Xây dựng một cấu hình PC tốt nhất cho Windows 7

Thảo luận trong 'Các thủ thuật khác' bắt đầu bởi NguyenTanBinh, 27 Tháng chín 2009.

  1. Offline

    NguyenTanBinh

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    130
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    0
    Nếu bạn dự tính mua mới hay lắp ráp một PC và quyết định sử dụng hệ điều hành Windows 7 thì bài viết sẽ giúp bạn chọn một cấu hình máy tối ưu, xét về cả hai mặt hiệu năng và giá thành.

    Chỉ còn khoảng hơn 2 tháng nữa thì Windows 7 sẽ chính thức ra mắt người dùng. Nếu dự định sẽ sử dụng hệ điều hành này, ngay bây giờ bạn hãy chuẩn bị để xây dựng một hệ thống tốt nhất, xét về cả hai mặt: hiệu năng và giá thành.

    Trước hết, ta hãy xem qua cấu hình tối thiểu để máy có thể chạy Windows 7: CPU 1 GHz, RAM 1 GB, ổ đĩa còn trống 16 GB, card đồ họa hỗ trợ DirectX 9 (kể cả đồ họa tích hợp lẫn card đồ họa rời).



    Chọn CPU:

    Điểm nổi bật ở Windows 7 là hệ điều hành này được thiết kế với khả năng hỗ trợ rất tốt cho thế hệ bộ xử lý đa lõi. Do đó, một CPU Quad-core chắc chắn sẽ cho hiệu suất hoạt động tốt hơn với bộ xử lý Dual-core hoặc Single-core, trong khi giá thành không cao hơn là bao.

    Bộ xử lý hiện nay thuộc dòng “siêu cao” có thể kể đến là CPU Intel Core i7 Extreme Edition 965 và 975 với giá thấp nhất (tham khảo trên thị trường thế giới) là 1,000 USD nên còn khá xa tầm với đối với đa số người dùng. Biết được điều này, Intel cho ra mắt 3 bộ xử lý có chi phí và hiệu suất thấp hơn nhưng vẫn mang trên mình thương hiệu Core i7 là 920 (2.66 GHz), 940 (2.93 GHz) và 950 (3.06 GHz) với giá dao động từ 290 USD đến 600 USD. Hiện gia đình Core i7 đang được Intel tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng tăng trong khi giá bán đã giảm đi nhiều hơn.

    Những sản phẩm CPU của hãng AMD có giá thành tương đối tốt khi đem so sánh với Intel. Nổi bật trong số này có thể kể đến mẫu Phenom II x4 955 Black Edition được trang bị 4 nhân với khả năng ép xung khá tốt do không bị khóa xung (phiên bản Black Edition). Bộ xử lý này có tốc độ lên đến 3.2 GHz, sử dụng socket AM3 nhưng giá bán chỉ vào khoảng 250 USD mà thôi. Không những vậy, bộ xử lý này cũng hỗ trợ việc ép xung bộ nhớ RAM DDR3.

    Để tăng hiệu quả cho Phenom II x4 955, bạn có thể tiến hành overclock (ép xung) hoạt động của nó. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể thực hiện được việc này nếu như được trang bị một bo mạch chủ hỗ trợ socket AM3, kèm theo đó bạn sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm rình rập trong quá trình ép xung.

    Điểm lưu ý nữa ở Phenom II x4 955 là nó có thể quay trở lại tương thích với các bo mạch chủ sử dụng socket AM2+, nghĩa là bạn có thể mua các sản phẩm bo mạch thấp hơn nhằm tiết kiệm tiền bạc. Tuy nhiên, trong trường hợp đó bạn không thể tiến hành thực hiện overclock bộ xử lý Phenom II x4 955 được.

    Ngoài Phenom II x4 955, người dùng cũng có thể tìm đến một thế hệ bộ xử lý cũng với tên mã Phenom nhưng tiết kiệm được thêm vài USD mà hiệu quả hoạt động cũng rất khá như: Phenom x4 9950 tốc độ 2.6 GHz với giá khoảng 160 USD, hay Phenom II x4 945 với tốc độ 3.0 GHz có giá khoảng 215 USD...



    Chọn bo mạch chủ

    Sau khi đã chọn bộ xử lý mà tiêu biểu là CPU Phenom II x4 955, công việc tiếp theo là chọn một bo mạch chủ hỗ trợ giao tiếp AM3 và bộ nhớ Ram DDR3. Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp bo mạch chủ đáp ứng tốt nhu cầu trên với giá khác nhau, như Gigabyte GA- MA770T-UD3P có giá tham khảo 85 USD, Asus M4A79T Deluxe ATX cao cấp có giá tham khảo 200 USD. Giá thành chênh lệch chủ yếu là phụ thuộc vào các tính năng cũng như tùy chọn cho bo mạch chủ mà bạn mua.

    Để sử dụng tối ưu các công nghệ mà CPU Phenom II x4 955 mang lại và không bị mau chóng lạc hậu, bạn có thể chọn một bo mạch chủ được trang bị chipset mới nhất, cung cấp nhiều tùy chọn mở rộng, hỗ trợ ép xung, nhiều tính năng, được tích hợp card VGA onboard cũng như audio. Lựa chọn sáng giá trong danh sách này là mẫu Asus M4A78T-E, giá tham khảo 150 USD.

    Ngoài những kết nối nêu trên, bo mạch chủ này còn được trang bị cổng kết nối HDMI, DVI, VGA, USB, FireWire, Gigabit Ethernet và một số kết nối cơ bản khác. Bo mạch của Asus được trang bị bộ kit Q-Connector giúp đơn giản hóa cho việc lắp đặt, và đèn LED hiển thị trên bo mạch cũng khá đẹp mắt.



    Chọn card đồ họa

    Tất nhiên, một card đồ họa rời thì khả năng xử lý sẽ tuyệt vời và ổn định hơn nhiều do chúng được xây dựng trên một bo mạch chắc chắn, trang bị bộ xử lý đồ họa tích hợp GPU với các chipset sản xuất rất tốt. Tuy nhiên, hiện nay các card đồ họa onboard cũng đã được cải thiện hơn nhiều trong năm vừa qua.

    Với bo mạch Asus M4A78T-E nói trên, người dùng được trang bị sẵn một card đồ họa tích hợp AMD 790GX xử lý đồ họa rất tốt, đủ khả năng để có thể gánh vác yêu cầu của hệ điều hành Windows 7. Điều này sẽ giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư nếu như yêu cầu về đồ họa không cao.



    Chọn bộ nhớ RAM

    Đây là một thành phần khá dễ lựa chọn. Có thể kể đến cặp đôi DDR3 Kingston 2 GB (4 GB), trang bị FBS 1600 MHz. Và để tận dụng sức mạnh RAM, người dùng phải trang bị phiên bản hệ điều hành Windows 7 (64 bit), tương thích chế độ ảo hóa. Bộ sản phẩm này của Kingston có giá khoảng 115 USD.



    Chọn bộ tản nhiệt

    Điều quan trọng cho một hệ thống hoạt động ổn định là bạn cần lựa chọn một công cụ làm mát cho CPU. Một bộ làm mát tốt sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin về nhiệt độ của CPU khi sử dụng.



    Chọn ổ cứng

    Hiện nay, không gian lưu trữ của ổ cứng ngày càng lớn trong khi giá thành đã giảm đi nhiều, bạn sẽ không thể nào thỏa mãn nhu cầu về dung lượng đĩa cứng mỗi khi chúng xuất hiện mẫu mới dung lượng lớn hơn. Khi mua máy tính, bạn cần đặt ra tiêu chuẩn một ổ đĩa có dung lượng đủ lớn để có thể đáp ứng các nhu cầu lưu trữ của bạn, nhưng phải đáng tin cậy, hiệu quả hoạt động cao.

    Mặc dù ổ đĩa SSD hiện nay được đánh giá khá tốt về tính kinh tế, tốc độ, kích thước, điện năng tiêu thụ thấp... nhưng nó được xem là khá lãng phí đối với một hệ thống máy tính để bàn vốn sử dụng nguồn điện lưới. Nó chỉ phù hợp hơn với những thiết bị xách tay, sử dụng nguồn điện từ pin cần tiết kiệm điện năng mà thôi.

    Chính vì vậy, lựa chọn hợp lý là mẫu ổ cứng 3.5 inch với giao diện kết nối SATA. Cụ thể, bạn có thể mua ổ đĩa có dung lượng 1 TB khoảng 120 USD là được. Những ổ đĩa loại này hiện nay hoạt động rất êm, chất lượng in cậy.



    Chọn ổ đĩa quang

    Đối với hầu hết người dùng, một ổ đĩa quang có khả năng đọc và ghi CD/DVD (có tên chung là DVD-RW) là tốt. Tuy nhiên, mục tiêu của việc xây dựng bộ máy tính này là tận dụng tối đa sức mạnh của Windows 7 mang lại, nghĩa là ổ đĩa của bạn sẽ phải tận dụng tối đa sức mạnh của CPU cũng như bo mạch chủ, khả năng xử lý cao, hiển thị nội dung HD rõ nét và thậm chí là phải hỗ trợ cả định dạng đĩa Blu-ray mới nhất. Giá của một ổ đĩa đáp ứng tốt những nhu cầu trên khoảng 120 USD.



