Thảo luận Hot: Đếm ngược để xem "Mặt trăng máu" ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Đời sống sinh viên' bắt đầu bởi Đen Trần, 4 Tháng mười hai 2011.

  1. Offline

    Đen Trần

    • Valentine

    • :)
    Số bài viết:
    200
    Đã được thích:
    191
    Điểm thành tích:
    140
    Hiện tượng Mặt trăng từ màu vàng chuyển dần sang màu đỏ sẽ xuất hiện vào đêm 10/12.
    Vào đêm ngày thứ 7, 10/12/2011 này, chúng mình và cư dân của một số vùng trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 51 phút và lấy đi cái màu vàng thường lệ của Mặt trăng, thay vào đó là màu đỏ đen hoặc đỏ đồng tùy theo điều kiện thời tiết.


    [IMG]
    Ảnh chụp các diễn biến của nguyệt thực toàn phần - khi Mặt trăng dần dần chuyển sang màu đỏ.

    [IMG]




    Những nơi sẽ quan sát được nguyệt thực bao gồm Alaska (Mỹ), bắc Canada, và Đông Á và Trung Á, Australia, New Zealand. Vùng quan sát tốt nhất là Trung và Đông Á, trong đó có Việt Nam chúng ta.


    [IMG]





    Tại Việt Nam, theo các tính toán của NASA: nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu từ lúc 18h33' khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất, nhưng nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ có màu vàng hơi tái hơn so với bình thường. Thời điểm mà chúng ta nên bắt đầu quan sát là 19h45', Mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của Trái đất bắt đầu giai đoạn nguyệt thực 1 phần, màu sắc của vùng bóng trái đất in trên Mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.


    Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 21h06', toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21h33' cũng là lúc Mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm nhất.


    Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 21h57'. Sau đó Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, phần ra khỏi sẽ có sắc vàng dần trở lại. Tiếp theo, Mặt trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn và kết thúc nguyệt thực một phần vào lúc 23h18'.





    Lần nguyệt thực vào đêm 10/12 này, dự kiến chỉ kéo dài có 51 phút nhưng lại rất thuận lợi cho quan sát vì diễn ra trước lúc nửa đêm. Càng đặc biệt hơn khi chúng ta biết rằng phải 3 năm sau nữa (năm 2014), nguyệt thực toàn phần mới xuất hiện trở lại. Với những lý do đó chúng ta hãy đánh dấu đỏ trên quyển lịch và đếm ngược tới ngày 10/12 nhé!






    Khi quan sát nguyệt thực, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào. Tuy nhiên quan sát nguyệt thực sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ, để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt trăng.
    Theo PLXH

    sunset_glow thích bài này.
  2. Offline

    tangvanbinh

    • Đội cứu hộ máy tính

    Số bài viết:
    449
    Đã được thích:
    197
    Điểm thành tích:
    140
    úi là gì mà nguyệt thực hoài thế nhỉ?
    vừa rùi mới xem xong. Bữa nay lại có tiếp.
    huy vọng hôm đó trời đẹp, ko mưa để còn xem

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí