie guitar thì ngậm ngùi chờ lên tay đã rồi hãy tập nhé). + Kỹ thuật palm. Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng mu trong của bàn tay gõ vào thùng đàn đồng thời sử dụng 1 ngón tay tác động vào 3 dây 1, 2, 3 hoặc 4, 5, 6. Có thể dụng ngón trỏ hoặc ngón giữa tuy nhiên mình thấy kotaro oshio sử dụng ngón giữa và mình cũng thấy ngón giữa có độ dài nhất vì thế nên sẽ thuận lợi cho việc tác động vào các dây 1, 2, 3. ưu điểm của kỹ thuật này tương tự nail attack tuy nhiên mức độ dồn dập và bốc lửa của kỹ thuật này hơn nail attack. Tuy nhiên nhược điểm của kỹ thuật này là việc sử dụng ngón tay tác động vào 3 dây một lúc gặp khó khăn (bản thân mình khi thực hiện kỹ thuật này đôi khi vẫn bị vấp vì tác động không đủ 3 dây hoặc tác động lực quá mạnh khiến ngón tay bị vấp. Ai biết cách khắc phục góp ý với mình nhé), đồng thời việc chuyển từ kỹ thuật này sang các kỹ thuật khác cũng gặp khó khăn. + Các kỹ thuật khác: Trong tác phẩm này kotaro oshio cũng ứng dụng cả tapping & harmonic và tapping vào. Ở giữa tác phẩm có một đoạn kotaro oshio dùng cả tay trái và tay phải tapping (lưu ý là tay phải khi tapping thì kotaro tác động thẳng vào phím đàn chứ không tác động vào giữa ô như tapping thông thường). tức là tapping tạo ra tiếng âm bồi đó... 3. Since we met - tommy emmanuel Trong bài này tommy emmanuel chủ yếu sử dụng kỹ thuật fingerpicking (kỹ thuật tỉa đàn thông thường thui, nói tiếng anh nghe cho nó oai. hehe) tuy nhiên nó rất rắc rối khi di chuyển các ngón nên đây cũng không phải là 1 tác phẩm dễ đâu nhé. Đặc biệt có 1 kỹ thuật mà mình cũng chưa biết gọi tên là gì. guitarist sử dụng 3 ngón i, m, a tỉa 3 dây D, G, B và ngón út kéo ngược lại từ E, B, G, D, A, E. Anh chị em nào tập xong bài này góp ý tiếp nhé 4. Trống cơm - Hoàng Ngọc Tuấn (Đây là tác phẩm VN đầu tiên mà mình nghe có sử dụng fingerstyle) Tác phẩm này chủ yếu vẫn là sử dụng phong cách chơi classic tuy nhiên xen kẽ vào đó là việc guitarist đan xen những tiếng gõ vào dây đàn, thùng đàn, cạnh đàn để mô phỏng tiếng trống cơm. Đoạn dạo đầu guitarist kéo dây 6 chồng lên dây 5 để mô phỏng tiếng trống làng nữa. Tác phẩm này gọi là có sử dụng fingerstyle nhưng dễ thui mừ. Tất nhiên những tác phẩm trên vẫn sử dụng cả những kỹ thuật cơ bản như finger picking hay rải dây hoặc dập đàn nữa, nhìn chung vẫn giữ được phong cách chơi guitar III/ ƯU NHƯỢC ĐIỂM 1. ưu điểm - Finger style có thể tạo ra nhiều thứ âm thanh phối hợp cùng nhau để làm cho tác phẩm thêm sống động. - Tận dụng được tối đa tất cả các bộ phận trên cây đàn guitar - Đưa nghệ thuật guitar nâng lên một tầm cao mới, biến cây đàn guitar giờ đây không chỉ là 1 cây đàn guitar nữa. 2. Nhược điểm - Do finger style tận dụng bàn tay một cách tối đa nên đôi khi chúng ta bấm hợp âm không thể đầy đủ nên phần lớn những bài sử dụng finger style đều lên dây theo một hợp âm nào đó để tận dụng dây trống vẫn có thể thể hiện được hợp âm chủ đạo của bài. - Thêm nữa việc sáng tạo ra các tác phẩm fingerstyle đòi hỏi guitarist phải thực sự giỏi về nhạc lý đồng thời nắm vững về guitar (hì hì dân nghiệp dư khó mà sáng tạo được các tác phẩm có sử dụng fingerstyle lém) - Đòi hỏi tốc độ và sự khéo léo của đôi bàn tay nghệ sĩ khá cao. - Phong cách chơi này khá mới ở Việt Nam ta vì thế việc học tập nó còn gặp khá nhiều khó khăn (mình được biết ngay ả ở Nhạc Viện cũng hông dậy món này....) - Các âm thanh chỉ là sự mô phong thui nhé