    Chọn bộ nguồn

    Một bộ nguồn đảm bảo cung cấp điện ổn định sẽ giúp hệ thống của bạn hoạt động tốt hơn. Người dùng cũng cần quan tâm đến các công nghệ mà một bộ nguồn mang đến, mà tiêu biểu là công nghệ xanh Restriction of Hazardous Substances (RoHS) thân thiện với môi trường. Bộ nguồn phải đảm bảo các tính năng được cung cấp chứng nhận 80 Plus về khả năng cung cấp năng lượng hiệu quả. Ngoài ra, bộ nguồn phải ít gây ra tiếng ồn khi hoạt động cũng như cung cấp một nguồn điện đủ để cho các thành phần khác hoạt động.

    Có khá nhiều bộ nguồn khác nhau cho bạn chọn, tuy nhiên khi chọn mua bạn cần chọn các hãng có tên tuổi, đủ công suất (khoảng 750 W) có giá khoảng 120 USD.



    Chọn case

    Hiện nay trên thị trường có hàng chục nhà sản xuất case với hàng trăm mẫu mã cho bạn lựa chọn. Bạn phải chọn cho mình một mẫu case có đầy đủ các yêu cầu đặt ra bao gồm: thiết kế bắt mắt, lắp đặt dễ dàng, thông thoáng. Nếu có thể, bạn nên chọn những mẫu cao cấp giá khoảng 130 USD, những case này sẽ trang bị cho người dùng nhiều khay đặt ổ đĩa cứng, ổ quang... dễ dàng cho việc lắp đặt những thành phần mới. Kiểu dáng thiết kế chắc chắn, đẹp mắt cũng là một tiêu chí quan trọng.



    Kết luận

    Như vậy, hệ thống có giá khoảng 1.080 USD (tương đương 19,4 triệu đồng), bạn đã sở hữu một chiếc máy có khả năng gánh vác tất cả những công nghệ cao cấp mà Windows 7 mang lại. Tốc độ xử lý của một bộ máy kể trên khi đem so sánh với một hệ thống “siêu cao” sử dụng CPU Core i7 965 sẽ có hiệu năng cao hơn khoảng 22%. Bạn sẽ thấy đây là một lựa chọn đáng giá, vì muốn mua hệ thống “siêu cao” Core i7, bạn phải trả đến khoảng 37 triệu đồng.

    Tuy nhiên, số tiền 19,4 triệu đồng vẫn là khá cao. Bạn nên chọn sử dụng những thành phần có cấp độ thấp hơn tùy theo yêu cầu công việc của mình. Các thành phần có thể tiết kiệm mà giữ nguyên hiệu suất hoạt động là case, bộ nguồn, ổ đĩa quang, ổ cứng và thiết bị làm mát cho CPU.
  2. Offline

    lebinh1859

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    13
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    với cái giá mà ông nói thì chẳng khác nào nằm mơ vì với giá đó thì chẳng mấy ai " sắm" vì đối với sinh viên thì mua laptop là sự lựa chọn hàng đầu chứ có những khoảng ma mình không có là:
    +không gian nơi kí túc xá rất chật.
    +sự tiện lợi với 1 pc thí không có vì những kiến thức ta học được đa phần ờ lớp;
    vậy nên việc tạo nên 1 giấc mơ như ông anh đã nói ở trên là xa vời trừ khi hiện giờ ông anh là 1" đại gia".nhưng tĩnh lại đi cưng..@@
  3. Offline

    integer

    • Tiếu Ngạo Giang Hồ

    • :-?
    Số bài viết:
    1.695
    Đã được thích:
    1.313
    Điểm thành tích:
    900
    thì Ctrl + C và Ctrl + V chỉ như thế thôi bạn àh
    post cái gì nó cũng có tính thực tế 1 tý, chẳng hạn muốn xây dựng cấu hình 5 tr 7 tr gì đó bạn có thể hỏi đội cứu hộ hay vô 2 mit hỏi( mình cũng giúp được chút xíu), đọc những bài xây dựng cấu hình máy thì google thiếu gì, cái quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền và từng đó tiền bạn nên mua cái gì tối ưu nhất
  4. Offline

    zmazskg

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    148
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    0
    cái bài tội nghiệp này vẫn còn bị lôi ra à?
    :|, đồng ý với hai bạn ở trên. :D

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí