[Tiếng Hàn thú vị] Bài 1: Tiếng kêu cứu của người Hàn Quốc - "살려 주세요!"

Thảo luận trong 'Phỏng vấn - Tán gẫu' bắt đầu bởi quynhhuong89, 29 Tháng hai 2012.

  1. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 1: Tiếng kêu cứu của người Hàn Quốc - "살려 주세요!"
    Nhằm đáp ứng nguyện vọng của các bạn yêu thích tiếng Hàn cũng như văn hóa Hàn Quốc nói chung, TTHQ xin gửi tới các bạn loạt bài viết thú vị về tiếng Hàn. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn
    Như các bạn đã biết, trong tiếng Hàn 살다 - là "sống", còn 살리다 là nội động từ "cứu sống". Hôm nay, để hiểu thêm về ý nghĩa của hai động từ này, chúng ta hãy cùng đặt nó trong ngữ cảnh văn hóa và lịch sử Hàn Quốc.
    [IMG]
    Khi gặp phải tại hoa không lường trước, người ta thường kêu cứu một cách vô ý thức. Người Anh hoặc người Mỹ sẽ nói "Help me!", người Nhật nói "Kure daseuketeo", nhưng người Hàn Quốc không nói xin giúp đỡ (도와 주세요 - Hãy giúp tôi ) mà nói “Cứu tôi!” (살려 주세요). "살려 주세요" cũng giống như cách nói "Cứu tôi với!" của người Việt Nam trong trường hợp khẩn thiết.
    Mặc dù chỉ trong một nói ngắn gọn nhưng qua đó ta có thể biết được lối tư duy của mỗi một quốc gia. Những từ "Help me" hay "Kure daseuketeo" không phải là lời kêu cứu mà ám chỉ việc yêu cầu trợ giúp thêm sức mạnh đang thiếu. Nhưng lời thỉnh cầu "Xin cứu tôi!" thì lại hàm ý "Tôi không còn một chút sức lực nào nữa", "Tôi đang sắp chết".
    Nhìn lại lịch sử, mỗi lần có chiến tranh Hàn Quốc đều phải kêu gọi viện binh của các nước khác. Vào thời Nhật trị, nhân dân Hàn Quốc không chỉ oán than vì xót thương xương máu đồng bào mình mà còn rơi lệ máu bởi sự hy sinh của đội quân tiếp viện. Với tư cách của những người đến giúp, trước thái độ cầu viện chân thành và tiếng kêu "xin cứu mạng", họ cũng sẽ không bất mãn, không nề hà công sức thậm chí là mạng sống để hết lòng giúp đỡ.
    Giống như Tonybee bàn về từ "awake" (눈뜨다, 깨우다 - mở mắt, đánh thức) - đó vừa là nội động từ và vừa là ngoại động từ. Khi việc "đánh thức" và việc "mở mắt" kết hợp với nhau thì sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng chính là sự giúp đỡ chân thành. Cầu viện người khác không phải là việc đáng để xấu hổ. Quan trọng ở đây là chủ thể đi xin trợ giúp hiểu đúng nghĩa khái niệm "cứu trợ" như thế nào, có đánh mất đi sự tự chủ của chính mình không?
    Thông qua thái độ và cách chăm con của người Hàn Quốc, người Việt Nam nói riêng và các quốc gia Châu Á nói chung có thể thấy bố mẹ "giúp đỡ' con cái bằng cách can thiệp vào mọi việc từ nhỏ đến lớn của đứa trẻ. Còn ở Mỹ hay các quốc gia phương Tây, dù bố là triệu phú thì con cái vẫn phải đi làm thêm, làm những công việc như hầu bàn, rửa bát đĩa để tự trang trải học phí. Chúng được dạy phải tự chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình và tự đó học được tinh thần tự lập.
    Khi đi ôtô cũng thế, ở Mỹ bố mẹ ngồi riêng một ghế, con cái ngồi ghế của chúng. Còn ở Hàn Quốc thì hầu như mọi trường hợp con cái được đặt ở ghế giữa, bố mẹ ngồi ở hai bên hộ tống là chuyện phổ biến. Cảnh tượng đó cũng tương tự như cảnh các ông bố, bà mẹ bế con đi rong để đút từng thìa cơm trong các gia đình người Việt. Những hành động đó có thật là sự "giúp đỡ" chân chính hay không? "Giúp đỡ, viện trợ" theo nghĩa chân chính phải là cách thức, phương pháp giúp con người ta được "mở mắt" và được "đánh thức". Còn sự "cầu viện" chính đáng là sự cầu viện khi chủ thể không đánh mất đi sự tự chủ và tinh thần cầu thị của chính bản thân mình.
    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
    leo88, muckho10790, piglet76022 người khác thích bài này.
  2. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 2: "가다" và "오다"

    Hôm nay TTHQ sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hai động từ chỉ hành động di chuyển vô cùng cơ bản trong tiếng Hàn là "가다" và "오다".
    [IMG][IMG]
    [IMG]
    Hai động từ này được giải thích dựa trên cơ sở tiêu chuẩn của phương hướng di chuyển được đề cập đến trong ngữ cảnh hội thoại . Nếu quy chiếu theo sự tương ứng giữa tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng Việt thì hai động từ này có thể được hiểu là "가다 - to go - đi", "오다 - to come - đến/về". Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy có trường hợp trong tiếng Hàn chủ thể (người nói): "(내가) 지금 갑니다" khi dịch sang tiếng Anh lại được biểu hiện là: "I'm coming" (Tôi đang đến) chứ không phải "I'm going" (Tôi đang đi). Hoặc theo lối tư duy của người Việt Nam thì với ngữ cảnh sau tiếng Hàn sẽ được biểu hiện là:
    Ví dụ 1: (Cô giáo gọi điện cho học sinh nghỉ học)
    A: Sao hôm nay em không đến trường?
    오늘 학교에 왜 안 왔어요?
    B: Em bị ốm nên không đến trường được ạ.
    * 몸이 아파서 학교에 못 왔어요.
    Khi dịch sang tiếng Hàn theo lối tư duy tiếng Việt, câu trả lời của học sinh B được coi là sai và phải sửa là: "몸이 아파서 학교에 갔어요".
    Ngoài ra, có một ví dụ nữa mà những người Việt học tiếng Hàn rất hay nhầm lẫn như sau:
    Ví dụ 2: (Hai người bạn gọi điện cho nhau)
    A: 지금 어디 쯤 왔어?
    Bây giờ cậu đi đến đâu rồi?
    B: 거의 다 왔어. 조금만 기다려.
    Tớ sắp đến rồi. Chờ một chút!
    Cũng giống như ví dụ 1, ở ví dụ 2 này, chủ thể (người nói) đều lấy điểm chuẩn là vị trí mình đang đứng và dùng biểu hiện "오다" khi nói với người nghe đang di chuyển. Tuy nhiên, ở ví dụ 2 này, người nghe B vừa di chuyển về phía người nói A và vẫn dùng được động từ "오다". Trong khi tại ví dụ 1, dù với cùng tình huống di chuyển nhưng người nghe B lại không thể dùng được động từ "오다".
    Như vậy, qua các trường hợp trên có thể thấy nếu chỉ dựa vào từ điển và hiểu máy móc theo nghĩa của từ tiếng Anh thì người học tiếng Hàn sẽ không thể tránh khỏi việc dùng sai hai động từ "가다, 오다". Ngay cả những người học tiếng Hàn lâu năm ở trình độ trên trung cấp cũng thường xuyên nhầm lẫn hoặc tỏ ra lúng túng khi gặp phải các ngữ cảnh cần phân biệt và lựa chọn giữa "가다, 오다".
    Một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại trong giao tiếp xã hội chính là khả năng hiểu và vận dụng chính xác từ vựng. Để có thể lĩnh hội và giao tiếp thành công một ngoại ngữ, ngoài khả năng ngữ pháp bạn còn phải rèn luyện kĩ năng sử dụng một cách có hiệu quả lớp từ vựng đặt trong sự hài hòa với các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc đó. Vậy trong trường hợp này, ta cần hiểu và sử dụng hai động từ "가다, 오다" như thế nào cho đúng ?
    Cách sử dụng 가다 và 오다 thay đổi theo chủ thể di chuyển và cả mục đích di chuyển. Theo đó, ta sẽ xem xét từng chủ thể di chuyển trong trường hợp các mục đích di chuyển khác nhau để tìm ra sự khác biệt giữa hai động từ này.
    Quy ước:
    Chủ thể (người nói)
    Người nghe
    Nhân vật thứ 3 (người được kể đến trong nội dung hội thoại giữa chủ thể (người nói) và người nghe.
    1. Khi chủ thể (người nói) di chuyển:
    Theo các nhà phân tích, những địa điểm cư trú như nhà, quê hương của chủ thể được đồng nhất với bản thân chủ thể. Có một ví dụ điển hình là khi bước chân về nhà, người Hàn Quốc hay nói câu: "다녀 왔어요" (Tôi/ Con đã về nhà rồi đây) để thay cho lời chào những người ở nhà. Với những địa điểm là nhà hay quê hương thì người Việt Nam luôn luôn dùng động từ "về" (về nhà, về quê) và dùng động từ "đi, đến" cho các địa điểm khác. Nhưng trong tiếng Hàn khi bản thân chủ thể di chuyển thì điểm trung tâm là địa điểm mà người nói có mặt ở đó. Vì vậy, dù là nhà hay là quê nhưng không phải là địa điểm mà người nói đang có mặt ở thời điểm hiện tại thì vẫn được xếp vào địa điểm thứ 3.
    Ví dụ 3:
    (1) 1월에 고향에 가요. <살아있는 한국어Ⅰ, trang 109>
    Tôi về quê vào tháng 1.
    (2) 어젯밤에 늦게 집에 갔어요? - 아니요, 일찍 집에 갔어요. <살아있는 한국어Ⅱ, trang 65>
    Đêm qua sao về nhà muộn thế? Không, tôi đã về sớm.
    (3) 피곤하고 해서 집에 일찍 갔다.
    Vì mệt nên tôi đã về nhà sớm.
    Trong các trường hợp vừa theo dõi ở ví dụ 3, tuy nói đến các địa điểm là quê, nhà nhưng hành động di chuyển được miêu tả ở thì tương lai (kế hoạch) hoặc quá khứ (hành động đã diễn ra). Tại thời điểm nói, chủ thể không ở quê hoặc nhà nên phải dùng "가다"
    Trường hợp người nói di chuyển về phía người nghe, mời các bạn tham khảo ví dụ sau:
    Ví dụ 4:
    (1)(Gọi điện) A : 저희 집에 실 거지요?
    Anh có đến nhà tôi không?
    B : 그럼요. 거예요. <연세한국어 3-1, trang 70>
    Tất nhiên rồi. Tôi sẽ đến.
    (2)세 시에 그쪽으로 갈거예요. <살아있는 한국어Ⅱ, trang 29>
    Tôi sẽ đến đằng đó vào lúc 3 giờ.
    (3) a.(sai) (제가) 들어와도 돼요? ( May I come in?)
    Tôi có vào được không?
    b. (제가) 들어가도 돼요? (May I go in?)
    Tôi có đi/ đến được không?
    Ở ví dụ 4 câu (1) chủ thể B di chuyển về phía người nghe A và ở câu (3) miêu tả ngữ cảnh người nói ở bên ngoài tòa nhà nói với người nghe ở bên trong để yêu cầu sự đồng ý cho phép đi vào bên trong. Qua các ví dụ này ta có thể rút ra sơ đồ sau:
    2. Khi người nghe di chuyển:
    Trong trường hợp người nói và người nghe cùng di chuyển đến một địa điểm thứ 3 (thường dùng kèm với từ "같이" – cùng) thì luôn luôn dùng từ 가다.
    Ví dụ 5:
    (1) 날씨가 추우니까 따뜻한 차를 마시고 싶네요. / 그럼 같이 마시러 요. <Active Korean 3, trang 88>
    Trời lạnh nên tôi muốn uống một cốc trà nóng./ Vậy chúng ta cùng đi uống.
    (2) 이번 겨울에는 같이 스키장에 까요? <연세한국어 1-2, trang 300>
    Mùa đông này chúng ta cùng đi trượt tuyết nhé?
    Những ví dụ trên đều là những câu kiểm tra hoặc hỏi về suy nghĩ, quyết định của người nghe nên ta có thể nhận biết được đây không phải là sự di chuyển của chủ thể (người nói) mà là của người nghe. Vì vậy, trong những câu hỏi mang tính chất đề nghị tương tự như trên sự di chuyển được hiểu là di chuyển của người nghe và luôn dùng "가다".
    3. Khi nhân vật thứ 3 di chuyển:
    Theo thuyết cộng cảm thì ý đồ di chuyển chịu ảnh hưởng của mức độ đồng cảm nhiều nhất chính là trường hợp người thứ 3 làm chủ thể di chuyển. Ý đồ di chuyển này có thể chịu ảnh hưởng của vị trí vật lí của người thứ 3, mối quan hệ giữa người thứ 3 với chủ thể và người nghe, tức, vị trí mang tính xã hội sẽ tác động lớn đến mức độ phạm vi tâm lí của chủ thể (người nói).
    Nếu nhân vật thứ 3 di chuyển về phía đích đến có mặt người nói thì theo thuyết cộng cảm, điểm trung tâm của việc di chuyển sẽ trở thành chủ thể nên động từ thường dùng ở đây là "오다". Ví dụ, khi A - chủ thể nói với B - người nghe về C - nhân vật thứ 3: "좀 기다려. C가 이따가 올 거야" (Chờ một chút. Rồi C sẽ đến ngay thôi.). Nhưng nếu nhân vật thứ 3 di chuyển theo hướng khác với chủ thể thì tùy thuộc vào sự cảm nhận hay ý đồ của chủ thể (người nói) mà có thể dùng cả "오다" và "가다".
    Ví dụ 6:
    a. (우리가 가는 장소에) 철수는 아마 안 거예요.
    (Địa điểm chúng ta đang đến) Cheolsoo có lẽ sẽ không đi đâu.
    b. (우리가 가는 장소에) 철수는 아마 안 거예요.
    (Địa điểm chúng ta đang đến) Cheolsoo có lẽ sẽ không đến đâu.
    Nếu như ở ví dụ 6(a) chủ thể (người nói) thể hiện sự quan tâm tới nhân vật thứ 3 (Cheolsoo) nhiều hơn đích đến thì ở ví dụ 6(b) mức độ quan tâm của chủ thể dành cho đích đến là lớn hơn mức độ quan tâm --dành cho nhân vật thứ 3 (Cheolsoo). Theo đó, việc sử dụng "가다" hoặc "오다" trong trường hợp nhân vật thứ 3 di chuyển tới một địa điểm thứ 3 (không cùng hướng với chủ thể) sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tâm lý của chủ thể.
    Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số tình huống hội thoại sử dụng động từ "가다/오다". Độc giả nào yêu thích và muốn học tiếng Hàn sâu hơn, xin hãy thử sức và gửi đáp án về cho TTHQ trong phần bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ gửi tặng 01 CD K-Pop cho độc giả có câu trả lời đúng nhất và sớm nhất.
    [A1] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
    - A 씨, 어제 모임에 (갔어요/왔어요)? 안 보이던데요.
    [A2] (당신과 A는 전화 통화 중입니다. 당신은 집에, A는 공원에 있습니다)
    - 제가 지금 그쪽으로 (갈게요/올게요).
    [A3] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
    - 어제 우리 집에 선생님이 (갔었는데/왔었는데), 못 만났어요.
    [A4] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
    - 내일, 역에 (가면/오면) 제 동생이 있을 거예요.
    [A5] (당신과 A는 전화 통화 중입니다. 당신은 집에, A는 공원에 있습니다)
    - 지난주에도 거기 (갔었어요/왔었어요)?
    [A6] (당신과 A는 극장에서 이야기하고 있습니다)
    - 지금 철수를 부르면 여기 (갈까/올까)?
    [A7] (당신과 A는 학교에서 이야기하고 있습니다)
    - 지난주에 철수가 미국에 (갔대/왔대).
    [A8] (당신은 A의 심부름을 하려고 합니다)
    - 제가 역에 (가서/와서) 그 사람을 만날게요.
    [A9] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
    - 제가 A 씨 집에 (가면/오면) 커피 한 잔 주실 거죠?
    [A10] (당신과 A는 전화 통화 중입니다)
    - 경찰을 불러요. 바로 (가서/와서) 해결해 줄 거예요.
    [A11] (당신과 A는 공원에 있습니다)
    - 저는 지난주에도 여기에 (갔었어요/왔었어요).
    [A12] (당신과 A는 전화 통화 중입니다)
    - 남자친구에게 전화하세요. A 씨에게 지금 바로 (가지/오지) 않을까요?
    [A13] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
    - 제가 내일 A 씨의 사무실로 (갈게요/올게요).
    [A14] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
    - 저는 어제 집에 (가서/와서) 바로 잤어요.
    [A15] (당신과 A는 전화 통화 중입니다)
    - 지금 여기로 (갈/올) 수 있어요?

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
    leo88BigZero thích bài này.
  3. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 3: Các quán ngữ liên quan đến "눈" (mắt) và "눈치" – Văn hóa ứng xử trong xã hội Hàn Quốc

    Trên cơ thể con người, mắt được coi là bộ phận quan trọng nhất. Mắt vừa là cơ quan thị giác giúp con người quan sát và cảm nhận thế giới, vừa là “cửa sổ tâm hồn” giúp con người biểu lộ cảm xúc và tương tác với vũ trụ, đồng loại xung quanh. Cũng bởi vậy mà những thành ngữ, quán ngữ liên quan đến mắt nhiều nhất so với các bộ phận khác trên cơ thể con người.

    Trong tiếng Hàn, “눈” được dùng với các trường nghĩa như sau:
    - Cơ quan thị giác của con người
    - Thị lực
    - Sức mạnh phán đoán sự vật của một người
    - Sự chú ý
    - “Mắt bão”
    - Đèn pha phía trước của các phương tiện giao thông (như xe hơi).
    Xét về chức năng biểu hiện, các quán ngữ liên quan đến “눈” được phân loại theo các chức năng sau đây:

    1. Sự quan tâm: 눈과 귀를 한데 모으다 (“Tai và mắt họp lại một chỗ” - Thể hiện sự tập trung cao độ)
      눈길을 끌다 (모으다) (Lôi kéo ánh mắt, sự chú ý)
      눈을 돌리다 (Đảo mắt)
      눈을 멈추다 (Dừng ánh mắt lại, ở đâu đó)
      눈을 반짝이다 (Mắt sáng lấp lánh)
      눈이 팔리다 (“Bán mắt”- Mất tập trung, mất chú ý)
    2. Sự chú ý: 눈 (알) 이 나오다 (Con ngươi nhô ra ngoài)
      눈이 돌다 (Đảo mắt)
      눈이 번쩍하다 (Trợn mắt)
    3. Sự ghen ghét: 눈꼴이 시다 / 눈꼴이 사납다 (Ghê tởm, kinh tởm)
      눈 밖에 나다 (Mất cảm tình)
      눈에 거슬리다 (Chướng mắt)
      눈총을 맞다 (Gặp ánh mắt hình viên đạn)
      눈총을 주다 (Đưa ánh mắt hình viên đạn)
    4. Sự cảm kích: 눈물이 나다 (Chảy nước mắt)
      눈시울을 붉히다 (Mắt đỏ mọng vì khóc)
      눈시울이 뜨거워지다 (Giọt nước mắt nóng hổi)
    5. Sự đau buồn: 눈물이 앞을 가리다 (Nước mắt che phía trước mặt)
      눈물이 핑 돌다 (Nước mắt chảy vòng quanh)
    6. Sự bất mãn: 눈살을 찌푸리다 (Cau mày, nhăn mặt)
      눈을 치켜 뜨다 / 눈을 흘기다 (Lườm, liếc ai đó một cách ngờ vực)
    7. Sự phẫn nộ: 눈을 / 눈을 부라리다 부릅뜨다 (Nhìn trừng trừng, giận dữ)
      눈에서 불이 나다 (“Lửa phát ra từ trong mắt”- Nhìn một cách căm phẫn)
      눈이 뒤집히다 (“Mắt hoa lên”- Giận đến mức mất kiểm soát, lí trí)
    8. Hài lòng: 눈에 들다 / 눈에 차다 (Vừa mắt, vừa lòng, thỏa ý)
    9. Choáng ngợp: 눈이 부시다 (Chói mắt) / 눈 허리가 시다 (Rơm rớm nước mắt)
    10. Tham vọng: 눈이 헛거미가 잡히다 / 눈이 멀다/ 눈이 어둡다(Bị tính tham lam che mắt, không nhìn thấy phía trước)
    11. Một số biểu hiện khác như:
      눈 코 뜰 새가 없다 (Bận tối mắt tối mũi)
      눈을 감다 (죽다) ( Nhắm mắt – Chết)
      눈을 붙이다 (Chợp mắt chốc lát)
      눈을 주다 (Đưa mắt – giao hẹn, hẹn ước)
      눈이 맞다 (Sự hòa hợp, thấu hiểu trong tình yêu nam nữ)
      눈 깜짝할 사이 (Trong chớp mắt, nháy mắt)
    Ngoài những quán ngữ trên, chúng tôi còn muốn giới thiệu một cách biểu hiện thú vị liên quan đến mắt: “눈치 보다”. “눈치” dịch sang tiếng Anh có nghĩa là “sense”, nó vừa có nghĩa là giác quan, vừa có nghĩa là khả năng phán đoán, sự khôn ngoan, thông minh. “눈치” không dừng lại ở đơn vị từ vựng mà còn được nâng lên thành văn hóa “đối nhân xử thế” trong xã hội Hàn Quốc. Có câu thành ngữ rằng: “Chỉ cần biết đối nhân xử thế thì ở chùa cũng có thể nhận được mắm tôm ăn”.
    Dân tộc Hàn Quốc từ rất xưa, trong quá trình phát triển đã hình thành một cách tự nhiên văn hóa “ứng xử” giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể. Sự khôn ngoan khéo léo nhiều khi còn quyết định số phận của con người. Trong chế độ phong kiến xưa,”눈치” là cách thức kẻ yếu theo dõi, phán đoán để làm đẹp lòng kẻ mạnh. Trong xã hội còn tồn tại sự phi lí, bất công và những nguyên lí, nguyên tắc nhiều khi vẫn chỉ nằm trên sách vở thì “눈치” trở thành một trong những bí quyết cần thiết để sinh tồn. Dù là rành rành phải chịu phạt 10 roi nhưng mức độ nặng nhẹ lại phụ thuộc vào thái độ của người trực tiếp thi hành án phạt. Lúc dâng đồ hối lộ cũng thế, nếu không biết xử lí khôn ngoan, đưa 10 nyang (đơn vị tiền tệ trong xã hội Hàn Quốc xưa) vào lúc cần phải dâng 100 nyang thì có khi lại chịu họa lớn hơn so với lúc ban đầu.
    Văn hóa “đối nhân xử thế” được thể hiện rõ rệt trong hoạt động triều chính thời phong kiến. Mỗi khi dự thiết triều, các quan văn võ nhất thiết phải theo dõi và nắm bắt được tâm trạng của nhà vua. Nếu thấy vua đăm chiêu, bực tức thì khi tâu trình phải cẩn thận, tránh không nói thật, nói thẳng. Nếu thấy vua vui vẻ, dễ chịu thì lập tức không bỏ lỡ cơ hội cầu xin những việc khó khăn. Quan chức trong triều, nếu không có “눈치” để phán đoán ý đồ của nhà vua có thể rơi đầu hoặc mang vạ chu di tam tộc. Người đứng đầu một đất nước lại phải nhìn ra xung quanh, phán đoán ý đồ của các quốc gia hùng cường khác để bảo vệ cho vận mệnh của cả một dân tộc.
    Lối tư duy “눈치” vẫn bám rễ và tồn tại trong xã hội Hàn Quốc hiện đại. Có thể thấy điểm chung giữa Hàn Quốc với Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác: sự khôn ngoan, khéo léo trong xử thế luôn được coi trọng hơn là năng lực phân tích logic. Dân đoán ý quan, nhân viên đoán ý sếp, sinh viên đoán ý giáo sư, đàn em (후배) đoán ý đàn anh (선배)… Cả một xã hội vận động dưới một mạch ngầm không quy ước, không được gọi thành tên nhưng ai ai cũng hiểu và nắm rõ quy luật vận động của nó.
    Khác với văn hóa “눈치” của phương Đông, người Anh có văn hóa “common sense”, người Pháp có tinh thần “bon sens”. Hai từ này đều có nghĩa là “trí khôn, lương tri” - là sự phán đoán hành động hay thái độ của chủ thể có đúng hay đi ngược với tiêu chuẩn, ý thức chung. Trái lại, “눈치” không phát huy tác dụng khi đặt trong các nguyên tắc chung mà thể hiện “vai trò” của nó trong những trường hợp “bất hợp lý, phi nguyên tắc”. “눈치” không quan tâm tới các tiêu chuẩn, chủ thể chỉ dựa vào thái độ, tâm trạng của người đối diện để điều chỉnh hành động và thái độ của mình. Bởi vậy, ở các nước phương Tây dù là chỉ huy hay cấp dưới thì cũng đều phải tuân theo “lương tri”. Một người cấp trên ở các nước phương Tây sẽ tin và thừa nhận các ý kiến đa dạng của cấp dưới để đưa ra quyết định hợp lý nhất cho công việc. Còn ở Hàn Quốc, Việt Nam hay các nước châu Á khác thì việc mang “common sense” để đối đáp hoặc bày tỏ ý kiến trái ngược với cấp trên sẽ bị coi là ngông cuồng. Bởi thế, xã hội Châu Á không còn cách nào khác tự nó phải tìm đến “눈치” để giải quyết công việc sao cho mềm dẻo và linh động.

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
    leo88BigZero thích bài này.
  4. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 4: Tìm hiểu về "시집간다", "장가간다" và quan niệm về hôn nhân của người Hàn Quốc


    Trong tiếng Hàn, ngoài từ kết hôn (결혼) là có nguồn gốc từ tiếng Hán (結婚) giống như tiếng Việt thì có hai từ thuần Hàn là “시집간다” (lấy chồng), “장가간다” (lấy vợ). Thông qua việc phân tích rõ hơn hai từ này, ta có thể hiểu biết thêm về quan niệm hôn nhân của người Hàn Quốc

    Trong tiếng Anh, kết hôn được biểu hiện bằng từ “wed” với nghĩa cơ bản là “lời hứa”, “sự cam kết”. Người phương Tây quan niệm việc lập gia đình là lời hứa, là quy ước giữa hai bên nam nữ , rõ ràng và rành mạch như việc kí hợp đồng giao dịch mua bán.
    Trong tiếng Hàn, “시집간다” dịch nôm na sang tiếng Việt là “lấy chồng”. Nhưng trong câu “시집간다” hoàn toàn không xuất hiện chồng mà là “시집” – gia đình nhà chồng (남편의 집). Như vậy, trong từ “시집간다”, người con gái không phải đến để sống cùng chồng mà là sống cùng gia đình nhà chồng.
    Tương tự, trong câu “장가간다”, “장가” là nhà của bố vợ, mẹ vợ (장인 장모의 집, 처가). Từ thời Goguryo, người Hàn Quốc đã có phong tục trước khi lấy vợ, người con trai phải đến sống ở nhà người con gái. Sau một thời gian phụng dưỡng bố mẹ vợ và sinh được đứa con đầu lòng thì lúc đó người con trai mới được đón vợ về nhà mình.
    Qua sự phân tích này có thể thấy với người Hàn Quốc, kết hôn không phải là sự kết hợp nam nữ 1:1 theo kiểu phương Tây mà là sự kết hợp của hai gia đình, thậm chí là hai dòng họ. Quan niệm này chịu ảnh hưởng rõ nét của thuyết giáo “trọng nam khinh nữ” trong đạo Khổng. Xã hội phong kiến xưa không chấp nhận sự tồn tại của con người cá nhân mà ghép họ vào trong những mối dây liên hệ quân - thần, phụ - tử, phu - phụ. Người đàn ông bản thân họ đã là tượng trưng cho khái niệm gia đình. Còn người phụ nữ ngay từ lúc sinh ra đã bị trói buộc trong thuyết tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà phải theo cha, lấy chồng phải theo chồng, khi chồng chết thì theo con trai). Bởi vậy, khi lấy chồng người phụ nữ không những không được hình thành một mối quan hệ độc lập của một người trưởng thành mà còn phải chấp nhận một thử thách mới: “시집살림” (cuộc sống làm dâu). Cuộc sống làm dâu của các cô dâu Hàn Quốc trong xã hội phong kiến xưa chẳng khác là bao so với những cô dâu Việt Nam, cũng là nước mắt, tủi hờn và những dồn nén không thể thổ lộ cùng ai. Nổi bật lên trong đó là mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu đầy nặng nề và thành kiến. Ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng dành hẳn một “mảng” để nói về chủ đề “không bao giờ cũ” này:
    “Mẹ chồng nàng dâu/Chủ nhà, người ở yêu nhau bao giờ”
    “Mẹ chồng đối với nàng dâu/ Như mèo với chuột có thương nhau bao giờ”.
    Trái ngược với các nước châu Á, ở các nước châu Âu thì mối quan hệ giữa “con rể” và “mẹ vợ” mới là mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Trong truyện tranh nổi tiếng của phương Tây có xuất hiện cảnh chàng cầu thủ đấm bốc đang luyện tập trên khán đài, những chàng trai xung quanh cổ vũ bằng cách hét lớn: “Đánh mạnh nữa lên. Hãy tưởng tượng cái bao cát kia là mặt mẹ vợ cậu đi!” Tại sao chàng rể phương Tây không yêu quý mẹ vợ? Bởi mẹ vợ là người luôn can thiệp vào cuộc sống gia đình riêng tư của hai vợ chồng sau khi đã kết hôn. Mối mâu thuẫn này cũng là một hình thức phản kháng đòi tiếng nói tự do, quyền làm chủ, quyền quyết định trong hôn nhân của người phương Tây.
    Trong xã hội hiện đại Hàn Quốc cũng như Việt Nam hiện nay, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không còn căng thẳng và quyết liệt như thời phong kiến. Nhưng tấm màn bao phủ của Nho giáo vẫn chưa hoàn toàn được gỡ bỏ và những cô con dâu Châu Á khi kết hôn, dù ít hay nhiều vẫn phải gánh lấy trách nhiệm lo toan, vun vén và thận trọng trong quan hệ với các thành viên trong gia đình nhà chồng. Vậy theo các bạn, làm thế nào để dung hòa được những quan niệm cũ - mới về hôn nhân, gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay?

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com

    leo88BigZero thích bài này.
  5. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 5: Động từ "먹다" - Miếng ăn và nỗi trăn trở của dân tộc Hàn Quốc

    Như chúng ta đã biết động từ "먹다" trong tiếng Hàn có nghĩa là "ăn". Tuy nhiên, nếu đặt trong phông nền văn hóa và lịch sử Hàn Quốc, động từ này hoàn toàn không đơn giản, không chỉ mang nghĩa là "ăn".
    Người Hàn Quốc vào buổi sáng đầu năm ngày Tết Âm lịch thường ăn 떡국 (canh bánh gạo) và nói 나이를 먹다- Trong trường hợp này không dịch sang nghĩa đen là "ăn tuổi" mà phải là "thêm một tuổi". Bởi thế mới có câu chuyện vui, một người bệnh đến hỏi vị bác sĩ nổi tiếng: "Tôi phải ăn gì để sống lâu?". Vị bác sĩ bèn trả lời: "뭐든 다 먹어도 된다. 다만 나이만 먹지 않으면 오래 살 수 있다" (Ăn gì cũng được. Chỉ cần không "ăn tuổi" là có thể sống lâu".
    Không chỉ thế, với người Hàn Quốc, ngay cả nỗi sợ hãi ( 겁을 먹다) và thời gian (시간을 먹다) họ cũng dùng "먹다". Thậm chí đến những việc xấu như 욕을 먹었다 (ăn chửi), "한 골 먹었다" (ăn đấm) cũng là "먹다".
    Từ "먹다" có độ "phủ sóng" rộng rãi từ biểu hiện phạm vi hành động bên ngoài đến trạng thái tâm lí bên trong: "마음 먹었다"(quyết tâm), "말이 안 먹힌다" (lời nói không thuyết phục, không hợp lí).
    Vậy, tại sao từ "먹다" lại được sử dụng trong quán ngữ Hàn Quốc nhiều đến thế?
    Nhìn lại lịch sử, Hàn Quốc là một dân tộc nghèo đói, một dân tộc luôn bị ám ảnh bởi cái đói. Mùa đông khắc nghiệt, chiến tranh và những cuộc phân li khiến dân tộc Hàn Quốc luôn chìm trong đói khát và lo lắng về sự "thiếu ăn". Cho đến tận ngày hôm nay, dấu vết của một thời cơ cực còn in dấu cả vào trong bài hát đồng dao của trẻ thơ Hàn Quốc:
    토끼야, 토끼야, 산속의 토끼야. 겨울이 오면은 무얼 먹고 사느냐?
    Thỏ à, thỏ à, con thỏ trong núi à. Mùa đông đến mày ăn gì để sống?
    Thời xưa vào dịp sinh nhật, dù nhà giàu hay nhà nghèo cũng chỉ mừng nhau bằng bát cơm được đắp đầy ngọn, gọi là 고봉밥 với ngụ ý rằng: "Hãy ăn cho thỏa thích trong ngày trọng đại này". Đó là một món quà giản dị mà chan chứa nước mắt buồn tủi về sự nghèo, sự đói của cả một dân tộc.
    Trong thành ngữ Hàn Quốc còn có câu: "가는 손님은 뒤꼭지가 예쁘다" (Người khách ra về có gót chân đẹp). Câu nói tưởng là hài hước, nhưng thực ra lại thấm đẫm ý vị chua chát. Làm sao có thể tưởng tượng con người ta thiếu thốn và bị ám ảnh bởi cái ăn như thế nào mới có thể truyền nhau những câu thành ngữ như thế? Lại một lần nữa, ta bắt gặp nét tương đồng, giao thoa giữa hai dân tộc Việt – Hàn trong quan niệm về "cái ăn". Người Việt có câu: "Có thực mới vực được đạo", người Hàn có câu: "금강산도 식후경" (Dù thăm núi Kim cương cũng phải sau khi ăn). Phải chăng, chỉ có những dân tộc trải qua chiến tranh, đói nghèo và thiếu thốn mới hiểu hết giá trị của "ngọc thực"?
    Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số quán ngữ có từ "먹다". Đây là những quán ngữ tiêu biểu được dùng trong đời sống hàng ngày của người Hàn Quốc.
    1. 겁을 먹다 (Sợ hãi)
    가: 여기서 어떻게 뛰어내려! 난 못해.
    나: 겁 먹지 마. 별거 아니야. 눈 딱 감고 뛰어내.
    A: Ở đây làm sao nhảy xuống được. Tớ không nhảy được đâu.
    B: Đừng sợ. Không khó đâu. Nhắm mắt lại và nhảy xuống đi.
    2. 국수를 먹다 (Ăn mì ống - Chỉ việc làm lễ thành hôn)
    가: 올해 안에는 국수 먹을 수 있는 거니?
    니: 아마 10월에 먹을 수 있을 거야.
    A: Trong năm nay có được ăn cỗ cưới không thế?
    B: Chắc là trong tháng 10 sẽ được ăn thôi
    3. 먹은 벙어리 (Người câm ăn mật ong)
    가: 고백을 해야지 하고 다짐하지만 막상 그녀앞에 서면 꿀 먹은 벙어리가 되더라구.
    나: 보기와는 다르게 내성적인 성격이구나.
    A: Tôi đã quyết tâm phải tỏ tình nhưng trước mặt cô ấy, tôi cứ như "người câm ăn mật ong"
    B: Hóa ra là người nhút nhát, khác hẳn với bề ngoài
    4. 먹고 먹기 (Vừa ăn gà lôi vừa ăn trứng)
    가: 담배값이 또 인상된다더군.
    나: 이 기회에 담배를 끊어버려.건강 챙기고,돈도아끼고 꿩 먹고 알 먹기 아냐?
    A: Giá thuốc lá hình như lại tăng rồi.
    B: Nhân dịp này cậu bỏ thuốc lá đi. Vừa bảo vệ sức khỏe, vừa tiết kiêm tiền. Không phải là "vừa ăn gà lôi, vừa ăn trứng" sao?
    5. 누워서 먹기 (Vừa nằm vừa ăn bánh)
    가: 대기업에 취업하려면 토익 700 점 정도만 받으면 될 거야.
    나: 너야 영문과 나왔으니 700 점이야 누워서 떡 먹기겠지.
    A: Để xin việc vào công ty lớn, cần phải có bằng Toeic 700
    B: Cậu học khoa tiếng Anh thì 700 điểm thì có khác gì "vừa nằm vừa ăn bánh"
    6. 더위를 먹다 (Say nắng)
    가: 저기요.8천원인데 계산하고 가셔야지요.
    나: 이 아가씨가 더위를 먹었나.무슨 소리 하는 거예요?
    A: Anh (chị) ơi. Hết 8000 won, anh tính tiền rồi hãy đi chứ ạ.
    B: Cô này bị say nắng à? Cô đang nói gì vậy?
    7. 말아 먹다 (Khuynh gia bại sản)
    가: 나 같은 여자를 만나야 제대로 정신차리고살 거야.
    나: 무슨 소리 하는 거야.집안 말아 먹을 일 있냐!
    A: Phải gặp người con gái như em thì anh mới tu chí làm ăn được.
    B: Cô đang nói gì thế. Có mà chỉ khuynh gia bại sản thôi!
    8. 먹이다 (Lừa, nói dối người khác)
    가: 이번에는 늦지 말고 와야한다.괜히 기다리는 사람까지 물 먹이지 말고.
    나: 알았어.
    A: Lần này đừng đến muộn, đừng cho những người chờ đợi bị "leo cây".
    B: Tớ biết rồi.
    9. 식은 먹기 (Dễ như ăn cháo nguội)
    가: 트럭 몰 줄 아니?
    나: 그럼.식은 죽 먹기지.
    A: Có biết lái xe tải không?
    B: Có chứ. Dễ như ăn cháo nguội vậy.
    10. 골탕을 먹이다 (Bị lừa một vố)
    가: 버릇없는 후배녀석 골탕을 먹이는 방법 없을까?
    나: 그럼 말이야. 후배에게 술 사준다고 불러내서 온갖 술이며 안주를 실컷 시켜놓고 화장실 간다고 말하고는 먼저 나와 버리는 건 어때?
    A: Có cách nào cho gã đàn em không biết điều một bài học không?
    B: Có chứ. Gọi nó đến và bảo mua rượu cho uống. Gọi thật nhiều rượu và đồ ăn rồi nói đi toilet, sau đó thì về trước. Cách này thế nào?
    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
    leo88 thích bài này.
  6. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 6: Thử tìm hiểu và vận dụng cách biểu hiện của "기가 막힌다"



    Khi gặp chuyện xảy ra bất ngờ khiến ta cảm thấy bực bội, khó chịu, bạn thường diễn đạt tâm trạng của mình như thế nào? Và trong trường hợp đó chúng ta sẽ diễn đạt bằng tiếng Hàn ra sao?
    Chúng ta hãy theo dõi đoạn hội thoại sau đây để biết thêm về một cách biểu hiện rất thú vị này của người Hàn Quốc.


    [IMG]

    - 종찬: 너 정숙씨하고 싸웠어?
    Jongchan: Cậu cãi nhau với Jeongsuk à?

    - 혁준: 응.
    Hyeokjun: Ừ

    - 종찬: 왜 싸웠는데?
    Jongchan: Tại sao lại cãi nhau thế?

    - 혁준: 그게... 정숙이가 다른 남자를 만난 거 있지.
    Hyeokjun: Cái đó…Vì Jeongsuk gặp gỡ với người con trai khác.

    - 종찬: 다른 남자를 만나?
    Jongchan: Hẹn hò với người con trai khác?

    - 혁준: 그래. 며칠 전에 좀 다툰 적이 있는데 그렇다고 다른 남자를 만날 수 있는거니? 정말 기가 막혀!
    Hyeokjun: Đúng thế. Mấy ngày trước đây có xích mích một chút. Như thế mà đã có thể hẹn hò với người con trai khác rồi sao? Thật là không thể hiểu nổi!

    (Trích trong phim truyền hình '낭랑 18세' / 'Tuổi 18 ngọt ngào' của đài KBS)

    Qua đoạn hội thoại trên ta có thể thấy Hyeokjun đang có tâm trạng rất không vui vì vừa cãi nhau mà bạn gái anh đã đi hẹn hò với người con trai khác. Vì vậy, anh nói '기가 막혀!'. Như vậy, khi bực mình vì gặp một việc xảy ra đột ngột (thường theo chiều hướng xấu mà chủ thể không mong đợi), khiến chủ thể bất ngờ tới mức không thể lí giải nguyên nhân tại sao, ta dùng biểu hiện "기가 막힌다".

    Trong biểu hiện này, "기" có nguồn gốc từ tiếng Hán (氣, khí), vốn xuất hiện trong từ "không khí" hoặc dùng để chỉ hoạt động hô hấp. Dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội mà phạm vi sử dụng của từ "기" cũng ngày càng trở nên phong phú hơn: sức mạnh tổng thể (총체적인 힘), nguyên khí (원기), tinh khí (정기), sinh khí (생기), khí lực (기력)…

    Chúng ta không thể nhìn "không khí" bằng mắt nhưng không phủ nhận được sự tồn tại và sức mạnh của nó. Tương tự như thế với con người khi ta nói "저 사람은 기가 참 세 보이네" (Nhìn người kia trông tướng khí thật khác thường), hoặc "너 왜 그렇게 기운이 없냐?" (Cậu sao hôm nay không có chút sinh khí nào thế?)

    Theo đó, khi gặp phải những chuyện đột ngột, xảy ra bất ngờ tới mức không thể cất lời, hơi thở lưu thông khó khăn, thay vì dùng cách nói "숨이 막힌다" (nghẹt thở) người Hàn Quốc dùng biểu hiện "기가 막힌다".

    Ngoài trường hợp trên, biểu hiện "기가 막힌다" còn được dùng trong ngữ cảnh sau:

    - 마리: 제가 만든 김치볶음밥이에요. 한번 먹어 보세요.
    Mari: Đây là món cơm rang Kimchi tôi làm. Bạn ăn thử đi.

    - 민수: 음~, 맛이 아주 기가 막히는데요!
    Minsu: Òa, Vị của nó mới độc đáo làm sao! Hoặc "Vị của nó thật độc nhất vô nhị"

    Trong đoạn hội thoại trên, Minsu khi được Mari mời ăn món cơm rang kim chi, thay vì khen "Ngon quá!" (맛있다) như thông thường, anh dùng cách nói "기가 막히는데요". Để thể hiện sự biết ơn và tâm trạng vui sướng của mình, Minsu nhấn mạnh : tài nấu ăn của Mari nếu chỉ dùng cách khen "Ngon quá!" (맛있다) thì sẽ là thiếu sót, nó tuyệt đến nỗi không có cách biểu hiện nào có thể diễn tả cụ thể hơn.

    Như chúng ta thấy, người Hàn Quốc có xu hướng tư duy theo cảm tính, thiên về trực giác, linh tính hơn là tư duy theo lí trí, logic. Do đó các từ miêu tả trạng thái của cơ thể, tính chất cảm xúc trong tiếng Hàn cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Với lợi thế là thứ ngôn ngữ chắp dính, số lượng âm tiết dồi dào nên bản thân sự kết hợp của các âm tiết trong tiếng Hàn cũng góp một phần không nhỏ tạo nên sắc thái ý nghĩa cho từ nó cần biểu đạt. Khi ta phát âm "기가 막힌다", theo nguyên tắc biến âm từ này sẽ được đọc là /기가 마키다/, phụ âm "ㅋ" khi đọc đòi hỏi cuống lưỡi phải ép chặt vào vòm họng, chặn luồng khí ra vào thông qua cuống họng và tạo ra hiệu ứng cảm giác "bức bối", "khó chịu" rất đặc biệt. Để cảm nhận hết được ngữ điệu và sắc thái của cách biểu hiện này, các bạn hãy thử một lần nghe nó trực tiếp từ một người Hàn, trong một ngữ cảnh cụ thể. Tôi tin chắc bạn sẽ thấy vô cùng thú vị và không bao giờ quên "기가 막힌다".

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
    leo88 thích bài này.
  7. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 7: "시원하다" Và những cách biểu hiện mâu thuẫn thú vị

    [IMG]


    Có một lần khi đi Jjimjilbang (찜질방, một loại hình tắm hơi công cộng ở Hàn Quốc) cùng những người bạn Hàn, khi thấy các bạn ngâm mình trong nước nóng mà vẫn thốt lên "시원하다" tôi đã rất ngạc nhiên: Tại sao vào bồn tắm nóng lại kêu "mát mẻ"?.

    Sự ngạc nhiên ấy ngày càng lớn dần lên kể từ lúc sau khi đi Jjimjilbang, chúng tôi cùng đến nhà hàng ăn 매운탕 (một loại canh hải sản nấu với bột ớt rất cay). Khi thấy các bạn Hàn vừa xì xụp múc từng thìa nước canh đỏ ngầu ớt vừa xuýt xoa: "시원하다", đến lúc này, tôi đã không giấu được sự tò mò và ngạc nhiên: "Vậy cuối cùng 시원하다 trong tiếng Hàn có nghĩa là gì?" Đáp lại câu hỏi của tôi chỉ là một tràng cười lớn của tất cả mọi người. Một cụm từ đơn giản (có nghĩa rõ ràng trong từ điển) nhưng lại có phạm vi và sắc thái sử dụng biến đổi linh hoạt đến mức chính những người Hàn Quốc cũng không dễ dàng gì có thể liệt kê hoặc giải thích toàn bộ cách sử dụng nó cho chúng ta.

    Đối với những người nước ngoài học tiếng Hàn, "시원하다" là từ được xếp vào loại "rắc rối". Tại sao? Bởi nghĩa của "시원하다" không chỉ đa dạng, phong phú mà giữa các nghĩa còn có sự mâu thuẫn và được sử dụng trong những ngữ cảnh hoàn toàn khác nhau.

    Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn lớp nghĩa của "시원하다":

    1. Nghĩa gốc: "시원하다" là động từ chỉ thời tiết không nóng cũng không lạnh, không khí mát mẻ, dễ chịu. (Dịch sang tiếng Anh là be cool, refreshing.)

    Ví dụ:

    오늘은 날씨가 시원하네!
    (Hôm nay thời tiết mát mẻ quá nhỉ!)

    2. 시원하다 còn dùng để chỉ tâm trạng của con người, trong trường hợp khi gỡ bỏ được gánh nặng, tâm trạng nhẹ nhõm, sảng khoái, ta cũng dùng "시원하다".

    Ví dụ:

    걱정되던 학비 문제가 해결되니 마음이 시원하다.
    (Vấn đề học phí mà tôi lo lắng đã được giải quyết nên tâm trạng thoải mái.)

    3. Khi sự vật, công việc thỏa mãn đầy đủ, thích đáng theo yêu cầu, kì vọng của chủ thể.

    Ví dụ:

    일거리가 시원치 않다.
    (Công việc không được thuận lợi.)

    Hoặc:

    일이 시원하게 처리 되였다.
    (Công việc đã được xử lí ổn thỏa.)

    이 승용차 성능이 시원치가 않다.
    (Tính năng của cái xe này không được tốt.)

    4. Lời nói và hành động niềm nở, ân cần

    Ví dụ:

    사람 됨됨이 시원하다.
    (Kiểu người niềm nở.)

    5. Vị của nước canh vừa thanh lại vừa đậm đà, đem lại cảm giác tỉnh táo, dễ chịu cho người thưởng thức (hay được dùng để chỉ các món như 된장찌개, 매운탕.)

    Ví dụ:

    비가 오는 날에 시원한 된장찌개가 생각난다.
    (Vào ngày mưa tôi nhớ đến món canh tương đậu đậm đà.)

    6. Chỉ sự vật, sự việc được mở rộng, trải rộng, không có rào cản, vướng mắc.

    Ví dụ:

    터널이 시원하게 잘 뚫려있다.
    (Đường hầm được đào rất thông thoáng.)

    Qua phần tổng hợp trên có thể thấy "시원하다" vốn là một tính từ vừa chỉ cảm xúc tâm lý vừa được dùng để miêu tả cảm giác mang tính xúc giác. Cả hai trường hợp này đều cùng chung một cách biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, với người nước ngoài học tiếng Hàn, nếu chỉ cứng nhắc suy đoán "시원하다" theo nghĩa xúc giác bên ngoài mà bỏ quên đi những trạng thái cảm giác đòi hỏi sự cảm nhận từ bên trong, bạn sẽ không bao giờ hiểu được biểu hiện tinh tế, nhạy bén này.

    Người Hàn Quốc ví từ "시원하다" có phạm vi sử dụng rộng giống như từ "OK" trong tiếng Anh hay từ "可以/커이" (Keoy) trong tiếng Trung với các lớp nghĩa phong phú như 된다, 괜찬다, 좋다 (được, không sao, tốt). Sự đa dạng trong cách sử dụng của ngôn ngữ nói chung, của một từ nói riêng chính là sự phản ánh thái độ, cảm giác, cảm xúc sâu lắng của cả một dân tộc về nhân sinh quan. Chúng ta hãy cùng cảm nhận và tập sử dụng từ "시원하다" trong những ngày thu mát mẻ này, để mang lại tiếng cười cho mọi người xung quanh, và để thấy cuộc sống này "너무 시원하다" – vô cùng sinh động và vui tươi nhé

    Nguồn: ThongTinHanQuoc.com
  8. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 8: Sự khác biệt giữa "감사하다", "고맙다" và văn hóa cảm ơn của người Hàn Quốc
    [IMG]

    Có một người bạn đã tâm sự với tôi rằng khi đến Hàn Quốc để học tiếng Hàn, điều hạnh phúc nhất của bạn là hàng ngày được ít nhất một lần nói hai từ "cảm ơn". Cũng giống như hai từ "Thank you" và "Sorry" trong tiếng Anh, ở Hàn Quốc "cảm ơn" và "xin lỗi" đã trở thành một thứ đạo đức cơ bản. Tiếng "cảm ơn" là để thể hiện lòng biết ơn và thiện chí của người nói, khiến cả người nói và người nghe đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tại đây, chúng ta được nghe hai tiếng đó hàng ngày, hàng giờ: khi mua hàng, cả người bán và người mua đều cúi đầu "cảm ơn", khi ta nhường ghế trên tàu điện ngầm cho một người lớn tuổi và được nhận lại nụ cười cùng hai tiếng "cảm ơn", khi ta vui mừng rối rít lặp đi lặp lại "감사합니다" khi được một người Hàn Quốc tận tình chỉ đường… Những chiếc thùng rác ở Hàn Quốc được ghi thêm một dòng chữ rất vui là: "여기에 버려주셔서 감사합니다" (Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi).Trong tiếng Hàn có hai từ đều mang nghĩa "cảm ơn" là "감사하다" và "고맙다". Vậy ta phải phân biệt và sử dụng hai từ này thế nào cho phù hợp và tự nhiên theo đúng "chất Hàn"?

    Thông thường, để phân biệt giữa "감사하다" và "고맙다" chúng ta thường lấy tiêu chí "고맙다" là từ thuần Hàn còn "감사하다" là từ Hán Hàn (感謝 ~ cảm tạ). Cũng giống như trong tiếng Việt, các từ Hán Việt hay Hán Hàn thường được dùng trong những trường hợp trang trọng, mang tính nghi thức, các từ thuần Việt hay thuần Hàn lại thường được dùng trong ngữ cảnh thân mật, khiến lời nói trở nên tự nhiên, gần gũi hơn. Với người Việt Nam, "cảm tạ" tuy vẫn được hiểu với nghĩa "cảm ơn" nhưng từ này có chăng chỉ xuất hiện thưa thớt trên sách vở và hầu như không được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Trái lại, ở Hàn Quốc, tuy có một số nhà ngôn ngữ mang từ tưởng "bài Trung" phản đối việc lạm dụng và sử dụng từ "감사하다", nhưng như chúng ta thấy, hai từ này vẫn được dùng phổ biến đồng đều như nhau trong cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc.

    Xét về từ loại, từ điển Naver thừa nhận "감사하다" mang chức năng của cả tính từ và động từ, "고맙다" là tính từ. Tuy nhiên, ta có thể nói "고마운 나의 조국", "고마운 우리 선생님", nhưng không thể nói "감사한 나의 조국". Hiện tượng này cho thấy, "감사하다" thiên về chức năng của động từ, nó có thể làm vị ngữ đứng cuối câu nhưng lại không làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ phía trước.

    "감사하다" và "고맙다" cũng có những quy ước cho đối tượng sử dụng. Theo nhận thức thông thường, với người lớn tuổi hoặc có chức vị cao hơn bao giờ ta cũng phải dùng "감사하다" . Ngược lại, trong trường hợp sau đây:

    딸이 그런 말을 꺼내자 부모는 오직 고마워서 눈물을 흘릴 뿐이었다
    Nghe con gái nói thế, bố mẹ chỉ biết cảm ơn đến chảy nước mắt

    Nếu bố mẹ dùng "감사하다" với con gái thì lời nói sẽ trở nên gượng ép, thiếu tự nhiên. Với những mối quan hệ gần gũi như trong gia đình, bạn bè, người thân xung quanh ta có thể sử dụng "고맙다" để tạo bầu không khí thân tình, ấm áp. Còn tại công ty, các cơ quan nhà nước, địa điểm công cộng - những nơi đòi hỏi những nghi lễ lịch sự mang tính chất xã hội thì nên dùng "감사하다". Những "quy ước ngôn ngữ" này không được ghi trong sách vở mà được hình thành và luyện tập một cách tự nhiên trong suốt quá trình trưởng thành, tiếp xúc với cộng đồng của một cá nhân. Cùng là lời nói cảm ơn, cùng biểu lộ tấm lòng cảm ơn của chủ thế nhưng tuy theo ngữ cảnh, tùy theo cách nói, cách nghe mà ta có thể đoán biết được tính chất các mối quan hệ, mức độ gắn bó, thân thiết của các đối tượng giao tiếp.

    Với những người học tiếng Hàn, việc tìm hiểu bản chất và vận dụng nhuần nhuyễn hai từ này sẽ giúp chúng ta mở rộng quan hệ và tiếp cận nhanh chóng hơn vào xã hội Hàn Quốc. Đã có bao giờ chúng ta tự hỏi, tại một đất nước công nghiệp luôn "mang tiếng" là thực dụng và "sống nhanh" nhưng con người ta lại có thời gian để bày tỏ thái độ, tình cảm của mình qua hai tiếng "감사하다" và "고맙다". Còn tại Việt Nam, ai cũng thấy "ngài ngại" khi thốt ra những tiếng "cảm ơn" hay "xin lỗi" bởi cho đó là sự khách khí hay giả tạo. Chúng ta không muốn hay chưa biết cách nói "cảm ơn"?

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
    interpol thích bài này.
  9. Offline

    piglet7602

    • Nữ Tướng

    Số bài viết:
    803
    Đã được thích:
    1.126
    Điểm thành tích:
    900
    Hix,... không có phần phát âm sao mà học đây nhỉ???
  10. Offline

    Mun_xyh

    • Mun Coca - Cola

    • http://doanweb.com/idm-6-17_full-crack-ban-moi-nhat-2013
    Số bài viết:
    296
    Đã được thích:
    533
    Điểm thành tích:
    450
    phải có thêm bảng phiên âm gồm có nguyên âm đơn, nguyên âm kép, phụ âm đơn phụ âm kép thì mới đọc được đó.
  11. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0

    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 9: "안녕하세요" và văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc


    [IMG]

    Người Việt ta có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Lời chào thể hiện tình cảm, sự quan tâm giữa các thành viên cùng sinh sống trong một cộng đồng. Văn hóa chào hỏi của tất cả các quốc gia trên thế giới tuy được biểu hiện qua các hình thức, ngôn ngữ khác nhau nhưng luôn chứng minh bản năng sinh tồn "một cách có văn hóa" của loài người: con người luôn tìm cách "thêm bạn, bớt thù" và lời chào chính là dấu hiệu để đón nhận cá nhân mới vào chung một cộng đồng.

    Loài người thể hiện lời chào không chỉ bằng lời nói mà còn bằng điệu bộ, phong cách, cử chỉ. Bởi thế, văn hóa chào hỏi còn phản ánh phong cách con người, thuần phong mĩ tục của địa phương và dân tộc. Ở nước Anh - xứ sở sương mù, thời tiết luôn được bao phủ bởi lớp sương mù âm u nên những ngày nắng ấm luôn luôn được mong mỏi. Bởi thế, người Anh mới ghép từ Good (tốt) vào trước các danh từ Morning, Afternoon, Evening để hình thành câu chào. Đối với người Việt Nam, câu chào (Chào bác ạ!) còn có thể được chuyển thành câu hỏi (Anh, chị đi đâu đấy?) hoặc câu mời (Mời bác xơi cơm ạ!). Đi kèm với lời nói, người dưới khi chào người trên thường phải lễ phép, khoanh tay trước ngực để thể hiện sự kính trọng…

    Trên thế giới, dân tộc cầu kì và cọi trọng lời chào nhất là Nhật Bản. Ngoài câu chào "오지기" (Ochigi) phổ biến mà chúng ta đều biết thì người Nhật tùy theo từng ngữ cảnh: khi gặp lần đầu tiên, khi chia tay, khi cảm ơn hoặc xin lỗi… lại có các cách thể hiện lời chào khác nhau. Đặc biệt, lời chào của người Nhật luôn nhất thiết phải đi cùng với nụ cười và động tác gập lưng, cúi đầu. Nếu để đối phương, nhất là người lớn tuổi cúi đầu trước sẽ là thất lễ.

    Lời chào bằng tiếng Hàn "안녕하세요" ngày nay đã được cả thế giới biết đến. Nhưng hiếm có ai biết, lời chào này lại chứa đựng trong nó lịch sử đau thương của cả một dân tộc. Trải qua chiến tranh loạn lạc và sự thiếu thốn triền miên, con người ta trong một đêm có thể ra đi bất cứ lúc nào bởi lưỡi dao loạn lạc hay đơn giản chết vì cái đói. Vì thế, cứ buổi sáng tỉnh dậy, người Hàn Quốc lại dùng câu hỏi thay cho câu chào "밤새 안녕하셨습니까?", "안녕히 주무셨습니까?" (Đêm qua ông, bác, anh... ngủ có được bình an không ạ?). Từ "안녕" tiếng Hán (安寧) mang nghĩa là "an ninh" tức, trạng thái an toàn, không lo lắng, sợ hãi. Như vậy, đối với người Hàn Quốc, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là trạng thái an toàn, bình an vô sự.

    Trong xã hội Hàn Quốc, ta thấy phổ biến nhất là cách nói "안녕하세요". (Có thể dịch là "Xin chào" trong tiếng Việt, hoặc "Hello" trong tiếng Anh). Từ cách nói này, có thể hỏi thăm người đối diện bằng các biểu hiện như: 안녕하신지요? 편안하신지요? (Ông/bà/bác... có được khỏe mạnh, bình an không?). Vì tiếng Hàn có đặc điểm hay lược bỏ chủ ngữ nên ta phải dựa vào từng ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thay đại từ nhân xưng cho phù hợp.

    Không chỉ thế, khi chủ thể - người nói - ở trạng thái "tĩnh" (ở lại) muốn chào đối phương ở trạng thái "động" (đi) sẽ nói: "안녕히 가세요" (Chúc ông/bà/bác… lên đường bình an). Còn khi chủ thể ở trạng thái "động" (đi) muốn chào đối phương ở trạng thái "tĩnh" (ở lại) sẽ nói: "안녕히 계세요" (Chúc ông/bà/bác…ở lại mạnh giỏi). Đối với bạn bè hoặc người nhỏ tuổi, ta có thể thay đổi cách chào cho thân mật, gần gũi hơn như: 친구야, 안녕 (Chào bạn) / 안녕, 또 만나자 (Chào nhé! Lần sau mình lại gặp nhau).

    Trong khi chào hỏi, người Hàn Quốc còn hay dùng từ 안부 (安否, an phủ) với nghĩa "lời hỏi thăm xem đối phương có được bình an hay không".
    Ví dụ:

    안부 전화.
    Điện thoại hỏi thăm.

    안부 편지.
    Thư thăm hỏi.

    안부를 묻다.
    Hỏi thăm tình hình sức khỏe, công việc, cuộc sống nói chung.

    아버님께 안부를 전해 주십시오.
    Cho tôi gửi lời hỏi thăm tới cha bạn.

    멀리 떠나 있는 사람의 안부가 궁금해진다.
    Lo lắng cho tình hình của người đi xa.

    Văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc tuy không cầu kì như người Nhật nhưng ta cũng dễ dàng nhận thấy người Hàn Quốc rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Cũng giống như người Nhật, nụ cười và động tác gập lưng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi ở Hàn Quốc. Do sự thâm nhập của văn hóa phương Tây và sự phát triển của xã hội hiện đại mà ngày nay người ta có thể thay động tác gập lưng bằng cái cúi đầu nhẹ. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt trang trọng hoặc muốn thể hiện sự kính trọng với người cao tuổi, người có chức vụ cao trong xã hội thì động tác gập lựng vẫn đặc biệt được coi trọng.

    Tại Hàn Quốc, bài học đầu tiên của các nhân viên của các phòng Tiếp dân, các loại hình dịch vụ là học về cách chào khách hàng. Mỗi một nhân viên đều được đào tạo về ngữ điệu, phong thái, động tác, cử chỉ (gập lưng bao nhiêu độ là vừa phải, trong thời gian bao lâu…) một cách chi tiết và tỉ mỉ. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi đến bất cứ một siêu thị, ngân hàng hay cơ quan tiếp dân nào tại Hàn Quốc.

    Nền kinh tế "phát triển thần kì" của Hàn Quốc không chỉ đặt mấu chốt ở chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà còn nằm ở "미소 전력" - chiến lược nụ cười. Nụ cười và thái độ lịch sự, thân thiện trong văn hóa chào hỏi không chỉ thể hiện sự tôn trọng, tình đoàn kết cộng động mà còn góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Hàn Quốc: Hiện đại, văn minh và chuyên nghiệp.
    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  12. Offline

    loveyou

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    13
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Nhìn thấy loạn cả dầu lun :(
  13. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 10: "수고하세요" – Cách khích lệ lao động của người Hàn Quốc


    [IMG]

    Ở Hàn Quốc, khi xuống taxi, ta thường nghe người Hàn Quốc nói với tài xế "수고하세요". Hoặc ở các công ty, văn phòng trong giờ tan tầm, những người về trước sẽ nói với người ở lại hoặc giao ca thay mình là: "먼저 들어가겠습니다. 수고하십시오".

    Vậy "수고하세요" có nghĩa là gì? Phải sử dụng biểu hiện này như thế nào cho phù hợp? Trước tiên, chúng ta hãy thử phân tích hai câu sau để so sánh nghĩa của hai từ "애쓰다" và "수고하다".

    1. 먼 길 오시느라 애쓰셨습니다.
    2. 먼 길 오시느라 수고하셨습니다.
    Bác/anh/chị đi đường xa tới đây vất vả quá!

    "수고하셨습니다" hoặc "수고하세요" là biểu hiện ghi nhận, tán dương thành quả lao động của đối phương. Đây là biểu hiện phổ biến, thậm chí còn có vai trò thay cho lời chào "안녕하세요" trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Hàn Quốc. Trong "수고", "수" có nghĩa Hán (手) là "thủ" (tay), "고" có nghĩa Hán (苦) là "khổ". Hiểu một cách nôm na, có thể diễn giải như sau: Tôi rất hiểu sự vất vả, khó nhọc trong công việc của bạn, vì thế hãy cố gắng hơn, chăm chỉ hơn nữa nhé!

    "애" trong "애쓰다" có nghĩa cổ là "창자" (唱者, xướng giả), ám chỉ sự đắn đo, suy nghĩ để thực hiện một việc nào đó bằng tất cả tâm nguyện và trí lực của chủ thể. So với "애쓰다" thì "수고하다" thiên về thể hiện tính chất khó khăn của công việc. Tóm lại, "애쓰다" là biểu hiện tập trung vào nỗ lực thiên về mặt tinh thần của chủ thể, còn "수고하다" tập trung vào mức độ khó khăn mang tính chất vật lí của công việc nói chung. Do đó, "애쓰다" dùng trong những công việc đòi hỏi sự tập trung của tinh thần, còn "수고하다" sẽ phù hợp hơn khi dùng trong các trường hợp lao động tay chân.

    Vì vậy, khi dùng "수고하셨습니다" với người lớn tuổi hơn, sẽ mang ý công việc đó chỉ đơn thuần là lao động chân tay, chủ thể (người nói) sẽ rất dễ bị cho là vô tâm, bất cẩn. Bởi thế, thay vì dùng "수고하셨습니다" ta nên dùng "애쓰셨습니다" để biểu thị lòng cảm kích, thông cảm cho sự "lao tâm khổ tứ" của người ở vai trên. Không chỉ riêng với người lớn tuổi, để nhấn mạnh sự cảm kích và động viên thành quả lao động của một ai đó dùng "애쓰셨습니다" so với "수고하셨습니다" cũng sẽ giúp ta biểu đạt thái độ trân trọng rõ ràng hơn.

    Nếu vẫn muốn dùng từ "수고", thay cho câu "수고하셨습니다" ta nên dùng biểu hiện "수고 많으셨습니다" sẽ khiến cho lời nói chân thành và dễ đi vào lòng người. Bên cạnh đó, khi một người nhỏ tuổi hơn giúp đỡ ta một việc gì đó, nếu là công việc chân tay đơn giản ta có thể nói "수고했네", nếu là công việc đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức, có thể dùng "애썼네".

    Sau khi đã so sánh "애쓰다" và "수고하다", các bạn thấy việc dùng biểu hiện "수고하세요" khi đi taxi hoặc tại các công ty liệu có hợp lí không?

    "수고하세요" vốn là lời nói của người chủ (tuyển dụng lao động) hoặc người có địa vị cao dùng để khích lệ, động viên người lao động hoặc người nhỏ tuổi hơn mình. Dần dần, cách nói này được phổ biến hóa nên người ta đã quên đi ngữ cảnh ban đầu đó mà áp dụng với nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, đúng như tục ngữ Việt Nam có câu: "Lời nói không mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", để lời nói đảm bảo sự mềm dẻo, vừa lịch sự lại vừa truyền tải được thái độ trân trọng, cảm kích đối với các đối tượng giao tiếp xã hội ta nên dùng "감사합니다" thay cho "수고하세요". Đặc biệt, khi có việc muốn nhờ cậy người khác, thay vì nói "수고 해주세요", cách biểu hiện "애써 주십시오" sẽ khiến lời nói của chúng ta có sức thuyết phục hơn rất nhiều.

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  14. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 11: Con hổ sợ trái hồng khô: "무섭다" hay "두렵다"?
    [IMG]
    Tiếng Hàn có hai từ đều mang nghĩa "sợ hãi: là "무섭다" và "두렵다". Từ tiếng tiếng Anh Daum diễn giải hai từ này như sau:

    * 무섭다: 1 scary, frightening 2 afraid, frightened

    * 두렵다: fearful, afraid

    Đại từ điển tiêu chuẩn tiếng Hàn <표준국어대사전> lại dùng "무섭다" để diễn giải cho "두렵다" và ngược lại, dùng"두렵다" để giải nghĩa cho "무섭다".
    Tại sao người Hàn Quốc lại cần tới hai từ thuần Hàn để diễn tả cho cùng một nghĩa "sợ hãi"?

    Để phân biệt sắc thái của hai từ này, chúng ta hãy cùng nghe lại câu chuyện dân gian của Hàn Quốc <호랑이와 곶감> (Hổ và trái hồng khô) nhé!

    Có một con hổ đói, buổi tối nó mò xuống làng và dừng lại trước cửa một nhà nọ. Hổ nghe thấy tiếng người mẹ dỗ dành đứa trẻ đang khóc trong nhà: "Con nín đi không hổ đến ăn thịt đấy". Thấy đứa trẻ vẫn không chịu nín khóc, lần này người mẹ lại bảo: "곶감 봐라. 울지 말아라." (Con nhìn trái hồng khô đi. Đừng khóc nữa!). Lần này thì đứa trẻ liền nín bặt. Con hổ ngoài cửa chột dạ nghĩ nghĩ "곶감" hẳn phải là "kẻ" mạnh và đáng sợ hơn cả mình nên mới khiến cho đứa trẻ nín khóc nhanh như vậy. Hổ sợ nên lặng lẳng quay đầu chạy thẳng về rừng.

    Đọc truyện này, tất cả chúng ta đều cười con hổ ngu ngốc đi sợ cả trái hồng khô. Nhưng đó là do con người chúng ta đều đã nhìn và biết "곶감" là trái hồng khô. Còn với con hổ, nó chỉ đoán biết và tưởng tượng về sự tồn tại của "곶감" thông qua tiếng khóc của đứa trẻ. Nỗi sợ hãi của con hổ phát sinh không từ bản chất, hình dạng của "곶감" mà do niềm tin "곶감" là "kẻ" mạnh và còn có quyền lực hơn cả bản thân nó. Trong trường hợp này, khi muốn nói "Con hổ sợ trái hồng" tiếng Hàn sẽ dùng biểu hiện "두렵다".

    Ngược lại trong trường hợp sau:

    저 개가 낯선 사람들을 보고 짖을 땐 아주 무섭다
    Con chó kia rất đáng sợ khi sủa người lạ

    Nếu dùng "두렵다" thì biểu hiện sẽ trở nên thiếu tự nhiên. Bởi "무섭다" miêu tả cho nỗi sợ xuất phát từ bản chất, tính chất của đối tượng được nói đến. Chủ thể (người nói) sợ con chó bởi tiếng sủa, sự dữ tợn và khả năng gây nguy hiểm cho con người của nó. Cũng giống như khi xem phim ma, phim kinh dị, các bạn có thể cảm thấy sợ (두렵다) nhưng không thể diễn tả "두려운 영화" mà phải dùng "무서운 영화".

    Để phân biệt "무섭다" hay "두렵다" chúng ta còn có thể dựa vào đối tượng được nói đến trong câu. Như phân tích ở trên, nguyên nhân phát sinh nỗi sợ "두렵다" mang tính chất chủ quan, nằm trong bản thân suy nghĩ, tâm lí của chủ thể (người nói) còn nguyên nhân của sự sợ hãi "무섭다" lại mang tính chất khách quan, phụ thuộc vào bản chất của đối tượng được nói đến. Do đó, đối tượng của "두렵다" mang tính trừu tượng mơ hồ; đối tượng của "무섭다" lại cụ thể, rõ ràng.

    Chúng ta hãy cũng phân tích các ví dụ sau:

    *) 두렵다

    1. 여인은 밤에 혼자 있기가 두려웠다.
    Con gái đi đêm một mình rất sợ.

    2. 시험 날짜가 다가올수록 그는 두렵고 초조했다.
    Gần đến ngày thi anh ta càng bồn chồn, lo lắng

    3. 혹시 사고라도 나지 않을까 두렵다.
    Tôi sợ nhỡ đâu xảy ra tai nạn.

    4. 무슨 일이든 처음 시작할 때는 두렵기 마련이다.
    Việc gì khi mới bắt đầu cũng đều khiến lo lắng.

    Qua các ví dụ trên ta có thể thấy, những nỗi sợ đều phát sinh từ sự bất an, lo lắng trong thâm tâm chủ thể trước các sự việc chưa xảy ra trong thực tế. Vì vậy, "두렵다" diễn tả suy nghĩ, những "dự cảm", phán đoán của con người trước biến cố cuộc sống. Ở điểm này, biểu hiện "두렵다" rất gần gũi với biểu hiện "겁나다".

    *) 무섭다

    1. 인적이 끊긴 밤길을 혼자 걸으려니 너무 무서웠다.

    Đi trên đường vắng bóng người nên (tôi) rất sợ.

    2. 나는 어려서부터 물이 무서웠다.
    Từ hồi nhỏ tôi đã sợ nước.

    3. 무서운 꿈

    Giấc mơ đáng sợ

    4. 무서운 생각

    Suy nghĩ đáng sợ.

    Trong câu "인적이 끊긴 밤길을 혼자 걸으려니 너무 무서웠다" nếu thay "무서웠다" bằng "두려웠다" thì câu văn sẽ trở nên gượng gạo. Cùng là một nội dung "đi đường ban đêm rất sợ" nhưng ví dụ này lại miêu tả một cách cụ thể hoàn cảnh: con đường tối, không có người đi lại… Như vậy, "무섭다" dùng khi chúng ta biết rõ và có thể miêu tả, hình dung cụ thể đối tượng "sợ hãi" mà mình muốn biểu đạt.

    Ngoài ra, nếu như "두렵다" hay được dùng nhiều trong văn viết thì "무섭다" lại được dùng nhiều hơn trong văn nói, đời sống hàng ngày. Đặc biệt, "무섭다" gắn với những nỗi sợ hãi mang tính "phản xạ có điều kiện" và phát sinh tại ngay thời điểm khi biến cố, sự việc xảy ra; đi kèm với sắc thái bất ngờ, ngạc nhiên. Khi đang đi dạo trong rừng mà gặp một con sư tử xuất hiện bạn sẽ kêu lên thế nào? Chúng ta có thể nói: "아이, 무서워!" (Ôi, sợ quá!) nhưng không thể nói "아이, 두러워!". Tiếng Hàn có dùng cấu trúc "-기가 무섭게" để khẳng định hay nhấn mạnh một hiện tượng khác thường. Ví dụ: "그 책은 출판되기가 무섭게 날개 돋친 듯 팔려 나갔다" (Cuốn sách đó mới xuất bản mà đã bán chạy như mọc cánh).

    Để theo dõi đầy đủ sự khác nhau của "무섭다" hay "두렵다" mời các bạn theo dõi tóm tắt sau:
    두렵다:
    - Nguyên nhân của nỗi sợ hãi nằm bên trong chủ thể
    - Đối tượng của nỗi sợ mang tính chất trừu tượng, mơ hồ
    - Nỗi sợ phi trực tiếp.
    - Dùng trong văn viết, mang tính hình thức
    무섭다:
    - Nguyên nhân của nỗi sợ hãi nằm bên ngoài chủ thể, do bản chất của sự vật (đối tượng)
    - Đối tượng của nỗi sợ cụ thể, rõ ràng
    - Nỗi sợ trực tiếp, ngay tức thì
    - Dùng trong văn nói, gần gũi

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  15. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 12: Thói quen sẽ hình thành số phận - "버릇" hay "습관"?

    [IMG]

    Chào các bạn! Thế là mùa thu đã trôi qua và chúng ta lại "rậm rịch" áo ấm để chuẩn bị cho mùa đông lạnh giá sắp tới. Các bạn thấy mùa đông ở Hàn Quốc thế nào? Còn tôi, tôi không thấy mùa đông lãng mạn với tuyết rơi trắng xóa, lung linh như trong phim "Bản tình ca mùa đông" mà vô cùng khổ sở với cái lạnh âm độ cắt da cắt thịt mỗi buổi sáng. Bởi vào mùa đông "나는 늦게 자고 늦게 일어나는 버릇(습관)이 있다" (Tôi có thói quen ngủ muộn và dậy muộn).

    Các bạn có thể thấy trong tiếng Hàn, "버릇" và "습관" đều dùng để chỉ các thói quen (habit). Vậy trong trường hợp này, ta phải dùng từ nào cho chính xác?

    Người Hàn Quốc có câu thành ngữ: "세 살 적 버릇 여든까지 간다" (Tật xấu lúc 3 tuổi sẽ theo người ta tận đến khi 80 tuổi). Việt Nam cũng có câu thành ngữ tương tự là: "Giang sơn khó đổi, Bản tính khó dời" hoặc "Đánh chết cái nết không chừa". Trong trường hợp phủ định và phê phán những "thói hư tật xấu" tiếng Hàn sẽ dùng từ "버릇". Không có "좋은 버릇" (thói tốt) mà thường là "좋지 못한 버릇" (thói xấu), bởi thế "버릇" luôn luôn đi kèm với các biểu hiện mang sắc thái phủ định, tiêu cực như:

    제 버릇 개 못 준다.
    Tật quen khó sửa.

    그는 틈만 나면 손톱을 깨무는 버릇이 있다.
    Anh ta cứ hở ra là lại có tật gặm móng tay.

    저 친구는 술만 먹으면 우는 버릇이 있다.
    Bạn ấy chỉ cần uống rượu vào lại có tật khóc nhè.

    Một đặc điểm nữa dễ nhận thấy của "버릇" là biểu hiện này luôn đi kèm với những hoạt động liên quan đến cơ thể, những hành vi phản xạ mang tính cơ học được hình thành một cách vô thức, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người:

    그는 눈을 깜빡거리는 버릇이 있다
    Anh ta có tật nháy mắt

    내 질문에 그는 버릇처럼 자기 뺨을 이루만졌다.
    Trước câu hỏi của tôi, anh ta sờ lên má như một thói quen.

    Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày, khi chủ thể (người nói) miêu tả về những thói quen của mình (dù là không có hại), để thể hiện sự khiêm tốn cũng có thể dùng từ "버릇".

    저는 모르는 게 있으면 바로 묻는 버릇이 있어요.
    Tôi có thói quen không biết gì thì sẽ hỏi ngay.

    Bên cạnh đó, "버릇" còn mang nghĩa là những nghi lễ khi đối xử với người lớn tuổi. Khi cư xử vô lễ, mất lịch sự, ta thường nghe phê phán "버릇이 없다" (Mất nết), "버릇이 나쁘다"(Xấu tính). Và để sửa lại thái độ, cần "버릇을 고친다" (Sửa tật xấu). Lúc này, "버릇" còn được gọi theo cách khác là 버르장머리, 버르장머리 없다, 버르장머리를 고친다.

    Ngược lại với "버릇", "습관" là những "thói quen" xuất phát từ nhận thức, chủ đích của chủ thể và phải trải qua quá trình học hành, luyện tập mà có. Nếu phân tích tỉ mỉ ra tiếng Hán, "습" có nghĩa là "tập" (習), "관" có nghĩa là "quán" (慣), tức những thói quen do luyện tập nhiều mà thành. Đó là những thói quen mang nghĩa khẳng định tích cực như "식사 습관" (thói quen ăn uống), "생활 습관" (thói quen sinh hoạt), "공부 습관" (thói quen học tập), "독서 습관" (thói quen đọc sách).

    Bởi vậy, khi chỉ những thói quen không tốt, ta không nói "못된 습관" mà nói "못된 버릇", không nói "할일을 미루는 습관" mà nói "할일을 미루는 버릇" (Tật trì hoãn những việc phải làm) . Ngược lại, biểu hiện "메모하는 버릇" sẽ rất "ngang tai", "메모하는 습관" (Thói quen ghi nhớ) nghe sẽ chính xác và tự nhiên hơn.

    Như vậy, với câu "Tôi có thói quen ngủ muốn và dậy muộn" chúng ta phải dùng "나는 늦게 자고 늦게 일어나는 버릇이 있다", bởi đó hoàn toàn là một thói quen không tốt, phải không? Với những tật xấu dù nhỏ hay lớn, nếu chúng ta chủ quan và coi thường sẽ rất khó sửa chữa về sau. Có những lời khuyên rất hay là:

    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn, chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn, chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn, chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn, chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn, chúng sẽ trở thành số phận của bạn!

    Từ suy nghĩ, lời nói, hành động, thói quen sẽ hình thành nên tính cách của một cá nhân. Và số phận của mỗi cá nhân không do ai khác mà do chính bản thân người đó quyết định.

    Bởi thế, bạn nào còn ngủ muộn và dậy muộn như tôi, từ ngày mai chúng ta hãy "일찍 자고 일찍 일어나는 습관을 기르자!"- hình thành thói quen ngủ sớm và dậy sớm nhé!

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  16. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 13: Tìm hiểu các tính từ chỉ thời tiết trong tiếng Hàn - 춥다 và 차갑다, 서늘하다 và 사늘하다 [IMG]

    Như đã giới thiệu với các bạn ở Bài 3, dân tộc Hàn Quốc là dân tộc tư duy theo cảm tính khác với kiểu tư duy lý trí, logic của các nước phương Tây. Cũng bởi vì thế mà hệ thống lớp từ biểu hiện cảm giác của Hàn Quốc vô cùng phong phú và đa dạng.

    Một ví dụ đơn giản, để chỉ thời tiết, tiếng Hàn không chỉ có "춥다" (lạnh) mà còn có một loạt các tính từ nằm trong hệ thống miêu tả thời tiết lạnh như: "사느랗다, 사늘하다, 살랑하다, 서느렇다, 서늘하다, 선선하다, 설렁하다, 실미지근하다, 싱겅싱겅하다, 싸느랗다, 싸늘하다, 쌀랑하다, 써느렇다, 썰렁하다, 차다, 차갑다, 차디차다".

    Tương tự, tiếng Hàn không chỉ có "덥다" mà để miêu tả thời tiết nóng nực, ta còn có thể dùng một trong số các từ "다스하다, 다습다, 드스하다, 드습다, 따갑다, 따끈하다, 따끈따끈하다, 따뜻하다, 따사롭다, 따스하다, 따습다, 뜨겁다, 뜨끈하다, 뜨끈뜨끈하다, 뜨듯하다, 뜨뜻하다, 뜨뜻미지근하다, 뜨스하다, 뜨습다, 매작지근하다, 매지근하다, 맹근하다, 무덥다, 미지근하다, 밍근하다, 웅신하다, 후덥지근하다, 훗훗하다".

    Hẳn các bạn sẽ rất bất ngờ và thấy "hoa mắt" trước kho từ vựng cảm giác vô cùng phong phú, đa dạng trong tiếng Hàn, đúng không? Chúng ta hãy cùng phân tích một vài ví dụ cụ thể để tìm ra quy luật sử dụng của lớp từ này nhé!

    Trước hết, chúng ta hãy thử phân biệt "춥다, 덥다" với "차갑다, 뜨겁다". "춥다" và "차갑다" đều mang nghĩa là "lạnh", "덥다" và "뜨겁다" đều mang nghĩa là "nóng". Nhưng chúng ta chỉ có thể nói "추운 날씨" (thời tiết lạnh), khi động vào đá lấy từ trong tủ lạnh ra, chúng ta không nói "아, 추워!" mà nói "아, 차가워!" (Ôi, lạnh quá!). Hoặc với các biểu hiện "차가운 인상" (ấn tượng lạnh lùng); "뜨거운 사랑" (tình yêu nóng bỏng) ta không thể dùng "추운 인상, 더운 사랑".

    Ở đây, đối tượng của "춥다, 덥다" là nhiệt độ (khí hậu), còn đối tượng của "차갑다, 뜨겁다" lại là các cảm nhận cũng về nhiệt nhưng mang tính xúc giác. "차갑다, 뜨겁다" còn được dùng để miêu tả tính cách, đặc điểm của con người. Ví dụ khi nói "저 남자는 차가운 사람이야" (Người đàn ông kia là người lạnh lùng) thì "차갑다" được dùng với nghĩa "냉정하다".

    Theo đúng như tên gọi "từ chỉ cảm giác" là những biểu hiện dựa trên cảm giác của con người về các mức độ, hiện tượng của cuộc sống. Đối với thời tiết, nhiệt độ, chúng ta có thể dùng máy móc đo đạc để đưa ra những con số nhất định, nhưng không thể áp dụng máy móc để "đo" và phân biệt các tính từ chỉ cảm giác trên. Thông qua ngữ pháp tiếng Hàn, chúng ta hãy thử phân biệt "서늘하다" và "사늘하다" nhé!

    Trong tiếng Hàn có quy tắc "어감의 분화" (分化 語感 – phân hóa cảm ngữ), tức sự thay đổi của các sắc thái cảm giác ngôn ngữ ): nghĩa và sắc thái của từ được phân biệt thông qua sự biến đổi hình thái của các âm. Hiện tượng này được bắt gặp phổ biến trong các từ tượng thanh, tượng hình tiếng Hàn. Từ tượng thanh và từ tượng hình trong tiếng Hàn được chia ra làm hai dạng: từ tượng thanh, từ tượng hình có nguyên âm âm tính và từ tượng thanh, từ tượng hình có nguyên âm dương tính. Từ tượng thanh, từ tượng hình có nguyên âm dương tính là những từ có các nguyên âm là "ㅏ,ㅐ,ㅑ,ㅗ,ㅘ,ㅚ,ㅛ". Còn từ tượng thanh - từ tượng hình có nguyên âm âm tính là những từ có các nguyên âm như "ㅓ,ㅔ,ㅕ,ㅜ,ㅝ,ㅞ,ㅠ,ㅡ,ㅣ". Tùy theo nguyên âm âm tính hay dương tính mà sắc thái biểu đạt các sự vật, hiện tượng cũng trở nên khác nhau. Nếu nguyên âm dương tính là những âm sáng, mang sắc thái nhẹ nhàng thì những nguyên âm âm tính là những âm tối, đem lại cảm giác nặng nề. Bởi thế, khi so sánh giữa "서늘하다" và "사늘하다" thì "서늘하다" sẽ có mức độ lạnh nhiều hơn so với "사늘하다".

    Tương tự, các phụ âm trong tiếng Hàn cũng áp dụng quy tắc "phân hóa ngữ cảm": Các phụ âm căng "ㄲ,ㄸ,ㅆ,ㅉ" sẽ tạo cảm giác mạnh hơn so với các âm đơn "ㄱ,ㄷ,ㅅ,ㅈ", các âm bật hơi như "ㅊ,ㅌ,ㅋ,ㅍ" sẽ đem lại cảm giác mạnh mẽ và ấn tượng nhất. Theo đó, chúng ta có thể sắp xếp thứ tự cường độ lạnh như sau: "서늘하다 < 쌀쌀하다 < 춥다".

    Ngày mai thứ Tư, thời tiết vào buổi sáng tại Hàn Quốc sẽ giảm trung bình xuống tới 4°C. Và cuối tuần này cho tới đầu tuần sau, do ảnh hướng của áp thấp từ biển mà nhiệt độ sẽ càng xuống thấp hơn nữa. Như vậy, "쌀쌀한 날씨" của tuần này sẽ trở thành "추운 날씨" vào tuần sau đấy! Các bạn hãy chú ý mặc quần áo thật ấm khi ra ngoài nhé!

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  17. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 14: Nam giới Hàn Quốc "trầm cảm" vào mùa thu - "가을을 탄다"
    [IMG]
    rong bốn mùa, có lẽ Hàn Quốc đẹp nhất vào mùa thu. Khi thời tiết bắt đầu se se lạnh, trời thu trong vắt không gợn mây và những con đường rải đầy lá ngân hạnh vàng ươm là lúc mỗi người, sau những náo nhiệt, nhộn nhịp trong suốt mùa hè chợt thấy lòng mình "chững lại", đắm say cùng vẻ đẹp của đất trời. Vào những ngày thu chớm lạnh này các bạn cảm thấy thế nào?

    Tôi có hỏi một man Việt Nam: "Thích làm gì nhất vào những ngày trời lạnh?" và nhận được câu trả lời là: "Được ăn no và được mặc ấm là điều hạnh phúc nhất trên thế gian này!!!". Bạn trai này có vẻ "thực tế" quá, phải không nhỉ? Vậy, các men Hàn Quốc có gì khác biệt không? Người Hàn Quốc có câu "봄은 여자, 가을은 남자의 계절" (Mùa của con gái là mùa xuân, mùa của con trai là là mùa thu). Và xung quanh những người bạn Hàn của chúng ta, nếu thấy bạn trai nào ngồi một chỗ trầm tư, suy nghĩ là thế nào cũng một lần được nghe câu "저 남자가 가을 탔군나!". Vậy tại sao lại là "가을 타다" ? và "타다" ở đây mang ý nghĩa gì?

    Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu những lớp nghĩa phong phú của động từ "타다" trong tiếng Hàn nhé! Đây là một từ thuộc kiểu "đồng âm, khác nghĩa" và là một trong những từ "đa nghĩa" nhất trong tiếng Hàn. Chúng ta hãy cùng theo dõi lần lượt các lớp nghĩa từ đơn giản đến phức tạp như sau:

    1. Leo, dẫm và di chuyển trên đường, dây, núi, cây, chỏm đá; sử dụng các phương tiện giao thông…

    버스(지하철, 기차)를 타다
    Đi xe bus, tàu điện ngầm, tàu hỏa

    그네를 타다
    Đánh đu

    말을 타다
    Cưỡi ngựa

    2. Bắt lửa, bắt cháy

    장작이 타다
    Củi cháy

    3. Lo lắng, bồn chồn đến "cháy ruột, cháy gan"

    속이 타다
    Lo lắng, bất an

    4. Rám nắng, sạm nắng

    그는 일광욕으로 피부가 검게 탔다
    Vì tắm nắng nhiều nên da bị sạm nắng

    5. Trộn bột hay một lượng nhỏ dung dịch, chất lỏng vào một lượng lớn dung dịch, chất lỏng khác

    커피에 설탕을 타다
    Pha đường vào cà phê

    6. Nhận được giải thưởng hoặc tiền thưởng

    상을 탔다
    Nhận được giải

    7. Sử dụng, lợi dụng thời cơ, điều kiện thuận lợi để làm việc gì đó

    틈을 타서 찾아가다
    Đi tìm kiếm khi có cơ hội

    야음(夜陰)을 타서 기습하다
    Lợi dùng trời tối để tấn công bất ngờ

    8. Gặp đúng thời điểm, thời cơ

    시운(時運)을 탄 영웅
    Anh hùng gặp thời vận

    9. Giã, xay các loại ngũ cốc bằng cối

    맷돌에 팥을 타다
    Xay đậu bằng cối

    10. Bật, gảy đàn (Đàn Kayakum, đàn hạc)

    가야금을 타다
    Gảy đàn Kayakum

    11. Tách, bẻ thành hai phần

    박을 타다
    Tách quả bầu làm đôi

    12. Chia đường, hào, rãnh mương

    가르마를 타다
    Rẽ ngôi

    고랑을 타다
    Xới luống

    13. Năng khiếu bẩm sinh:

    타고난 재능

    14. Tỉa hột bông:

    솜을 타다

    15. Bị chịu ảnh hưởng (của thời tiết, cảm xúc)

    더위를 타다
    Dễ bị cảm nắng

    추위를 타다
    Dễ bị lạnh

    부끄러움을 타다
    Dễ xấu hổ

    16.

    아이가 봄을타는지 통 밥을 먹지 않는다.
    Do mùa xuân mà em bé không chịu ăn cơm

    한국 남자가 여자보다 가을을 많이 탄다.
    Nam giới Hàn Quốc bị trầm cảm vào mùa thu nhiều hơn so với nữ giới.

    Trong lớp nghĩa số 16, rất dễ nhận thấy "봄을 타다", "가을 타다" nhưng lại không có "여름" (mùa hè) hay "겨울 (mùa đông) 타다". Sự khác biệt này xuất phát từ đâu?

    Vào mùa thu, mặt trời lặn nhanh hơn nên thời gian duy trì ánh sáng mặt trời trong ngày cũng ngắn hơn so với mùa hè. Bởi thế, cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện sự mất cân bằng hoocmon Melatonin - loại hoocmon vô cùng nhạy cảm với ánh sáng, làm phát sinh ra triệu chứng "rối loạn tình cảm theo mùa" (Seasonal affective disorder, SAD) hay còn gọi là chứng "계절성 우울증" (trầm cảm theo mùa). Các triệu chứng này tuy không quá mức nghiêm trọng để được gọi thành "bệnh" nhưng rất dễ nhận thấy ở các quốc gia nằm gần Cực Bắc như Bắc Âu hoặc Alaska. Đến mùa xuân và mùa hè, khi mặt trời tắt muộn và ánh sáng mặt trời dồi dào lên thì các triệu chứng này cũng sẽ dần dần biến mất. Đặc biệt, nam giới nhạy cảm với sự thay đổi lượng ánh sáng mặt trời hơn so với phái nữ . Khi không tiếp nhận được ánh sáng, hoocmon Melatonin trong não bộ sẽ được tiết ra với cường độ tập trung, gây ra các biểu hiện mất tập trung, ủ rũ, thiếu sinh khí.

    Ngoài ra, trong thuyết âm dương, nam giới tượng trưng cho phần dương và nữ giới tượng trưng cho phần âm. Xét trong 4 mùa, mùa thu cũng là biểu tượng cho tính âm, nên việc nam giới "nhạy cảm" với mùa thu cũng là điều dễ hiểu. Các nhà tâm lí học Hàn Quốc còn có một cách lí giải khác cũng không kém phần thú vị là: Sự "trầm tư" của nam giới vào mùa thu còn do đây là mùa thu hoạch mùa màng để chuẩn bị tích trữ lương thực cho mùa đông và khép lại một năm đã qua. Sự biến đổi của tự nhiên cũng vô tình làm nên sự so sánh, khơi dậy bản năng "hiếu thắng" trong nam giới, khiến họ "chững" lại để đánh giá chặng đường và những kết quả đã đạt được.

    Dù là với cách lí giải nào thì hình ảnh một chàng trai với một chút cô độc, trầm ngâm giữa lá vàng mùa thu cũng là một hình ảnh rất bí ẩn và lôi cuốn, phải không nào? Một chút "가을 타다" (trầm tư vào mùa thu) sẽ là những giây phút quý giá, giúp chúng ta nhìn lại thời gian, nhìn lại bản thân để hướng tới những điều tốt đẹp hơn phía trước.

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  18. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 15: Kính ngữ trong tiếng Hàn: "저희 나라"? "제 부인"?

    [IMG]
    Không riêng Việt Nam mà "kính ngữ" là một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ các nước phương Đông. Do ảnh hưởng của Nho giáo, người Hàn Quốc từ lâu đã có truyền thống tôn trọng phép tắc lễ nghĩa, tôn ti trật tự. Tục ngữ Hàn có câu "찬 물도 위 아래 있다" (Nước lạnh cũng có trên có dưới) để nhấn mạnh ý thức sống phải "biết trên biết dưới" trong xã hội.

    Kính ngữ trong tiếng Hàn được dùng để thể hiện sự kính trọng với người trên, các đối tượng xã hội hoặc trong các trường hợp trang trọng. Trong tiếng Việt, để dùng "kính ngữ" chỉ cần tuân thủ một số phép tắc đơn giản như: đảm bảo đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ trong câu, thể hiện kính ngữ qua các đại từ nhân xưng, các từ kính ngữ ở đầu (Thưa, Kính thưa) hoặc ở cuối câu (ạ). Ngược lại, kính ngữ trong tiếng Hàn lại được chia làm nhiều cách phức tạp đòi hỏi người dùng phải phán đoán ngữ cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp mà sử dụng cho đúng. Kính ngữ trong tiếng Hàn được chia làm 3 dạng cơ bản là:

    1. Kính ngữ với chủ thể
    2. Kính ngữ với người nghe
    3. Kính ngữ trong từ loại

    Sau đây, chúng ta hãy cũng tìm hiểu cụ thể về 3 dạng kính ngữ trên.
    1. Kính ngữ với chủ thể là hình thức thể hiện sự tôn kính với đối tượng đang được nói tới:

    Ví dụ:

    할머니, TV를 보십니까?
    Bà ơi, bà đang xem ti vi phải không ạ?

    사장님, 앉으십시오!
    Xin mời giám đốc ngồi!

    Qua hai ví dụ trên ta thấy, để thể hiện sự tôn trọng với đối tượng đang được nói tới trong câu thì người nói chỉ cần thêm vị tố "(으) 시" vào sau động từ:

    동사 (Động từ) + 시 (Trường hợp động từ kết thúc là một nguyên tâm)
    동사 + (으)시 (Trường hợp động từ kết thúc là 받침- phụ âm)

    Trên đây là công thức sử dụng "kính ngữ" cơ bản nhất trong tiếng Hàn. Tuy nhiên, trong trường hợp nói về một người thứ 3 mà đối tượng được nói tới có địa vị, vai vế thấp hơn người nghe thì không dùng kính ngữ. Ví dụ:

    할머니, 어머니가 집에 왔습니다.
    Bà ơi, mẹ cháu đã về nhà rồi.

    Hoặc trong công văn, hội nghị hay viết báo, để đảm bảo tính khách quan, người nói cũng không dùng kính ngữ mà dùng thể chung. Ví dụ:

    김유신 장군은 삼국을 통일했습니다.
    Tướng quân Kim Yoo Sin đã thống nhất ba nước.

    2. Kính ngữ với người nghe được biểu đạt qua các thể kết thúc câu:

    Tùy vào vai vế giao tiếp mà người nói sẽ lựa chọn các đuôi kết thúc câu cho thích hợp. Dạng kính ngữ này được chia thành hai loại: Thể qui cách (격식체) và Thể ngoài qui cách (외격식체).

    Thể qui cách lại bao gồm thể cao (존대형), thể trung (중립형) và thể thấp (하대형). Tuy nhiên, tiếng Hàn khi đàm thoại thông thường sẽ sử dụng cả hai loại có qui cách và ngoài qui cách mà không có sự phân biệt rõ ràng. Người nói phải linh hoạt để lựa chọn cách nói phù hợp theo từng ngữ cảnh (trang trọng hoặc thân tình) để lựa chọn cách kết thúc câu thích hợp nhất.

    Dưới đây, chúng tôi đưa ra bảng hệ thống các đuôi câu được tổng hợp từ cuốn Ngữ pháp tiếng Hàn của Nguyễn Huân - Hoàng Long và Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn của Thúy Liễu - Bạch Thủy:

    - Thể qui cách:
    + Thể tôn trọng:
    Câu trần thuật : (으)ㅂ니다
    Câu nghi vấn : (으)ㅂ니까
    Câu mệnh lệnh : (으)십시오
    Câu đề nghị : (으)ㅂ시다
    Câu cảm thán : (는)군요
    + Thể trung
    Câu trần thuật : 네
    Câu nghi vấn : 나
    Câu mệnh lệnh : 게
    Câu đề nghị : 세
    Câu cảm thán : (는)구먼
    + Thể thấp
    Câu trần thuật : 는/ㄴ 다
    Câu nghi vấn : 니
    Câu mệnh lệnh : 아/어/여라
    Câu đề nghị : 자
    Câu cảm thán : (는)구나
    - Thể ngoài qui cách
    + Thể tôn trọng
    Câu trần thuật : 아/어/여요
    Câu nghi vấn :
    Câu mệnh lệnh :
    Câu đề nghị :
    Câu cảm thán : (는)군요
    + Thể thấp
    Câu trần thuật :
    Câu nghi vấn :
    Câu mệnh lệnh :
    Câu đề nghị : 아/어/여
    Câu cảm thán : (는)군

    3. Kính ngữ với từ loại:

    Kính ngữ trong tiếng Hàn không chỉ cần biến đổi ở động từ đuôi câu mà còn phải thay đổi các từ loại sao cho phù hợp với toàn thể câu kính ngữ.

    Sau đây là bảng liệt kê các từ loại kính ngữ tiêu biểu hay dùng trong hội thoại tiếng Hàn:
    - Danh từ :
    밥- 진지 - Cơm
    말 - 말씀 - Lời nói
    집 - 약수- Nhà
    술 - 약수 - Rượu
    이름 - 성함 - Tên
    나이 - 연세 - Tuổi
    병 - 병환 - Bệnh
    생일 - 생신 - Sinh nhật
    - Động từ:
    있다 - 계시다 - Có, ở
    주다 - 드리다 - Cho đưa
    먹다 - 잡수시다/드시다 - Ăn
    묻다/말하다 - 여쭈다/여쭙다 - Hỏi
    보다 - 뵙다 - Gặp, xem
    자다 - 주무시다 - Ngủ
    죽다 - 돌아가시다- Chết
    데리다 - 모시다 -Mời, đi theo
    알리다 - 아뢰다 - Nói, báo cho
    일어나다 - 기침하시다/기상하시다 - Tỉnh dậy
    아프다 - 편찬으시다 - Ốm
    이르다 - 분부하시다 - Chỉ thị, yêu cầu
    보내다 - 올리다 - Gửi cho

    - Tiểu từ
    이/가 - 께서
    에게 - 께
    은/는 - 께서는
    - Hậu tố :
    님 Ngài, người
    - Đại từ
    그사람 나 - 그분 - Người đó

    Đặc biệt với đại từ nhân xưng, để thể hiện sự kính trọng tiếng Hàn còn có phép "khiêm nhượng" (겸양법), tức người nói tự hạ thấp bản thân để thể hiện sự tôn trọng người nghe. Trong trường hợp này đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất "나" (tôi) được chuyển thành "저", đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều "우리" (chúng tôi) được chuyển thành "저희". Ví dụ:

    선생님, 저희 집에 한번 놀러오세요!
    Mời cô giáo đến nhà chúng em chơi!

    Tuy nhiên, phép khiêm nhượng này chỉ dùng cho các ngữ cảnh, đối tượng mang tính chất nhỏ lẻ, cá nhân và không được dùng cho trường hợp "저희 나라" (đất nước chúng tôi). Vì "저희" là cách nói nhún nhường, hạ mình trước đối phương nên nếu đặt từ này đứng trước, bổ nghĩa cho "나라" cũng đồng nghĩa với việc hạ thấp vị thế của dân tộc mình trước đối phương. Có rất nhiều người Hàn Quốc thậm chí cả những người nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, MC... cũng đã nhầm lẫn do không ý thức được qui tắc trên. Nam diễn viên nổi tiếng Kwon Sang Woo trong một lần trả lời phỏng vấn trước phóng viên Nhật cũng đã phạm phải lỗi này khi phát biểu "저희 나라" thay vì nói "우리 나라". Chỉ vì một từ "저희" mà cả cộng đồng mạng cũng như báo chí, các cơ quan ngôn luận Hàn Quốc đều xôn xao, lên tiếng, phê phán khiến tên tuổi và hình ảnh diễn viên này bị giảm sút một cách đáng kể. Thế mới biết, những nguyên tắc kính ngữ trong tiếng Hàn phức tạp và nhạy cảm đến nỗi có thể ảnh hưởng và đụng chạm tới "tự ái quốc gia" của cả một dân tộc.

    Một trường hợp khác, khi giới thiệu với mọi người xung quanh về vợ của mình, thỉnh thoảng ta nghe có những người Hàn nói "제 부인" (Vợ tôi). Nhưng thực ra đây là cách nói không phù hợp, bởi "부인" (phu nhân) là từ kính ngữ được dùng khi biểu thị sự tôn trọng với vợ... người khác chứ không phải vợ của bản thân người nói. Với những ông chồng Hàn muốn "nịnh" vợ, có thể dùng biểu hiện này trong những ngữ cảnh riêng tư như: "오늘 내 부인이 예쁘네" (Hôm nay "phu nhân" của tôi đẹp quá nhỉ!), nhưng trong trường hợp giới thiệu vợ với người khác hoặc nói chuyện trước đám đông thì chỉ cần dùng từ "아내" hoặc "와이프" (wife).

    Trong giao tiếp xã hội, để truyền tải đúng thông tin và tạo ấn tượng tốt cho người nghe, ta không chỉ cần chú ý tới cách cư xử, cử chỉ, điệu bộ mà ngôn ngữ sử dụng cũng cần có "cảm giác" và "độ nhạy" nhất định. Cảm giác ngôn ngữ không phải là những kiến thức được ghi trong sách vở mà là những kinh nghiệm có được khi chúng ta chịu khó "va vấp", đi sâu tìm hiểu cuộc sống quanh ta.

    Chúc các bạn có một tuần mới tốt lành với những kinh nghiệm mới và những điều bổ ích qua chuyên mục Tiếng Hàn thú vị!

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  19. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 16: "Tôi sẽ ăn ngon", "Tôi đã ăn rất ngon"? - "잘 먹겠습니다" và "잘 먹었습니다"

    [IMG]

    Khi đời sống ngày càng phát triển con người ta không chỉ dừng lại ở việc "ăn no mặc ấm" mà phải là "ăn ngon mặc đẹp". Nhắc đến Hàn Quốc - đất nước gắn liền với hình ảnh hiện đại, phát triển thì những tiêu chuẩn ăn mặc có lẽ lại càng cao cấp, tinh tế hơn. Tuy nhiên, quan niệm về một bữa ăn ngon của con người hiện đại là gì? Cao lương mĩ vị, thức ăn đắt tiền có làm nên một bữa ăn hoàn hảo hay nó còn phải là sự kết hợp của những yếu tố xung quanh như bầu không khí, tâm trạng, thái độ của những người có mặt? Đặc biệt, mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa dù ít hay nhiều cũng đều có những nghi lễ hoặc nguyên tắc riêng quanh bàn ăn.

    Chắc những ai đã sống hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đều quen thuộc với những câu nói mang tính chất "nghi lễ" trước và sau khi ăn của người Hàn là "잘 먹겠습니다" và "잘 먹었습니다". Người Nhật Bản cũng sử dụng cách nói với nghĩa tương tự như tiếng Hàn với câu: "戴きます" (이타다키마스) trước khi ăn và câu "ごちそうさまでした" (고치소사마 데시타) – được dùng khi bữa ăn kết thúc. Câu "잘 먹겠습니다" dịch sát nghĩa sang tiếng Việt có nghĩa là "Tôi sẽ ăn ngon". Câu này được dùng thay cho lời mời "Con/cháu mời ông bà/bố mẹ/chú bác…ăn cơm" mà người Việt hay dùng. Câu "잘 먹었습니다" (Tôi đã ăn rất ngon) được dùng tương tự với câu thông báo "Con/ cháu đã ăn xong rồi ạ!" trong tiếng Việt. Khi dùng bữa với tư cách là khách mời, người Hàn còn sử dụng thêm câu cảm ơn: "감사합니다. 오늘 정말 잘 먹었습니다" (Xin cảm ơn. Hôm nay tôi đã ăn rất ngon) hoặc khen tài nấu ăn của chủ nhà như : "요리솜씨가 좋으시네요"/ "요리솜씨가 대단하시네요" (Bạn/chị/ cô…nấu ăn ngon quá!).

    Trẻ em Hàn Quốc từ khi còn rất nhỏ đã được giáo dục cách cảm ơn, cách hành xử trong bữa ăn nhất là khi dùng bữa với người lớn tuổi. Trong gia đình Hàn Quốc chỉ sau khi người lớn tuổi nhất cầm đũa lên thì các thành viên còn lại trong gia đình mới được bắt đầu bữa ăn. Trong xã hội cũng vậy, người lớn tuổi hoặc có vị trí cao nhất trong mỗi tập thể, cơ quan… đều là người chủ trì bữa ăn. Đây là những qui tắc "bất di bất dịch" luôn được chú ý trong một xã hội hiện đại nhưng vẫn luôn có ý thức duy trì tính "tôn ti trật tự". Tuy nhiên, những lời nói "잘 먹겠습니다" và "잘 먹었습니다" không chỉ đơn thuần là những "công thức" và những "qui tắc" đương nhiên, bắt buộc được học thuộc và truyền đạt lại.

    Thế hệ trẻ ngày này thật khó có thể tưởng tượng ra, nhưng thật sự trong những năm tháng dưới ách thống trị của Nhật Bản, trong suốt thời gian nội chiến với Triều Tiên, nỗi ám ảnh của mỗi người Hàn Quốc không phải là "Hôm nay ăn gì?" mà "Hôm nay liệu có được no bụng hay không?". Chỉ cần hỏi chuyện những bậc trung niên người Hàn Quốc về cuộc sống cách đây 30 năm, ta có thể dễ dàng được chia sẻ những kỉ niệm về những bữa cơm đạm bạc, những bát cơm độn, thậm chí ăn cả thứ "gạo vàng" cứu trợ được nhập từ Việt Nam. Thế nhưng, chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến họ như ngồi trước một mâm cỗ và vui sướng nói thật lớn "잘 먹겠습니다", khi ăn xong cũng không quên câu "잘 먹었습니다".

    Với người Hàn Quốc, những lời nói trên không đơn thuần là qui tắc mà còn hàm chứa sự biết ơn cuộc sống no đủ, thể hiện sự thấu hiểu, tri ân với nỗi vất vả của người chuẩn bị bữa ăn. Cũng giống như những người theo đạo, cầu nguyện trước khi ăn cũng là một thủ tục không thể thiếu. Những người theo đạo Thiên Chúa cầu nguyện bởi với họ, được có một bữa ăn là do ơn phước của Chúa trời, cầu nguyện là để cám ơn Chúa đã cho mình điều ấy. Với những tín đồ của đạo Phật, trước bữa ăn họ luôn tâm niệm những điều như:

    1. Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác.
    2. Xin nguyện sống xứng đáng để thọ nhận thức ăn này.
    3. Xin ăn với thái độ khiêm nhường và lòng biết ơn.
    4. Chỉ xin ăn những thức ăn có tính chất nuôi dưỡng và ngăn ngừa bệnh tật.
    5. Vì muốn thành tựu đạo nghiệp nên thọ nhận thức ăn này.
    (Bài cầu nguyện của sư Thích Nhất Hạnh)

    Ngoài ra, có một số chú ý như trong phạm vi gia đình hoặc trường hợp đến dự bữa cơm với tư cách khách mời ta có thể sử dụng "thoải mái" hai câu "잘 먹겠습니다" và "잘 먹었습니다". Nhưng khi đi ăn chung tại nhà hàng với bạn bè mà chưa rõ ràng trong việc ai sẽ là người chủ "chi" thì việc nói câu "잘 먹겠습니다" đôi khi sẽ là thất lễ. Bởi nếu dùng "잘 먹겠습니다" thì người nói đã tự mặc nhiên cho mình có quyền được "miễn trả tiền" cho bữa ăn. Vì thế, trong trường hợp này, để bầu không khí trở nên thoải mái, linh hoạt, ta chỉ cần sử dụng câu "잘 먹었습니다" vào cuối bữa ăn.

    Trong quan niệm về việc mời ăn uống giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng có điểm khác biệt rất thú vị. Đối với người Việt, chỉ khi đã quen biết, thân thiết ở một mức độ nhất định mới có thể mời nhau cùng dùng bữa. Nhưng ở Hàn Quốc, nhiều khi mới chỉ gặp nhau lần đầu tiên người ta cũng có thể dễ dàng nói câu "밥 한 번 먹자" (Bao giờ cùng đi ăn nhé!) hoặc "밥 한 번 살게" (Để tôi mời bạn một bữa). Khi ta giúp đỡ người Hàn một việc gì đó, thay vì câu cảm ơn họ cũng hay sử dụng câu "다음에 맛있는 거 사줄게요" (Lần sau tôi sẽ mua đồ ăn ngon cho bạn nhé!). Thật ra, những "lời hứa" này nhiều khi sẽ được người nói thực hiện (khi có dịp hoặc với những mối quan hệ lâu dài, thực sự) nhưng cũng không hiếm trường hợp trở thành lời nói cửa miệng, "đãi bôi". Trong những trường hợp "chờ đợi" mãi mà không thấy chủ nhân thực hiện "lời hứa" các bạn cũng đừng tỏ ra ngạc nhiên hoặc thất vọng mà hãy hiểu đó là một lời chào, một cách thể hiện thiện chí của những người bạn Hàn Quốc nhé!

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  20. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 17: 정말로 날 좋아하는 게 맞아? (Có phải bạn thích tôi thật không?) - Phân biệt 진짜 và 정말
    [IMG]

    So với những ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Hàn có hệ thống lớp từ biểu hiện cảm xúc vô cùng phong phú và linh hoạt, số lượng các từ cảm thán cũng rất đa dạng. Nếu tiếng Việt có từ "rất", "quá" để nhấn mạnh cảm xúc hay đặc điểm, tính chất của sự vật; tiếng Anh có từ "very", thì tiếng Hàn có một loạt các từ như: 진짜, 정말, 제대로, 아주, 참… Ví dụ, khi muốn nói "Rất tốt", trong tiếng Anh ta chỉ cần dùng "Very good" hoặc "Great!" thì trong đời sống hàng ngày của người Hàn Quốc, ta có thể bắt gặp nhiều cách thể hiện như: 정말 좋다!, 진짜 좋다!, 제대로 좋은데, 아주 좋아!, 참 좋아!…

    Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phân biệt hai từ 진짜 và 정말. Viện nghiên cứu tiếng Hàn ghi nhận 진짜 và 정말 vừa là danh từ, vừa là phó từ (trong trường hợp 진짜로, 정말로).
    Từ 진짜 (眞-, Chân) mang nghĩa là 참 (thật), không che đậy, không giả tạo.

    - Trường hợp là danh từ: 진짜

    진짜 도자기
    Gốm thật

    진짜 보석
    Ngọc thật

    네 진짜 속셈은 뭔지 말해 봐라
    Bạn thử nói xem ý đồ thật sự của bạn là gì?

    - Trường hợp là phó từ: 진짜로

    진짜로 따분하다
    Thật là nhàm tẻ

    너 진짜로 오늘 집에 오니?
    Hôm nay bạn về nhà thật à?

    Nếu chúng ta đặt 참 và 진짜 với các từ tương phản thì càng thấy rõ được sự khác biệt giữa hai từ này. Tương phản của 참 là 거짓 (이 답은 참이다 - Đáp án này là đúng), tuy nhiên từ 참 ít được sử dụng trong văn nói hàng ngày (trong ví dụ trên để tự nhiên hơn chỉ cần sử dụng: 이 답은 정답이다). Tương phản của 진짜 là 가짜 (이 가방 진짜야 가짜야? – Cái cặp này là đồ giả hay đồ thật?)
    Từ 정말 (正- , Chính) được dùng để khẳng định hiện thực, tính chân thực của lời nói hoặc để thể hiện thái độ bất ngờ, ngạc nhiên:

    - Trường hợp là danh từ: 정말

    그 말 정말이야?
    Lời nói đó là thật à?

    비가 억수같이 쏟아지네, 정말!
    Mưa rơi như trút nước, thật ấy!

    - Trường hợp là phó từ: 정말-로

    지구가 정말로 둥글까?
    Có thật là trái đất hình tròn không?

    정말로 날 좋아하는 게 맞아?
    Có phải bạn thích tôi thật không?

    Để phân biệt sắc thái của 진짜 và 정말 chúng ta cùng phân tích ví dụ sau:

    너 진짜 그거 하고 싶어?
    너 정말 그거 하고 싶어?
    Có thật là bạn muốn như thế không?

    Trong cuộc sống, ta có thể bắt gặp cả hai cách biểu hiện trên nhưng trong ngữ cảnh cụ thể 정말 đem lại cảm giác nặng nề, còn 진짜 đem lại cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi. Khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc khi giao tiếp xã hội và bàn về các vấn đề quan trọng dùng từ 정말 sẽ lịch sự, phù hợp hơn và khi nói chuyện với người thân, bạn bè, người Hàn hay dùng từ 진짜 nhiều hơn.

    Bên cạnh đó, 정말, 진짜 đôi khi khi đặt cạnh các phó từ khác như 너무, 무척 (rất) rất khó phân biệt bởi tất cả những từ này đều có chức năng là phó từ, dùng để bổ nghĩa cho động/ tính từ đứng sau nó và nhấn mạnh mức độ, tính chất của sự vật, sự việc.

    Khi muốn diễn đạt "Rất thú vị!" thì các biểu hiện "무척 재미있었어요", "정말 재미있었어요", "너무 재미있었어요" có sắc thái khác nhau như thế nào?

    Trước hết, nghĩa gốc của 너무 là vượt quá hạn/độ cho phép nên 너무 thường bổ nghĩa cho những động, tính từ mang tính chất phủ định, tiêu cực như: "너무 피곤해요" (Tôi mệt quá!). Trong trường hợp "너무 좋았어요" (Rất tốt, rất thích!) nên chuyển thành "무척 좋았어요" hoặc "정말 좋았어요" sẽ phù hợp với sắc thái biểu thị của lời nói hơn.

    Phó từ 무척 mang nghĩa "không thể so sánh, đối chiếu với sự vật, sự việc khác". Phó từ này có thể dùng trong cả trường hợp phủ định lẫn khẳng định, nhưng dùng trong các trường hợp khẳng định sẽ tự nhiên hơn. Tương tự, phó từ 진짜 được dùng với mục đích nhấn mạnh thêm tính hiện thực của vị ngữ đứng sau nên có thể dùng ở cả hai sắc thái phủ định và khẳng định.

    Riêng phó từ 정말, vì 정말 nhấn mạnh tính chân thực của toàn bộ lời nói, nên thường được dùng nhiều trong các trường hợp khẳng định. Ví dụ khi nói "정말 아프다", người nói muốn khẳng định đây không phải là bệnh "giả vờ" mà là đau thật, ốm thật. Còn khi nói "너무 아프다" là người nói muốn nhấn mạnh về mức độ đau của bệnh tình.

    Vậy, nếu có ai đó hỏi các bạn "정말로 날 좋아하는 게 맞아?" (Có phải bạn thích tôi thật không?) thì các bạn hãy trả lời rằng "응, 널 무척 좋아해" (Ừ, mình thích bạn vô cùng!) nhé!

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí