[Tiếng Hàn thú vị] Bài 1: Tiếng kêu cứu của người Hàn Quốc - "살려 주세요!"

Thảo luận trong 'Phỏng vấn - Tán gẫu' bắt đầu bởi quynhhuong89, 29 Tháng hai 2012.

  1. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 18: "글쎄요…" – Cách biểu hiện khéo léo hay thiếu lập trường?

    [IMG]

    Dù ở quốc gia nào thì tuổi học trò vẫn là lứa tuổi "nhất quỷ nhì ma", là lứa tuổi biết "thầm thương trộm nhớ" một ai đó. Ở Hàn Quốc, có một câu chuyện thú vị về các bạn học trò như sau:

    Có một bạn trai học lớp 10 đem lòng "mến" một bạn nữ lớp bên cạnh. Cậu ta bèn mang hoa đến tặng và "ngỏ lời" rủ bạn gái kia đi chơi với mình vào dịp cuối tuần. Nhưng cô bạn gái khi nhận hoa và nghe lời đề nghị chỉ đỏ mặt nói "글쎄요…" rồi chạy đi mất. Cậu bạn kia cứ phân vân mãi, không biết cô bạn nói thế là 예 (có) hay 아니오 (không đồng ý). Cuối tuần, cậu buồn bã, ủ rũ ở nhà vì nghĩ kế hoạch của mình đã thất bại. Nhưng ngạc nhiên thay, vào sáng đầu tuần khi gặp cô bạn "thầm thương trộm nhớ" thì cậu lại nhận được ánh mắt giận dữ, trách móc. Mãi về sau, cậu bạn mới hiểu ra cái "tội" của mình là đã không hiểu được câu trả lời "글쎄요…" của bạn gái kia là "có" và để cho cô bạn nghĩ là mình bị "leo cây". Thế là cả "kế hoạch" của câu bạn kia đã thất bại chỉ vì một câu nói "글쎄요…" !!!

    Thực ra, "글쎄요…" là một cách trả lời mơ hồ, không được rõ ràng, minh bạch như "예/네"(Có) hay "아니오" (Không). Khi phải trả lời một câu hỏi mà bản thân chưa chắc chắn hoặc khi đang nói chuyện mà cần phải dừng lại một chút để suy nghĩ, ta thấy người Hàn Quốc hay dùng biểu hiện "글쎄요…". Nếu chuyển sang tiếng Anh, biểu hiện này tương đương với từ "well…". Nhưng nếu trên các đài phát thanh tiếng Anh như CNN ta vẫn thấy các phát thanh viên sử dụng từ "well…" một cách tự nhiên để chuyển tiếp, nhấn nhá trong lời nói, còn trên truyền hình Hàn Quốc ta sẽ rất hiếm khi được nghe thấy biểu hiện "글쎄요…".

    "글쎄요…" thường được dùng trong đời sống hàng ngày, như trường hợp sau:

    손님: 여기 와인리스트가 있습니까?
    Khách hàng: Ở đây có menu rượu không?

    식당직원: 네, 여기 있습니다.
    Nhân viên nhà hàng: Vâng, có đây ạ.

    손님: 괜찮은 와인은 뭐가 있습니까?
    Khách hàng: Có loại rượu nào ngon không?

    식당직원: 글쎄요. 갤리포니 아와인은 어떠십니까?
    Nhân viên nhà hàng: Để tôi xem… Loại rượu California thì thế nào ạ?

    Trong trường hợp này, 글쎄요 tương đương với biểu hiện "Let me see.." trong tiếng Anh và có tác dụng "kéo dài thêm thời gian suy nghĩ" và thông báo người nói sẽ trình bày về ý kiến của mình ngay sau đó. Tương tự, những người thuộc khu vực sử dụng tiếng Anh hay dùng biểu hiện "I mean…" với nghĩa "내가 뜻하는 말은" (Ý tôi muốn nói là…). Khi chuyển sang văn nói, biểu hiện này có thể dùng là "그러니까…" hoặc "내 말은…". Những biểu hiện này cũng rất ít gặp trong văn viết và trên các phương tiện truyền thông trong xã hội Hàn Quốc.

    Cũng giống như người Việt Nam chọn cách nói vòng, nói tránh, trong những trường hợp tế nhị hoặc khó xử mà chưa xác định rõ được câu trả lời, người Hàn Quốc sẽ chọn giải pháp an toàn là 글쎄요. Thói quen này thực chất có nguồn gốc sâu xa từ xã hội chịu ảnh hưởng lâu dài của đạo Khổng - xã hội đề cao các phép tắc, lễ nghĩa; luôn hạn chế "bản ngã", tức "cái tôi" của con người và có xu hướng dung hòa nó với tập thể, cộng đồng. Điều này khác hắn với cách tư duy logic của phương Tây, các cá thể trong xã hội phương Tây từ nhỏ đã được học cách đối diện với hiện thực và chịu trách nhiệm với câu trả lời "Yes" và "No".

    Trong thời đại công nghệ phát triển, thói quen 글쎄요 đôi khi sẽ không còn là "công cụ an toàn" nữa. Rất nhiều thí sinh khi phỏng vấn vào các tập đoàn lớn, tuy có bằng đỏ, trình độ cao nhưng chỉ vì cách trả lời "ậm ừ" 글쎄요 mà không trúng tuyển. Trong kinh doanh cũng như các lĩnh vực xã hội khác, thói quen, cách hành xử văn hóa sẽ phản ánh một phần nào đó tính cách, phẩm chất của một cá nhân. Không có công ty hay tổ chức nào muốn đón nhận những thành viên thiếu tính quyết đoán và không có chính kiến của riêng mình.

    Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều trường hợp đòi hỏi chúng ta phải trả lời một cách rõ ràng, chính xác. Một câu 글쎄요 hờ hững theo kiểu "thế nào cũng được" đôi khi sẽ khiến đối phương tổn thương hoặc gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng. Cách đây khoảng vài năm, cả cộng đồng mạng Hàn Quốc xôn xao về câu chuyện của một cô gái bị thiệt mạng vì thiếu dinh dưỡng trầm trọng do giảm cân thái quá. Tất cả cũng chỉ vì khi cô hỏi những người bạn thân xung quanh "살이 좀 빠졌어?" (Trông tớ đã gầy đi chút nào chưa?) thì nhận được câu trả lời: "글쎄, 그런 것도 같고" (글쎄, hình như là vậy). Nếu như bạn bè của cô gái kia chỉ cần trả lời "그래, 맞아" (Ừ, đúng thế) thì sự việc sẽ rẽ theo một kết cục khác tốt đẹp hơn. Theo điều tra của một nhà ngôn ngữ học Hàn Quốc, những người có thói quen trả lời 글쎄요 thường là người nhút nhát, dè dặt và rất ít có bạn thân. Bởi không ai có thể đủ tin tưởng, chia sẻ và chờ đợi những lời khuyên chân tình với một người không bao giờ dám thể hiện rõ ràng quan điểm, chính kiến của bản thân.

    Tuy nhiên, câu 글쎄요 nếu biết dùng đúng lúc, đúng cách nhiều khi sẽ giải quyết công việc tốt hơn là 예 hoặc 아니오. Có những trường hợp gặp câu hỏi khó, chưa thể khẳng định 예 hoặc phủ định 아니오 ta có thể trả lời như sau: "글쎄요. 당장은 대답하기 어렵습니다. 좀 더 충분히 생각을 해보고 정확한 말씀드려야 할 것 같습니다" (글쎄요. Rất khó để tôi đưa ra được câu trả lời ngay lúc này. Tôi nghĩ cần phải suy nghĩ đầy đủ hơn trước khi đưa ra câu trả lời chính xác). Như thế, 글쎄요 không còn là một biểu hiện mơ hồ, mà sẽ càng nhấn mạnh thêm tinh thần trách nhiệm và tính trung thực, thẳng thắn của người nói. Tất nhiên, thế mạnh của nó chỉ phát huy đầy đủ khi người nói thực hiện đúng như lời hứa kèm theo.

    Bây giờ, khi tôi hỏi: 오늘 "재미있는 한국어" 어때요? (Bạn thấy "Tiếng Hàn thú vị" hôm nay thế nào?) thì các bạn đừng nói 글쎄요 mà hãy trả lời: "아주 재미있어요" (Rất thú vị!) nhé!

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  2. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 19: 2012년에도 대박나세요 (Chúc an khang, thịnh vượng cho năm mới 2012)

    [IMG]

    Dạo gần đây, độc giả Việt Nam "sửng sốt" và "tò mò" về một cuốn sách có tên "Sát thủ đầu mưng mủ". Đa phần các chuyên gia và các bậc lớn tuổi đều phản đối cuốn sách với những từ ngữ "không chuẩn mực" và "thiếu nghiêm chỉnh" này. Thế nhưng ta không thể phủ nhận, ngôn ngữ là "sinh ngữ", tức nó luôn vận động và phát triển theo từng vùng miền và mỗi thời đại khác nhau.

    Ở Việt Nam có "Sát thủ đầu mưng mủ" thì ở các nước phương Tây có "Slang Dictionary" (Từ điển tiếng lóng). Theo như phân tích của GS.TS ngôn ngữ học Phạm Ðức Dương: "Ðương nhiên, trong lời ăn tiếng nói của thanh niên thì luôn có cái mới. Mà cái mới bao giờ cũng có những lố lăng của nó, không có cái mới nào hoàn chỉnh ngay cả. Khi được nhiều người đồng tình thì ngôn ngữ ấy sẽ sống và được bảo lưu." Như vậy, song hành cùng việc tiếp nhận những cái mới, thế hệ trẻ lại càng phải ý thức sâu sắc hơn nữa về "ranh giới" sử dụng ngôn ngữ, cần phải phân biệt trường hợp nào có thể vui vẻ sử dụng các "thành ngữ mới sáng tác", trường hợp nào cần nghiêm chỉnh, trang trọng.

    Ngày nay, xã hội Hàn Quốc trong quá trình phát triển của mình cũng đang phải dần dần tiếp nhận các lớp từ 유행어 (từ thịnh hành) trong giới trẻ. Có một biểu hiện được dùng phổ biến, "lây lan" từ người trẻ cho tới… người già ở Hàn Quốc là 대박. Khi một ca sĩ phát hành album hoặc ca khúc mới được thị trường đón nhận và bán được nhiều CD, khi một bộ phim mới ra có số lượng người xem đông đảo, khi trúng xổ số hoặc chơi chứng khoán thành công… ta thấy người Hàn dùng các biểu hiện 대박이다, 대박이 나다, 대박이 터지다.

    Đối với giới trẻ Hàn Quốc, biểu hiện này còn được dùng phổ biến hơn theo hai phạm vi nghĩa sau đây:
    1) 대박 = 완전 멋지다, 대단하다, 좋다, 훌륭하다 = 긍정적인 뜻

    Trong trường hợp này, 대박 được hiểu là "진짜 멋지다~" (That's so cool/That's so awesome) - Hấp dẫn, tài giỏi, khéo léo (nghĩa tích cực). Ví dụ:

    그 친구가 이번에도 전교1등 이었다. 완전히 대박이다.
    Bạn đó kì này lại đứng nhất toàn trường rồi. Giỏi thật đấy!
    2) 대박 = 완전 놀랍다, 엽기적이다, 신기하다, 믿기 힘들다 = surprising하다는 뜻

    Khi nghe một tin tức hoặc chứng kiến một cảnh tượng bất ngờ, để diễn tả sự ngạc nhiên tới mức "không tin nổi vào mắt mình", các bạn trẻ Hàn Quốc cũng hay dùng từ 대박. Ta có thể dịch "nôm na" sang tiếng Việt với các từ cảm thán tương đương như: "Hay nhỉ", "Tuyệt thật đấy!", "Không thể tin được" ; hoặc với các từ cảm thán trong tiếng Anh như: That is unreal!/That's ridiculous!/ No way! Ví dụ:

    거기 좀 봐. 강아지가 사람처럼 두 발로 걸어다니고 있다. 대박이다
    Xem kìa. Con chó kia đi hai chân như người. Không thể tin được!

    Vậy từ 대박 vốn có nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu như thế nào?

    Các nhà ngôn ngữ học Hàn Quốc cho rằng từ khoảng 10 năm trước đây, đã có diễn viên phát biểu khi được phỏng vấn trên đài truyền hình: "내가 찍은 영화가 대박이었으면 해요." (Rất hy vọng bộ phim tôi tham gia sẽ 대박 - thành công). Theo đó, từ 10 năm trước, 대박 đã được bắt đầu sử dụng với ý nghĩa "thành công trong việc quảng bá, lan truyền" ở lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật.

    Tuy nhiên, đây mới chỉ là những lí giải cho việc sử dụng từ 대박 trong giai đoạn ban đầu. Còn nghĩa gốc của từ 대박, có rất nhiều ý kiến lí giải khác nhau về vấn đề này. Trong đó, có ý kiến lí giải 대박 có nghĩa là 큰 배 (大舶, con thuyền lớn). Thời xưa, nếu có các tàu vận tải lớn, chở hàng "buôn lậu" cập cảng, tức là sẽ có rất nhiều hàng hóa quí hiếm, có thể bán và kiếm được bộn tiền với một chuyến tàu như thế. Do đó, từ nghĩa đen "con thuyền lớn" trong 대박 phát sinh thêm nghĩa 큰 이득 (món lợi lớn). Dần dần, dựa trên cơ sở này mà ý nghĩa và phạm vi sử dụng của 대박 được mở rộng thành các lớp nghĩa khác như 흥행 성공, 횡재 (thịnh hành, vận may bất ngờ, của trời cho). Tuy nhiên, nếu 박 trong 대박 mang nghĩa là "tàu, thuyền" thì sẽ phải có các biểu hiện gắn liên với các động từ "đến", "đi" như "대박이 들다, 대박이 오다" . Biểu hiện đang được sử dụng hiện nay là ‘대박이 나다’ cũng đặt ra một nghi vấn 박 trong 대박 chưa hẳn đã mang nghĩa là "tàu, thuyền".

    Ngoài ra, "박" mang nghĩa là "phần lợi" của người thắng, người giữ vai trò "nhà cái" trong chiếu bạc. Số tiền phát sinh do thắng bạc liên tiếp được gọi là "박". Như vậy, 대박 còn có thể được lí giải là món tiền lớn, do "trúng quả" mà kiếm được. Vậy là từ một thuật ngữ phát sinh trên "chiếu bạc", 대박 được dần dần sử dụng rộng rãi trong xã hội. Khi thăng tiến, thành công trong sự nghiệp, gặp may mắn trong cuộc sống ta cũng thấy người Hàn Quốc vận dụng một cách tự nhiên các biểu hiện như 대박 났다, 대박 터졌다.

    Cũng có nhiều người Hàn Quốc lí giải 박 trong 대박 ở đây là trái bí (호박bí đỏ) khi đặt trong mối liên quan tới câu chuyện cổ dân gian "흥부전" (Chuyện anh Hưng phu). Anh Hưng phu tuy nghèo khổ nhưng hiền lành, chất phác, trong một lần giúp chú chim nhạn bị thương chữa lành vết thương, anh được chim nhạn trả công bằng một hạt bí. Chẳng bao lâu sau, hạt bí thành cây, đâm hoa, kết trái và cho ra những quả bí rất to. Anh Hưng phu khi mở quả bí ra rất ngạc nhiên khi thấy trong đó có bao nhiêu là gạo và vàng bạc, châu báu... Trong câu chuyện này, 큰 박 (quả bí to) là ẩn dụ của 복 (phúc) kèm theo lời nhắn nhủ của dân gian: ăn ở hiền lành, phúc đức thì nhất định sẽ có ngày gặp 대박. Trong trường hợp này, câu chúc "새해에 대박나세요" được dùng tương tự như câu "새해 복 많이 받으세요" (Chúc gặp nhiều phúc lộc, may mắn trong năm mới).

    Không có một đáp án chính xác cho việc lí giải nghĩa gốc của từ 대박. Qua đó ta cũng thấy, 대박 không đơn thuần chỉ là một câu cảm thán mà còn chứa đựng trong đó những yếu tố văn hóa, nhân sinh quan sâu sắc. Việc gặp may, kiếm được nhiều tiền hoàn toàn không phải là việc xấu, thậm chí còn được khuyến khích để phát triển gia đình, đất nước. Nhưng dần dần trong xã hội đề cao "chủ nghĩa vật chất vạn năng" lại hình thành những suy nghĩ không muốn lao động cực nhọc, "đổ mồ hôi, sôi nước mắt", không muốn đi theo con đường làm ăn "chính nghĩa" nhưng lại luôn trông chờ và hi vọng vào 대박. Thậm chí, để có được vinh hoa, phú quí và quyền lực, có nhiều cá nhân còn bất chấp cả thủ đoạn, lương tri để leo đến đỉnh vinh quang. Hiện tượng thịnh hành lớp từ 대박이다, 대박이 나다, 대박이 터지다 cũng phần nào phản ánh tư tưởng khát khao nhanh chóng muốn được làm giàu, được thành công 한탕주의 (Get-rich-quick) của giới trẻ Hàn Quốc trong xã hội hiện đại.

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  3. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 20: "옆구리가 시리다" - Lạnh tới buốt hông

    [IMG]

    Có lẽ tất cả chúng ta, kể từ khi còn nhỏ đã được làm quen với những câu ca dao, tục ngữ về thời tiết như: "Bao giờ cho đến tháng ba, Hoa gạo rụng xuống, bà già cất chăn"/ "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm."

    Có lẽ do thời tiết giữ một vai trò mật thiết trong hoạt động nông nghiệp cũng như cuộc sống sinh hoạt, thậm chí ảnh hướng tới tâm tư, tình cảm của con người nên hầu như ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều tồn tại những biểu hiện độc đáo, thú vị về thời tiết. Ở Anh, khi trời mưa to người ta có câu "It rains like cats and dogs!" (Trời mưa như mèo và chó). Còn ở Hàn Quốc, một đất nước hài hòa với 4 mùa rõ rệt cũng không thể thiếu những ví von rất sinh động liên quan đến những biến đổi của tự nhiên. Trong bốn mùa thì so với mùa xuân ấm áp hay mùa thu mát mẻ, những biểu hiện về thời tiết nóng bức của mùa hè hay lạnh giá của mùa đông chiếm một tỉ lệ lớn hơn hẳn.

    Mùa hè của Hàn Quốc bắt đầu từ trung tuần tháng 6, mức nóng đỉnh điểm nằm trong khoảng từ cuối tháng 7 tới giữa tháng 8. Lúc này, nhiệt độ có thế lên tới 37°C, ánh nắng mặt trời gay gắt. Và cũng giống như ở Việt Nam, chỉ cần bước chân ra đường, chạm mặt với ánh nắng thôi là "mồ hôi lớn, mồ hôi bé" đã thi nhau đầm đìa tuôn ra. Nếu như người Việt Nam so sánh trời nóng "như đổ lửa" thì người Hàn Quốc ví cái nóng như "찜통 더위" (Nóng như nồi hấp). Khi cần hầm, hấp đồ ăn, người ta phải dùng cái nồi lớn được gọi là "찜통". Tức, trời nóng và ngột ngạt đến nỗi khiến cho chúng ta tưởng như đang ở trong nồi hấp vậy.

    Mùa hè ở Hàn Quốc không chỉ có ánh nắng chói chang mà còn có mùa mưa kéo dài từ tháng 6 cho tới hết tháng 8. Vào mùa mưa, có thời điểm mưa xối xả cả tuần mà không ngớt. Khi đó, người Hàn Quốc "nhìn trời" mà nói "어허, 하늘에 구멍이 뚫렸다" (Ái chà, trời bị thủng lỗ rồi). Vì "trời thủng lỗ" nên có bao nhiêu nước mưa mới đổ hết xuống mặt đất như thế. Không chỉ mưa, mùa hè còn đặc trưng bởi những tiếng sầm rền vang. Thế nên người Hàn Quốc mới có thêm câu ví von "우레와 같은 박수" (tiếng vỗ tay như sấm) để miêu tả tiếng vỗ tay rất đều, rất to. Quả là những cách ví von rất thú vị phải không?

    Trái ngược với mùa hè nóng nực, mùa đông Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài tới hết tháng 2 với nhiệt độ trung bình trong suốt mùa đông là -4°C. Do ảnh hưởng từ khối không khí lạnh thổi từ Sebirea nên đặc trưng của mùa đông Hàn Quốc là những đợt gió khô và lạnh. Khi bạn ở trong nhà hoặc nơi khuất gió sẽ thấy dễ chịu với cái rét "ngọt", nhưng khi phải đương đầu với những cơn gió nơi đây, bạn sẽ thấy run rẩy "thấu xương". Có lẽ bởi thế mà trong tiếng Hàn có rất nhiều biểu hiện liên quan tới gió. Người Hàn Quốc gọi gió mùa đông là "칼바람" . Trong tiếng Hàn, "칼" có nghĩa là dao, biểu hiện này muốn nhấn mạnh những cơn gió nhanh và lạnh như đường dao sắc vậy.

    Ngoài biểu hiện trên, còn có một biểu hiện độc đáo liên quan đến gió là "옆구리가 시리다" (Buốt hông). Đây là "cảm nhận" xuất phát từ những "cá nhân" không có… người yêu trong mùa đông. Nếu có người yêu thì thể nào cũng được khoác tay đi cạnh, dù gió mùa đông lạnh thế nào cũng sẽ thấy ấm áp. Nhưng vì chỉ có một mình nên không có ai "che chắn", mà phải "hứng chịu" hết những cơn gió lạnh, lạnh tới… buốt cả hông. Đây là câu nói được giới trẻ Hàn Quốc rất hay sử dụng, nhất là những ai còn chưa kiếm được "một nửa" khi những cơn gió lạnh mùa đông bắt đầu tràn về.

    Chúc những bạn nào còn "cô đơn" trong mùa đông lạnh này sẽ sớm tìm được một nửa của mình, để không còn thấy "옆구리가 시리다" nữa nhé!

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  4. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 21: Các cách xưng hô và chủ nghĩa gia đình ở Hàn Quốc

    [IMG]
    Gia đình là đơn vị tổ chức đặc trưng phổ biến ở mọi xã hội loài người. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình văn hoá, mỗi nền văn hoá, vai trò của gia đình rất khác nhau. Trong xã hội phương Tây hoặc phương Tây hóa, thì vai trò của gia đình thấp mà vai trò của của cá nhân cao; trong xã hội phương Đông thì ngược lại. Ngay trong xã hội phương Đông, cùng với xu hướng hội nhập, vai trò của gia đình trong xã hội cũng giảm dần, nhường chỗ cho sự gia tăng của vai trò cá nhân. Song ở Hàn Quốc ngày nay, dù đã trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhưng truyền thống gia đình và ảnh hưởng của gia đình vẫn còn rất mạnh mẽ. Sở dĩ như vậy là vì trong nền văn hoá Korea, gia đình không chỉ đơn giản là một tế bào xã hội, mà hơn thế nữa, nó trở thành một nhân tố chi phối tổ chức xã hội, một thứ "chủ nghĩa" – chủ nghĩa gia đình (familism)." (GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm).

    Gia đình Việt Nam có ảnh hưởng ra xã hội, nhưng nó không phải là mô hình tổ chức quan trọng nhất. Văn hoá Việt Nam coi trọng làng hơn gia đình, do vậy mà trong truyền thống Việt Nam chỉ có khái niệm “làng nước”. Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, gia đình và đất nước mới là hai hình thái xã hội cơ bản, tạo thành quốc gia (국가 - Quốc Gia = nhà + nước). Khái niệm “nhà nước” (quốc gia) ở Việt Nam được vay mượn từ văn hoá Trung Quốc.

    Ở Việt Nam không có "chủ nghĩa gia đình" mà chỉ có lối sống và làm việc kiểu "gia đình chủ nghĩa". Không nên nhầm lẫn hai khái niệm này. "Gia đình chủ nghĩa" là khái niệm dùng để chỉ lối làm việc theo kiểu tình cảm, coi nhau là "anh Hai", "anh Ba", "chú Tư", thiếu tôn ty trên dưới rạch ròi, dẫn đến bệnh xuê xoa đại khái. Sở dĩ có sự khác biệt giữa một bên là văn hoá Việt Nam với đặc tính "gia đình chủ nghĩa" đại khái xuê xoa, còn bên kia là văn hoá Korea với đặc tính "chủ nghĩa gia đình" tôn ti chặt chẽ là vì nghề nông nghiệp lúa nước thì đòi hỏi tính cộng đồng cao ở một phạm vi rộng mới đủ sức chống hạn, chống lụt và làm cho kịp thời vụ, mà chất nông nghiệp lúa nước thì ở Việt Nam đậm nét hơn ở Bắc Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi đó thì địa hình núi đá ở Hàn Quốc buộc phải sống phân tán, không cho phép ở tập trung được theo ý mình, không tạo nên những cánh đồng lớn đòi hỏi tính cộng đồng cao, khiến cho vai trò của gia đình buộc phải lớn hơn làng xã.

    Trong tiếng Hàn, "Chủ nghĩa gia đình" Hàn Quốc được thể hiện rõ ở các từ xưng hô. Tính tôn ti cũng là nguyên nhân của hệ thống kính ngữ rất phát triển. Trong tiếng Hàn, có những từ mà chỉ có người trên mới được dùng để gọi người dưới và, ngược lại, có những từ chỉ dành cho người dưới sử dụng để gọi người trên. Tiếng Hàn phân biệt cách gọi các thành viên ở hai bên nội ngoại bằng cách gắn từ 시 vào trước các từ xưng hô chỉ gia đình nhà chồng, và gắn từ 친정 vào trước các từ xưng hô chỉ gia đình nhà vợ.

    Sau đây, xin được giới thiệu cách qui tắc xưng hô trong gia đình Hàn Quốc lấy qui chiếu vị trí của người con dâu trong gia đình. Bởi khi người phụ nữ về nhà chồng nghĩa là đã đón nhận thêm một gia đình mới, đảm nhiệm những vai trò và chức phận mới trong gia đình chồng. Theo đó, bố mẹ của chồng sẽ gọi là 시아버지 (bố chồng), 시어머니 (mẹ chồng). Anh trai của chồng là 시아주버니, em trai chồng là 시동생, chị em gái của chồng được gọi chung là 시누이. Cần chú ý, đây là các cách gọi được thể hiện dưới phương thức kể (câu tường thuật), tức khi người con dâu không trực tiếp giao tiếp với các đối tượng được nhắc đến trong câu. Ví dụ:
    나의 시아버지는 현재 고등학교 교장으로 재직 중이시다.
    Bố chồng tôi hiện là hiệu trưởng trường cấp 3.

    Khi trực tiếp gọi bố mẹ chồng, người con dâu sẽ gọi bố chồng là 아버님 (phân biệt với gọi bố đẻ là 아버지), gọi mẹ chồng là 어머님 (phân biệt với gọi mẹ đẻ là 어머니); anh trai chồng chỉ cần gọi là 아주버니.

    Khác với Việt Nam, việc xưng hô trong gia đình Hàn Quốc còn phụ thuộc vào việc người được gọi đã kết hôn hay chưa. Đối với em trai chồng, nếu đó là người đã lập gia đình, người chị dâu sẽ gọi em trai chồng là 서방님; nếu chưa kết hôn sẽ gọi là 도련님. Trường hợp là chị em gái của chồng, nếu đó là chị gái đã kết hôn, người em dâu sẽ phải gọi là chị chồng là 형님; nếu chị hay em gái chồng chưa kết hôn sẽ gọi là 아가씨. Ngoài ra, anh trai chồng sẽ gọi em dâu là 제수씨, em trai chồng sẽ gọi chị dâu là 형수, chị em gái chồng sẽ gọi em (chị) dâu là 올케.

    Đặc biệt, từ "con dâu" trong tiếng Hàn có nghĩa là 며느리, nhưng trong thực thế bố mẹ chồng gọi người con dâu mới về nhà chồng là 아가 hay 새아가 . 아가 vốn là cách gọi em bé, như trong trường hợp:

    엄마, 아가가 막 울어.
    Mẹ ơi, em bé khóc.

    Cách gọi con dâu là 아가 hay 새아가 thể hiện thái độ trìu mến, gần gũi của bố mẹ chồng đối với người con dâu mới về như một lời nhắn nhủ: Con dâu cũng là con trong nhà, cũng sẽ được bố mẹ chồng đối xử bình đẳng như những thành viên khác trong gia đình. Khi người con dâu đã sinh con, ngoài cách gọi trên, bố mẹ chồng còn có thể mượn tên của cháu để gọi con dâu, ví dụ như 동훈어미, 동훈어멈(Mẹ của Dong-hun).

    Hiện nay ở Hàn Quốc hệ thống gia đình lớn truyền thống đang được thay thế bằng hệ thống gia đình hạt nhân tập trung vào người chồng và vợ. Gia đình và xã hội truyền thống lấy người già làm trung tâm bây giờ đang chuyển đổi dần thành gia đình và xã hội lấy người trẻ làm trung tâm. Sự thay đổi này thể hiện rõ trong những thế hệ đang tiếp nhận ảnh hưởng của nền giáo dục kiểu phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân, khiến cho khuynh hướng chủ nghĩa tập thể ngày càng giảm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của H.J. Lee, tuy tỉ lệ phần trăm hôn nhân có tình yêu trước ở Hàn Quốc có xu hướng tăng nhanh – tỉ lệ này vào năm 1958 là 32,5% thì đến năm 1980 tăng lên 77,7% – nhưng trong số này, những người trẻ tuổi quyết định kết hôn không tham khảo ý kiến gia đình chỉ chiếm có 3,4%. Điều này cho thấy ở Hàn Quốc chủ nghĩa tập thể vẫn đang được duy trì, nó cùng với chủ nghĩa cá nhân vẫn đang song song tồn tại và phát triển.
    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  5. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 21: Các cách xưng hô và chủ nghĩa gia đình ở Hàn Quốc

    [IMG]
    Gia đình là đơn vị tổ chức đặc trưng phổ biến ở mọi xã hội loài người. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình văn hoá, mỗi nền văn hoá, vai trò của gia đình rất khác nhau. Trong xã hội phương Tây hoặc phương Tây hóa, thì vai trò của gia đình thấp mà vai trò của của cá nhân cao; trong xã hội phương Đông thì ngược lại. Ngay trong xã hội phương Đông, cùng với xu hướng hội nhập, vai trò của gia đình trong xã hội cũng giảm dần, nhường chỗ cho sự gia tăng của vai trò cá nhân. Song ở Hàn Quốc ngày nay, dù đã trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhưng truyền thống gia đình và ảnh hưởng của gia đình vẫn còn rất mạnh mẽ. Sở dĩ như vậy là vì trong nền văn hoá Korea, gia đình không chỉ đơn giản là một tế bào xã hội, mà hơn thế nữa, nó trở thành một nhân tố chi phối tổ chức xã hội, một thứ "chủ nghĩa" – chủ nghĩa gia đình (familism)." (GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm).

    Gia đình Việt Nam có ảnh hưởng ra xã hội, nhưng nó không phải là mô hình tổ chức quan trọng nhất. Văn hoá Việt Nam coi trọng làng hơn gia đình, do vậy mà trong truyền thống Việt Nam chỉ có khái niệm “làng nước”. Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, gia đình và đất nước mới là hai hình thái xã hội cơ bản, tạo thành quốc gia (국가 - Quốc Gia = nhà + nước). Khái niệm “nhà nước” (quốc gia) ở Việt Nam được vay mượn từ văn hoá Trung Quốc.

    Ở Việt Nam không có "chủ nghĩa gia đình" mà chỉ có lối sống và làm việc kiểu "gia đình chủ nghĩa". Không nên nhầm lẫn hai khái niệm này. "Gia đình chủ nghĩa" là khái niệm dùng để chỉ lối làm việc theo kiểu tình cảm, coi nhau là "anh Hai", "anh Ba", "chú Tư", thiếu tôn ty trên dưới rạch ròi, dẫn đến bệnh xuê xoa đại khái. Sở dĩ có sự khác biệt giữa một bên là văn hoá Việt Nam với đặc tính "gia đình chủ nghĩa" đại khái xuê xoa, còn bên kia là văn hoá Korea với đặc tính "chủ nghĩa gia đình" tôn ti chặt chẽ là vì nghề nông nghiệp lúa nước thì đòi hỏi tính cộng đồng cao ở một phạm vi rộng mới đủ sức chống hạn, chống lụt và làm cho kịp thời vụ, mà chất nông nghiệp lúa nước thì ở Việt Nam đậm nét hơn ở Bắc Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi đó thì địa hình núi đá ở Hàn Quốc buộc phải sống phân tán, không cho phép ở tập trung được theo ý mình, không tạo nên những cánh đồng lớn đòi hỏi tính cộng đồng cao, khiến cho vai trò của gia đình buộc phải lớn hơn làng xã.

    Trong tiếng Hàn, "Chủ nghĩa gia đình" Hàn Quốc được thể hiện rõ ở các từ xưng hô. Tính tôn ti cũng là nguyên nhân của hệ thống kính ngữ rất phát triển. Trong tiếng Hàn, có những từ mà chỉ có người trên mới được dùng để gọi người dưới và, ngược lại, có những từ chỉ dành cho người dưới sử dụng để gọi người trên. Tiếng Hàn phân biệt cách gọi các thành viên ở hai bên nội ngoại bằng cách gắn từ 시 vào trước các từ xưng hô chỉ gia đình nhà chồng, và gắn từ 친정 vào trước các từ xưng hô chỉ gia đình nhà vợ.

    Sau đây, xin được giới thiệu cách qui tắc xưng hô trong gia đình Hàn Quốc lấy qui chiếu vị trí của người con dâu trong gia đình. Bởi khi người phụ nữ về nhà chồng nghĩa là đã đón nhận thêm một gia đình mới, đảm nhiệm những vai trò và chức phận mới trong gia đình chồng. Theo đó, bố mẹ của chồng sẽ gọi là 시아버지 (bố chồng), 시어머니 (mẹ chồng). Anh trai của chồng là 시아주버니, em trai chồng là 시동생, chị em gái của chồng được gọi chung là 시누이. Cần chú ý, đây là các cách gọi được thể hiện dưới phương thức kể (câu tường thuật), tức khi người con dâu không trực tiếp giao tiếp với các đối tượng được nhắc đến trong câu. Ví dụ:
    나의 시아버지는 현재 고등학교 교장으로 재직 중이시다.
    Bố chồng tôi hiện là hiệu trưởng trường cấp 3.

    Khi trực tiếp gọi bố mẹ chồng, người con dâu sẽ gọi bố chồng là 아버님 (phân biệt với gọi bố đẻ là 아버지), gọi mẹ chồng là 어머님 (phân biệt với gọi mẹ đẻ là 어머니); anh trai chồng chỉ cần gọi là 아주버니.

    Khác với Việt Nam, việc xưng hô trong gia đình Hàn Quốc còn phụ thuộc vào việc người được gọi đã kết hôn hay chưa. Đối với em trai chồng, nếu đó là người đã lập gia đình, người chị dâu sẽ gọi em trai chồng là 서방님; nếu chưa kết hôn sẽ gọi là 도련님. Trường hợp là chị em gái của chồng, nếu đó là chị gái đã kết hôn, người em dâu sẽ phải gọi là chị chồng là 형님; nếu chị hay em gái chồng chưa kết hôn sẽ gọi là 아가씨. Ngoài ra, anh trai chồng sẽ gọi em dâu là 제수씨, em trai chồng sẽ gọi chị dâu là 형수, chị em gái chồng sẽ gọi em (chị) dâu là 올케.

    Đặc biệt, từ "con dâu" trong tiếng Hàn có nghĩa là 며느리, nhưng trong thực thế bố mẹ chồng gọi người con dâu mới về nhà chồng là 아가 hay 새아가 . 아가 vốn là cách gọi em bé, như trong trường hợp:

    엄마, 아가가 막 울어.
    Mẹ ơi, em bé khóc.

    Cách gọi con dâu là 아가 hay 새아가 thể hiện thái độ trìu mến, gần gũi của bố mẹ chồng đối với người con dâu mới về như một lời nhắn nhủ: Con dâu cũng là con trong nhà, cũng sẽ được bố mẹ chồng đối xử bình đẳng như những thành viên khác trong gia đình. Khi người con dâu đã sinh con, ngoài cách gọi trên, bố mẹ chồng còn có thể mượn tên của cháu để gọi con dâu, ví dụ như 동훈어미, 동훈어멈(Mẹ của Dong-hun).

    Hiện nay ở Hàn Quốc hệ thống gia đình lớn truyền thống đang được thay thế bằng hệ thống gia đình hạt nhân tập trung vào người chồng và vợ. Gia đình và xã hội truyền thống lấy người già làm trung tâm bây giờ đang chuyển đổi dần thành gia đình và xã hội lấy người trẻ làm trung tâm. Sự thay đổi này thể hiện rõ trong những thế hệ đang tiếp nhận ảnh hưởng của nền giáo dục kiểu phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân, khiến cho khuynh hướng chủ nghĩa tập thể ngày càng giảm. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của H.J. Lee, tuy tỉ lệ phần trăm hôn nhân có tình yêu trước ở Hàn Quốc có xu hướng tăng nhanh – tỉ lệ này vào năm 1958 là 32,5% thì đến năm 1980 tăng lên 77,7% – nhưng trong số này, những người trẻ tuổi quyết định kết hôn không tham khảo ý kiến gia đình chỉ chiếm có 3,4%. Điều này cho thấy ở Hàn Quốc chủ nghĩa tập thể vẫn đang được duy trì, nó cùng với chủ nghĩa cá nhân vẫn đang song song tồn tại và phát triển.
    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  6. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 22: Tiếng Hàn và các cách chữa bệnh dân gian ở Hàn Quốc


    [IMG]

    - Thời tiết Hàn Quốc vì được chia thành bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt nên vào thời điểm 환절기 (giao mùa) thì 밤과 낮의 기온의 교차가 심하다 (Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn), dẫn đến 감기가 걸리기 쉽다 (rất dễ bị cảm cúm). Nếu bị cảm do mệt mỏi lâu ngày dồn lại, các cơ khớp đau nhức, mệt mỏi rã rời người Hàn Quốc sẽ nói 감기몸살이 났다. Khi bị cảm, cách điều trị hữu hiệu nhất là thời gian nghỉ ngơi yên tĩnh kèm theo giấc ngủ sâu và đủ giấc.

    Ngoài ra, người Hàn Quốc khi bị cảm còn uống nhiều nước ấm và loại trà nóng có tác dụng làm ấm cơ thể như 생강차 (trà gừng), 보리차 (trà lúa mạch), 유자차 (trà làm từ loại quả chua, giống như quả chanh Việt Nam).

    Khi ăn uống vội vàng dẫn đến tức bụng hoặc ăn nhầm thức ăn không tốt gây khó tiêu, người Hàn Quốc có nhiều cách biểu hiện như: 체한 것 같아요 (Hình như bị đầy/trướng bụng), 속이 더부룩해요/ 속이 거북하다 (Đầy bụng). Ví dụ:

    이것저것 너무 많이 먹었더니 배가 더부룩하다.
    Ăn nhiều thứ này thứ kia nên bị đầy bụng.


    Cách sử dụng phổ biến và dễ nhất mà người nước ngoài có thể vận dụng là 속이 안 좋아요 (Thấy không ổn trong bụng). Trước đây, khi gặp những trường hợp ăn nhanh, ăn vội dẫn đến đầy bụng, những người có kinh nghiệm thường chữa bệnh này bằng cách châm kim vào ngón tay cho chảy máu ra. Cách chữa này gọi là 손을 딴다 (chích tay). Để thực hiện phương pháp này, trước hết phải vuốt cho máu dồn từ phần trên của cánh tay xuống phía dưới bàn tay. Sau đó, lấy chỉ thắt phần đầu ngón tay lại, lấy kim châm vào chỗ bị thắt cho chảy máu ra. Khi đó, nếu tình trạng khó tiêu, đầy bụng càng nặng thì màu đen sẽ ra càng nhiều. Phương pháp này đã được Y học phương Đông xác nhận là phương pháp đúng đắn nhằm rút đi một phần máu xấu nhằm làm tuần hoàn cơ thể. Ở Việt Nam, nhiều trường hợp khi bị cảm do “trúng gió” có nhiều người cũng sử dụng phương pháp “chích” máu xấu ở trán (thường ở vị trí giữa trung tâm giữa hai lông mày) để giải cảm.

    Ngoài ra, khi con cháu khó tiêu, đau bụng, người bà hay người mẹ trong gia đình thường lấy tay xoa đều vùng bụng cũng có thể chữa khỏi bệnh. Có thể giải thích rằng, khi luồng khí ấm áp từ bàn tay truyền vào bụng sẽ đem lại hiệu quả chữa bệnh. Nhưng hiệu quả chữa bệnh phụ thuộc một phần lớn ở 약손 (bàn tay thuốc) đầy yêu thương của người bà, người mẹ dành cho đứa con, cháu của mình.

    Người Hàn Quốc vì ban ngày làm việc bận rộn nên rất hay uống rượu vào buổi tối, thậm chí tới tận đêm khuya. Những buổi 파티 (tiệc) hoặc 회식 (liên hoan công ty) thường kéo dài theo trình tự 1 차 (tăng 1) - 소주 (rượu soju), 2차 (tăng 2) - 맥주 (bia), 3차 (tăng 3) - wine (rượu vang)... Người nào “nếm trải” những cuộc vui đó xong, ngày hôm sau chắc chắn sẽ thấy nôn nao, cồn cào vì rượu, khi đó ta sẽ dùng biểu hiện 속이 쓰리다. Để giải tỏa sự cồn cào, khó chịu này, người Hàn Quốc sẽ ăn 콩나물국 (canh mầm đậu) vào buổi sáng. Đây là thứ canh vừa dễ nấu lại vừa có vị thanh mát có tác dụng lọc ruột, khiến cho tinh thần trở nên minh mẫn, sảng khoái.

    Hy vọng là các bạn sẽ có dịp được thưởng thức món 콩나물국 vào buổi sáng sớm sau một “cuộc nhậu” để thấy hết được “công dụng” đặc hiệu của nó. Nhưng có một chú ý là không nên uống quá nhiều rượu so với khả năng của mình nhé! Nếu không các bạn sẽ chẳng có đủ sức dậy vào buổi sáng để ăn món canh thơm ngon đó đâu!!!

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  7. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 23: 멋 và quan niệm về cái đẹp của người Hàn Quốc
    [IMG]

    Đã có khi nào mặc một bộ đồ mới đi chơi hoặc ăn mặc khác với ngày thường, các bạn được khen là 오늘 멋이 있네 / 오늘 멋지네요 (Hôm nay bạn đẹp thế! / Hôm nay bạn thật cuốn hút!) chưa? Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa của từ 멋 trong biểu hiện này nhé!

    Hàn Quốc vốn nổi tiếng về mỹ phẩm, thời trang, thậm chí cả công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ. Không chỉ ngôi sao điện ảnh, diễn viên nổi tiếng mà hầu như mọi người dân Hàn Quốc đều thích làm đẹp và rất có ý thức về sự xuất hiện của mình trước xã hội. Mỗi người Hàn Quốc ngay từ nhỏ đã được giáo dục ý thức làm đẹp cho bản thân cũng như cho cộng đồng. Thời trang ở đây không nói đến thứ thời trang xa xỉ, trưng bày mang tính triển lãm mà là nhận thức về việc mặc quần áo cho phù hợp với thời gian, địa điểm mà mình xuất hiện, theo tiếng Hàn được gọi là 옷차림 (cách ăn mặc). Ví dụ, khi đi leo núi ta sẽ có 등산복 차림 (quần áo leo núi), khi đi dự tiệc có 파티복 차림 (quần áo dự tiệc), khi đi thăm quan hay đi dã ngoại thì ta chỉ cần 간편한 옷차림 (ăn mặc đơn giản, gọn nhẹ). Có thể thấy, việc ăn mặc cho phù hợp với tính chất công việc hay một địa điểm nào đó rất quan trọng với người Hàn Quốc. Thường thì trong lễ cưới, nhân vật chính cô dâu mặc váy trắng nên các khách đến mời thường tránh màu trắng mà mặc các quần áo sáng màu khác để biểu lộ sự chúc mừng và tôn vinh cô dâu. Mẹ của chú rể mặc hanbok màu xanh như màu da trời (하늘색), còn mẹ cô dâu sẽ mặc màu hồng hay đỏ (분홍색) tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương giữa hai gia đình của cô dâu, chú rể.

    Trở lại với khái niệm 멋, đây là khái niệm mang tính chất mỹ học, là kết tinh cảm nhận độc đáo của người Hàn Quốc về hình thức tồn tại của vạn vật cũng như nghệ thuật, kĩ nghệ, phong thái, hành xử của con người nói chung. Dường như không có từ ngoại quốc nào có thể biểu hiện được hoàn toàn nghĩa của từ 멋. Cũng như muốn giải thích 멋 bằng tiếng Hàn cũng không thể dùng vài từ ngắn gọn để diễn tả, bởi 멋 mang trong nó những lớp nghĩa vô cùng đặc biệt. Gần với 멋, trong tiếng Trung Quốc có từ 풍류 (風流, phong lưu), phương Tây có từ 유머 (humor, hài hước). Nhưng những từ này cũng chỉ phản ánh một phần tính chất của 멋. Thật khó để có thể định nghĩa chính xác một trong những từ mang tính độc quyền" để nhận dạng đặc tính dân tộc Hàn Quốc như thế.

    Về nghĩa gốc của 멋, trong từ điển của Triều Tiên <우리 민족끼리> (Dân tộc chúng ta) giải thích: cho đến tận năm 1800 thì 맛 và 멋 có cùng một nghĩa, giới thượng lưu phong kiến Hàn Quốc gọi là 맛, tầng lớp dưới gọi là 멋. Nhưng dần về sau, hai từ này được biến nghĩa: 맛 trởi thành biểu hiện mang tính cảm giác còn 멋 trở thành biểu hiện mang tính cảm nhận. Nếu 맛 chủ yếu được dùng để chỉ vị giác như: 달콤하다 (ngọt), 짭짤하다 (đậm đà), 구수하다 (bùi ngậy)… thì 멋 gắn liền với các biểu hiện như 허세를 부리다 (phô trương), 구성지다 (hấp dẫn, lôi cuốn)…

    Trong cuộc sống hàng ngày, người Hàn Quốc thường sử dụng hai biểu hiện 멋 và 멋지다:
    멋지다 (tính từ)

    1. Rất đẹp, rất cuốn hút

    멋진 구두.
    Đôi giày đẹp.

    멋진 남학생.
    Học sinh nam đẹp trai.

    경치가 멋지다 .
    Cảnh đẹp.

    2. Rất giỏi, xuất sắc

    멋진 생각.
    Suy nghĩ tốt.

    좋은 술에 멋진 안주.
    Rượu ngon có đồ nhắm ngon.

    우리는 적을 멋지게 해치웠다.
    Chúng ta đã chiến thắng địch một cách vẻ vang.
    멋- Trong từ điển tiếng Hàn mang các lớp nghĩa sau:

    1. 차림새 행동 생김새 등이 세련되고 아름다움;맵시가 있음.
    Cách ăn mặc, hành động, diện mạo… xinh đẹp, tao nhã, tinh tế… Đúng mốt, hợp thời trang.

    2. 고상한 품격이나 운치.
    Có phong cách, khiếu thẩm mỹ tinh tế.

    Như vậy, 멋 là cái đẹp, là những giá trị mang tính mỹ học không chỉ toát ra từ bên ngoài mà còn từ 인품 (nhân phẩm), 성품 (tính phẩm), 격 (cách - sự hài hòa với hoàn cảnh, môi trường) của một con người. Đó là những điều mà cả nhân loại từ xưa đến nay đều hướng tới và kiếm tìm.

    Như vậy, người có 멋, một cuộc sống có 멋 phải là một con người, một cuộc sống như thế nào?

    Không ai khen những người cổ hủ, bảo thủ chỉ biết giữ khư khư những phương thức, lề lối cũ là 멋이 있다. Khi đó, người Hàn sẽ nói 멋없는 놈. Trường hợp 멋쩍다, 멋없다 có nghĩa là 싱겁다 (nhạt nhẽo, nhàm tẻ). Xét về phương diện ăn mặc, khi khen một ai đó biết cách ăn mặc, người phương Tây thường có biểu hiện style", ăn mặc có style". Nhưng "style" xét cho cùng cũng là những qui ước về sự thống nhất, hài hòa từ trên xuống dưới, từ phụ kiện đến tổng thể để đem lại một chỉnh thể hợp nhất. Chữ 멋 trong tiếng Hàn còn vượt lên trên cả lời khen "style", nó là sự phá cách, là sự "vượt rào" ra khỏi mọi giới hạn, qui ước. Trường hợp như bạn cố tình đội lệch chiếc mũ, không cài hết cúc áo mà để mở một khuy, thậm chí là cài lệch từ hàng này sang hàng khác - tất cả những biểu hiện đó đều thể hiện ý thức phá vỡ những qui ước truyền thống và đều được người Hàn Quốc gọi là 멋.

    Đặt trong dòng lịch sử Hàn Quốc, 멋 còn là biểu tượng cho tính tự do, cho khao khát khẳng định cái tôi của dân tộc Hàn Quốc. Như đã giới thiệu ở trên, dưới sự kiềm tỏa của tư tưởng Nho giáo trong xã hội phong kiến xưa, cái đẹp chỉ dừng lại ở sự "phong lưu". Nhưng người dân Hàn Quốc luôn nỗ lực trong việc tôn trọng và nuôi dưỡng 개성 (cá tính) của mỗi cá nhân để hướng đến một xã hội tự do. Bởi thế mà 멋 còn được gắn với 제멋, 제멋대로 (멋 - cái đẹp do tự mỗi cá nhân suy nghĩ và cảm nhận).

    Trong cuộc sống, khi người Hàn Quốc nói 내 멋대로 한다 (Tôi làm theo ý của tôi), hoặc 네 멋대로 하라 (Bạn làm theo ý của bạn đi) là muốn khuyến khích tinh thần tự do, tự chủ của chính mình và đối phương. Ở đây, 멋 rất gần với biểu hiện 방종하다 (phóng túng), 흥겹다(hứng thú, thú vị), 제 흥 ("hứng" của riêng tôi). Như vậy, nếu hiểu 멋 là cái đẹp thì đó chính là cái đẹp của sự sáng tạo, của cá tính cá nhân - cái đẹp luôn được sáng tạo, phát triển trong quá trình chúng ta đi tìm kiếm và nỗ lực hoàn thiện bản thân. Để tránh sự gượng ép hoặc lố lăng, kệch cỡm trong quá trình vận dụng cái mới để tạo ra 멋, mỗi cá nhân trước hết phải nhận thức sâu sắc về bản thân mình và phát triển cá tính trong sự hài hòa với môi trường, hoàn cảnh xung quanh. Có như thế, chúng ta mới nắm bắt được bản chất thật sự của 멋 và tạo ra "hữu xạ tự nhiên hương" - vẻ đẹp, phong thái riêng cho mình.

    Sau đây, mời các bạn tham khảo một vài định nghĩa về 멋:

    1. "멋"은 거부감이 없는 "조화로움"이라고 생각 합니다.
    눈쌀을 찌프리게 하는 것은 멋이 아니라고 할 것입니다.
    편안하면서도 보기 좋은 것이 "멋"이라고 할 것입니다.

    "멋" là sự hài hòa không có cảm giác phủ nhận
    Làm cho ai đó cau mày không phải là 멋
    멋 là vừa ưa nhìn lại vừa thoải mái, nhẹ nhàng.

    2. "현실을 초월하고 창조적인 것"이 "멋"이라고 봅니다.
    독창적이고 색다른 것도 없다면 그것은 멋이라고 하기는 어렵습니다.
    다른 사람이 전혀 생각을 하지 못했던 것을 봤을 때에 멋있다고 하지,
    나도 저런 것은 생각을 해봤다고 하면 그것은 멋은 아닐 것입니다.

    멋 là sự sáng tạo vượt lên hiện thực
    Thật khó có thể khen có 멋 khi không có sự độc đáo, sáng tạo
    "Tôi cũng đã nghĩ như thế" - không phải là 멋
    멋있다" là khi ta nhìn được những thứ người khác chưa hề nghĩ đến.

    3.나보다는 "너"를 배려하는 것이 "멋"입니다.
    자기만 생각하는 사람을 멋있다고는 하지 않으며 다른 사람을 배려하는 사람을 보고
    "멋있다"고 칭찬을 하게 됩니다.

    "멋" là quan tâm tới "bạn" trước khi nghĩ đến mình.
    Không ai khen những người chỉ nghĩ đến bản thân mình là 멋있다
    Chỉ những người biết quan tâm, chăm sóc cho người khác
    Mới nhận được lời khen đó.

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  8. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 23: 멋 và quan niệm về cái đẹp của người Hàn Quốc
    [IMG]

    Đã có khi nào mặc một bộ đồ mới đi chơi hoặc ăn mặc khác với ngày thường, các bạn được khen là 오늘 멋이 있네 / 오늘 멋지네요 (Hôm nay bạn đẹp thế! / Hôm nay bạn thật cuốn hút!) chưa? Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa của từ 멋 trong biểu hiện này nhé!

    Hàn Quốc vốn nổi tiếng về mỹ phẩm, thời trang, thậm chí cả công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ. Không chỉ ngôi sao điện ảnh, diễn viên nổi tiếng mà hầu như mọi người dân Hàn Quốc đều thích làm đẹp và rất có ý thức về sự xuất hiện của mình trước xã hội. Mỗi người Hàn Quốc ngay từ nhỏ đã được giáo dục ý thức làm đẹp cho bản thân cũng như cho cộng đồng. Thời trang ở đây không nói đến thứ thời trang xa xỉ, trưng bày mang tính triển lãm mà là nhận thức về việc mặc quần áo cho phù hợp với thời gian, địa điểm mà mình xuất hiện, theo tiếng Hàn được gọi là 옷차림 (cách ăn mặc). Ví dụ, khi đi leo núi ta sẽ có 등산복 차림 (quần áo leo núi), khi đi dự tiệc có 파티복 차림 (quần áo dự tiệc), khi đi thăm quan hay đi dã ngoại thì ta chỉ cần 간편한 옷차림 (ăn mặc đơn giản, gọn nhẹ). Có thể thấy, việc ăn mặc cho phù hợp với tính chất công việc hay một địa điểm nào đó rất quan trọng với người Hàn Quốc. Thường thì trong lễ cưới, nhân vật chính cô dâu mặc váy trắng nên các khách đến mời thường tránh màu trắng mà mặc các quần áo sáng màu khác để biểu lộ sự chúc mừng và tôn vinh cô dâu. Mẹ của chú rể mặc hanbok màu xanh như màu da trời (하늘색), còn mẹ cô dâu sẽ mặc màu hồng hay đỏ (분홍색) tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương giữa hai gia đình của cô dâu, chú rể.

    Trở lại với khái niệm 멋, đây là khái niệm mang tính chất mỹ học, là kết tinh cảm nhận độc đáo của người Hàn Quốc về hình thức tồn tại của vạn vật cũng như nghệ thuật, kĩ nghệ, phong thái, hành xử của con người nói chung. Dường như không có từ ngoại quốc nào có thể biểu hiện được hoàn toàn nghĩa của từ 멋. Cũng như muốn giải thích 멋 bằng tiếng Hàn cũng không thể dùng vài từ ngắn gọn để diễn tả, bởi 멋 mang trong nó những lớp nghĩa vô cùng đặc biệt. Gần với 멋, trong tiếng Trung Quốc có từ 풍류 (風流, phong lưu), phương Tây có từ 유머 (humor, hài hước). Nhưng những từ này cũng chỉ phản ánh một phần tính chất của 멋. Thật khó để có thể định nghĩa chính xác một trong những từ mang tính độc quyền" để nhận dạng đặc tính dân tộc Hàn Quốc như thế.

    Về nghĩa gốc của 멋, trong từ điển của Triều Tiên <우리 민족끼리> (Dân tộc chúng ta) giải thích: cho đến tận năm 1800 thì 맛 và 멋 có cùng một nghĩa, giới thượng lưu phong kiến Hàn Quốc gọi là 맛, tầng lớp dưới gọi là 멋. Nhưng dần về sau, hai từ này được biến nghĩa: 맛 trởi thành biểu hiện mang tính cảm giác còn 멋 trở thành biểu hiện mang tính cảm nhận. Nếu 맛 chủ yếu được dùng để chỉ vị giác như: 달콤하다 (ngọt), 짭짤하다 (đậm đà), 구수하다 (bùi ngậy)… thì 멋 gắn liền với các biểu hiện như 허세를 부리다 (phô trương), 구성지다 (hấp dẫn, lôi cuốn)…

    Trong cuộc sống hàng ngày, người Hàn Quốc thường sử dụng hai biểu hiện 멋 và 멋지다:
    멋지다 (tính từ)

    1. Rất đẹp, rất cuốn hút

    멋진 구두.
    Đôi giày đẹp.

    멋진 남학생.
    Học sinh nam đẹp trai.

    경치가 멋지다 .
    Cảnh đẹp.

    2. Rất giỏi, xuất sắc

    멋진 생각.
    Suy nghĩ tốt.

    좋은 술에 멋진 안주.
    Rượu ngon có đồ nhắm ngon.

    우리는 적을 멋지게 해치웠다.
    Chúng ta đã chiến thắng địch một cách vẻ vang.
    멋- Trong từ điển tiếng Hàn mang các lớp nghĩa sau:

    1. 차림새 행동 생김새 등이 세련되고 아름다움;맵시가 있음.
    Cách ăn mặc, hành động, diện mạo… xinh đẹp, tao nhã, tinh tế… Đúng mốt, hợp thời trang.

    2. 고상한 품격이나 운치.
    Có phong cách, khiếu thẩm mỹ tinh tế.

    Như vậy, 멋 là cái đẹp, là những giá trị mang tính mỹ học không chỉ toát ra từ bên ngoài mà còn từ 인품 (nhân phẩm), 성품 (tính phẩm), 격 (cách - sự hài hòa với hoàn cảnh, môi trường) của một con người. Đó là những điều mà cả nhân loại từ xưa đến nay đều hướng tới và kiếm tìm.

    Như vậy, người có 멋, một cuộc sống có 멋 phải là một con người, một cuộc sống như thế nào?

    Không ai khen những người cổ hủ, bảo thủ chỉ biết giữ khư khư những phương thức, lề lối cũ là 멋이 있다. Khi đó, người Hàn sẽ nói 멋없는 놈. Trường hợp 멋쩍다, 멋없다 có nghĩa là 싱겁다 (nhạt nhẽo, nhàm tẻ). Xét về phương diện ăn mặc, khi khen một ai đó biết cách ăn mặc, người phương Tây thường có biểu hiện style", ăn mặc có style". Nhưng "style" xét cho cùng cũng là những qui ước về sự thống nhất, hài hòa từ trên xuống dưới, từ phụ kiện đến tổng thể để đem lại một chỉnh thể hợp nhất. Chữ 멋 trong tiếng Hàn còn vượt lên trên cả lời khen "style", nó là sự phá cách, là sự "vượt rào" ra khỏi mọi giới hạn, qui ước. Trường hợp như bạn cố tình đội lệch chiếc mũ, không cài hết cúc áo mà để mở một khuy, thậm chí là cài lệch từ hàng này sang hàng khác - tất cả những biểu hiện đó đều thể hiện ý thức phá vỡ những qui ước truyền thống và đều được người Hàn Quốc gọi là 멋.

    Đặt trong dòng lịch sử Hàn Quốc, 멋 còn là biểu tượng cho tính tự do, cho khao khát khẳng định cái tôi của dân tộc Hàn Quốc. Như đã giới thiệu ở trên, dưới sự kiềm tỏa của tư tưởng Nho giáo trong xã hội phong kiến xưa, cái đẹp chỉ dừng lại ở sự "phong lưu". Nhưng người dân Hàn Quốc luôn nỗ lực trong việc tôn trọng và nuôi dưỡng 개성 (cá tính) của mỗi cá nhân để hướng đến một xã hội tự do. Bởi thế mà 멋 còn được gắn với 제멋, 제멋대로 (멋 - cái đẹp do tự mỗi cá nhân suy nghĩ và cảm nhận).

    Trong cuộc sống, khi người Hàn Quốc nói 내 멋대로 한다 (Tôi làm theo ý của tôi), hoặc 네 멋대로 하라 (Bạn làm theo ý của bạn đi) là muốn khuyến khích tinh thần tự do, tự chủ của chính mình và đối phương. Ở đây, 멋 rất gần với biểu hiện 방종하다 (phóng túng), 흥겹다(hứng thú, thú vị), 제 흥 ("hứng" của riêng tôi). Như vậy, nếu hiểu 멋 là cái đẹp thì đó chính là cái đẹp của sự sáng tạo, của cá tính cá nhân - cái đẹp luôn được sáng tạo, phát triển trong quá trình chúng ta đi tìm kiếm và nỗ lực hoàn thiện bản thân. Để tránh sự gượng ép hoặc lố lăng, kệch cỡm trong quá trình vận dụng cái mới để tạo ra 멋, mỗi cá nhân trước hết phải nhận thức sâu sắc về bản thân mình và phát triển cá tính trong sự hài hòa với môi trường, hoàn cảnh xung quanh. Có như thế, chúng ta mới nắm bắt được bản chất thật sự của 멋 và tạo ra "hữu xạ tự nhiên hương" - vẻ đẹp, phong thái riêng cho mình.

    Sau đây, mời các bạn tham khảo một vài định nghĩa về 멋:

    1. "멋"은 거부감이 없는 "조화로움"이라고 생각 합니다.
    눈쌀을 찌프리게 하는 것은 멋이 아니라고 할 것입니다.
    편안하면서도 보기 좋은 것이 "멋"이라고 할 것입니다.

    "멋" là sự hài hòa không có cảm giác phủ nhận
    Làm cho ai đó cau mày không phải là 멋
    멋 là vừa ưa nhìn lại vừa thoải mái, nhẹ nhàng.

    2. "현실을 초월하고 창조적인 것"이 "멋"이라고 봅니다.
    독창적이고 색다른 것도 없다면 그것은 멋이라고 하기는 어렵습니다.
    다른 사람이 전혀 생각을 하지 못했던 것을 봤을 때에 멋있다고 하지,
    나도 저런 것은 생각을 해봤다고 하면 그것은 멋은 아닐 것입니다.

    멋 là sự sáng tạo vượt lên hiện thực
    Thật khó có thể khen có 멋 khi không có sự độc đáo, sáng tạo
    "Tôi cũng đã nghĩ như thế" - không phải là 멋
    멋있다" là khi ta nhìn được những thứ người khác chưa hề nghĩ đến.

    3.나보다는 "너"를 배려하는 것이 "멋"입니다.
    자기만 생각하는 사람을 멋있다고는 하지 않으며 다른 사람을 배려하는 사람을 보고
    "멋있다"고 칭찬을 하게 됩니다.

    "멋" là quan tâm tới "bạn" trước khi nghĩ đến mình.
    Không ai khen những người chỉ nghĩ đến bản thân mình là 멋있다
    Chỉ những người biết quan tâm, chăm sóc cho người khác
    Mới nhận được lời khen đó.

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com
  9. Offline

    quynhhuong89

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    [Tiếng Hàn thú vị] Bài 24: Phân biệt 부끄럽다 và 창피하다 - Nhân loại và văn hóa xấu hổ

    [IMG]

    세상에서 부끄러움 때문에 얼굴이 붉어지는 동물은 인간뿐이다.
    (Trên thế gian này chỉ có con người là động vật duy nhất biết đỏ mặt vì xấu hổ).

    Xấu hổ là phẩm chất chỉ có ở con người. Con người nhờ biết tự xấu hổ mà luôn tuân thủ những quy định của cộng đồng, tự đặt ra những giới hạn cho mình để nỗ lực trở thành một cá nhân hoàn thiện trong xã hội văn minh. Vì thế, khi sự xấu hổ bị lãng quên, bị coi thường, thậm chí bị loại trừ, thì trong cuộc sống sẽ xuất hiện những hiện tượng quái gở, phản văn hóa, phản đạo lý...

    Khi một kẻ xấu gây ra tội ác hoặc thực hiện hành động xấu xa mà không biết ăn năn, hối lỗi người ta hay so sánh kẻ đó với 짐승 (thú vật). Như thế, "xấu hổ" đã trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên văn hóa nhân loại. Cuốn "Hoa cúc và lưỡi kiếm" - tài liệu nền tảng tổng kết văn hóa Nhật Bản có nói về đặc trưng văn hóa Nhật Bản nói riêng, văn hóa phương Đông nói chung là 수치의 문화 (Văn hóa tu sỉ, 羞恥). Tức, đó là thứ văn hóa coi trọng tình cảm, suy nghĩ, phán xét của người khác cũng như ý đồ, thể diện (체면,體面) của bản thân mình; lấy đó làm tiêu chuẩn hay động lực trong cuộc sống. "Văn hóa xấu hổ" ở phương Đông được đặt trong thế tương quan với "văn hóa tội lỗi" ở các nước phương Tây.

    Do cũng nằm trong tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên những tư tưởng của đạo Khổng, và đương nhiên là cả "văn hóa xấu hổ" cũng đóng một vai trò mật thiết trong những phép tắc, lễ nghĩ cư xử trong xã hội Hàn Quốc.

    Trong tiếng Hàn có rất nhiều từ dùng để chỉ sự xấu hổ như: 부끄럽다, 수치스럽다, 창피하다, 수줍다. Vậy cần phân biệt sắc thái, mức độ của những từ này như thế nào? Ta hãy tìm hiểu sắc thái, mức độ biểu hiện của những từ ngữ này, đồng thời phân biệt sự khác nhau giữa "văn hóa xấu hổ" và "văn hóa tội lỗi" để thấy rõ sự khác biệt về cách tiếp cận, hành xử trong xã hội của người phương Đông và phương Tây. Từ niềm tin của cả cá nhân lẫn cộng đồng đối với những khái niệm liên quan đến tội lỗi, mỗi nền văn hóa có những định nghĩa có thể không giống nhau về những điều sai trái.

    Trước hết, để so sánh mức độ biểu hiện sự "xấu hổ" của các từ : 부끄럽다, 수치스럽다, 창피하다, 수줍다 ta hãy đặt chúng vào văn cảnh cụ thể:

    1. 부끄럽다
    부끄러운 과거.
    Quá khứ đáng xấu hổ.

    남을 속이는 짓은 부끄러운 일이다.
    Lừa dối người khác là việc làm đáng xấu hổ.

    자신의 죄를 부끄럽게 여기다.
    Tự xấu hổ về tội lỗi của bản thân.

    부끄럽다 là cảm giác cắn rứt lương tâm, tự bản thân chủ thể không thể đường hoàng, đĩnh đạc trước mặt người khác do mặc cảm tội lỗi. Khi mắc lỗi, con người ta thường đỏ mặt, không dám ngẩng đầu trước nhìn người khác. Bởi thế, có những trường hợp mắc lỗi mà không biết xấu hổ, lại tỏ ra trơ trẽn, ngang nhiên như không người ta hay có biểu hiện 얼굴 두껍다 (mặt dày) hoặc 얼굴에 철판에 깔았다 (lót, trải tấm sắt vào mặt). Như thế, 부끄럽다 là trạng thái xấu hổ có liên quan mật thiết tới các khái niệm như: 양심 (lương tâm), 도덕 (đạo đức), 윤리 (luân lí), 규율 (điều lệ), 관습 (tập quán).

    Xét tại những khía cạnh này, khi cảm giác tội lỗi được ý thức tới mức cao nhất, bản thân chủ thể nhận thực rõ rệt nhất về lỗi lầm, ta có từ 수치스럽다.

    2. 수치스럽다
    그런 일은 입에 올리기도 수치스럽다.
    Việc đó nói ra miệng cũng đã thấy đáng xấu hổ.

    남자 여러 명이 여자 한 명을 괴롭힌다니, 수치스러운 줄 알아라!
    Mấy đứa con trai mà bắt nạt một đứa con gái, phải biết xấu hổ vì việc đó chứ!

    수치스럽다 còn vượt qua cả cảm giác tội lỗi, xấu hổ, được đẩy lên thành cảm giác bị nhục nhã, ô nhục. Sử dụng từ này là khi người nói ý thức được danh dự, thể diện của mình bị tổn hại, mất mát một cách nghiêm trọng nhất. Bởi thế sẽ hơi quá mức khi dùng tình từ này để nói về những khuyết điểm hay sự lầm lỡ nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày.

    3. 창피하다
    나는 그 사람에게 눈물을 보인 것이 무척 창피했다.
    Tôi rất xấu hổ khi để cho người đó nhìn thấy nước mắt của mình.

    너는 동생하고 싸우는 것이 창피하지도 않니?
    Con không thấy xấu hổ khi đánh nhau với em à?

    창피하다 có sắc thái gần giống với 부끄럽다 nhưng được dùng cho những lỗi lầm nhẹ nhàng hơn, không liên quan đến lương tâm hay đạo đức.

    4. 수줍다
    그녀는 나를 보자 금세 얼굴이 빨갛게 물들면서 수줍어 어쩔 줄을 몰라 했다.
    Cô ấy vừa nhìn thấy tôi đã đỏ mặt xấu hổ, không biết phải làm thế nào.

    그는 수줍어서 말도 잘 못했다.
    Anh ta nhút nhát nên không biết nói năng gì.

    수줍다 là sự xấu hổ không phải do lỗi lầm, khuyết điểm mà do bản tính rụt rè, nhút nhát tạo nên. Một điểm đáng chú ý là nếu 부끄럽다 thường được dùng làm vị ngữ kết thúc câu thì 수줍다 thường chỉ làm bổ ngữ 수줍은 미소 ( 미소가 수줍다 là biểu hiện ít dùng).

    Như vậy, xét theo mức độ cảm giác "xấu hổ" có thể phân loại như sau: 수치스럽다 > 부끄럽다 > 창피하다 > 수줍다.

    Trong sinh hoạt hàng ngày, hai từ được dùng nhiều và hay gây nhầm lẫn nhiều nhất là 부끄럽다 và 창피하다 . Trong nhiều từ điển cũng xuất hiện tình trạng dùng từ này để giải thích cho từ kia.

    Khi một đứa bé cởi quần áo trước mặt mọi người, người lớn hay nói "아이, 창피해" hoặc "아이, 부끄러워". Hoặc khi đang đi giữa đường, ta bị ngã do trượt chân phải vỏ chuối, mọi người xung quanh nhìn thấy đều khúc khích cười. Trong trường hợp đó, ta phải dùng 부끄럽다 hay 창피하다?

    Nhà thơ nổi tiếng của Hàn Quốc Yun Dong Ju (윤동주) trong bài 서시 (Seo si) có viết:

    죽는 날까지 하늘을 우러러
    한 점 부끄러움이 없기를
    잎새에 이는 바람에도
    나는 괴로워했다.

    Cho đến ngày chết
    Không có một vết nhơ
    Ngay cả ngọn gió lướt qua lá non
    Cũng khiến tôi bận lòng.

    Trong khổ thơ này, nếu thay 부끄럽다 bằng 창피하다 (죽는 날까지 하늘을 우러러/ 한 점 창피함이 없기를) thì ý thơ sẽ hoàn toàn mất đi giá trị của nó. Bởi nỗi xấu hổ của Yun Dong Ju không phải nỗi xấu hổ của cuộc sống thường ngày mà chứa đựng cả những cảm xúc luân lí, triết học vô cùng tinh tế và sâu sắc. Nói cách khác, cùng là nỗi xấu hổ nhưng 부끄럽다 có độ sâu hơn 창피하다 bởi đây là cảm giác gắn bó mật thiết với lương tâm, đạo đức. Đối chiếu với văn hóa xấu hổ và văn hóa tỗi lỗi được đề cập phía trên thì có thể coi 부끄럽다 là minh chứng cho văn hóa tội lỗi, 창피하다 là minh chứng cho văn hóa xấu hổ. Xấu hổ là cảm giác "tôi thật xấu xa".

    Tội lỗi là cảm giác "tôi đã làm một việc xấu". Cảm giác xấu hổ là để chỉ tôi là ai trong khi cảm giác tội lỗi để chỉ việc tôi đã làm gì. Sự khác biệt cơ bản sẽ là: Cá nhân trong mỗi dạng văn hóa sẽ hành xử khác khi đánh giá của cộng đồng khác với đánh giá của chính cá nhân đó. Đó là trường hợp cá nhân tin mình không có lỗi trong khi cộng đồng tin là có và ngược lại.Văn hóa tội lỗi nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân, không ảnh hưởng bởi định kiến của xã hội hay những điều đã được xã hội phê duỵệt.

    Văn hóa tội lỗi liên quan đến sự thật, pháp lý và bảo tồn quyền cá nhân. Nó cũng cho thấy sự phán xét bên trong của cá nhân mới đóng vai trò quan trọng trong hành xử. Do vậy dạng văn hóa này thích hợp với xã hội đề cao tự do cá nhân (individualistic society). Cảm giác tội lỗi sẽ giữ con người khỏi những việc làm sai trái. Trong nền văn hóa xấu hổ, các tập tục xã hội phát triển xung quanh các ý niệm liên quan mật thiết đến nhận dạng về cộng đồng. Dạng văn hóa này thích hợp với xã hội đề cao cộng đồng (collective society). Trong văn hóa xấu hổ, cái mọi người tin (hay nghĩ) quan trọng hơn.

    Có một khía cạnh khác để phân biệt hai từ này là 창피하다 là cảm giác xấu hổ xuất phát từ ý thức coi trọng cái nhìn, sự đánh giá của người khác đối với bản thân mình. Tức, nó nhấn mạnh đến위신 (uy tín, thanh thế, lòng tự trọng của con người). Khi ngủ gật trong lớp bị thầy cô phát hiện, khi đi chơi mà không biết trên miệng còn dính hạt cơm, khi mời bạn đi ăn mà đến lúc thanh toán mới phát hiện ra không mang theo ví tiền…

    Nếu như 창피하다 biểu hiện cho những vấn đề mang tính cá nhân và "hướng ngoại" thì 부끄럽다 lại được dùng để chỉ những nỗi xấu hổ mang tính chất xã hội, lịch sử. Giống như tiếng Việt khi nói nỗi nhục bị mất nước, nỗi nhục bị thống trị… thì đây là những vấn đề không chỉ dành cho cá nhân mà cả một cộng đồng. Ngoài ra, 부끄럽다 là cảm giác xấu hổ mang tính "hướng nội", tức không do ai bắt ép hay đánh giá mà mỗi cá nhân, do những ảnh hưởng và kế thừa về lịch sử, văn hóa – khi tự thấy không làm tròn bổn phận với những giá trị chuẩn mực do chính mình đặt ra.

    Chuẩn mực của 부끄럽다 không bắt nguồn từ sự phán xét của người khác như 창피하다 mà là sự chuẩn mực do mỗi chủ thể tự định hình. Ví dụ khi nói: "가난을 부끄러워할 필요는 없다" (Nghèo khổ không phải là điều đáng xấu hổ) thay 부끄럽다 bằng 창피하다 sẽ khiến câu văn thiếu tự nhiên bởi chủ thể ở đây muốn nhấn mạnh, nghèo khổ không phải là một "cái tội" mang ra để phán xét, để đáng phải xấu hổ.

    Ngoài ra, nếu xét những từ "đối ứng" với 부끄럽다 ta có thể liệt kê ra 자랑스럽다 (tự hào), 떳떳하다 (đường hoàng, chính trực), 당당하다 (oai vệ, trang nghiêm). Còn để đi tìm cách nói ngược cho 창피하다 ta chỉ có thể dùng cách nói phủ định 장피하지 않다.
    Sau đây, để phân biệt rõ sắc thái của hai từ 부끄럽다 và 창피하다 mời các bạn theo dõi bảng tóm tắt sau:

    부끄럽다:
    Lấy tiêu chuẩn là sự tự nhận thức từ bên trong của chủ thể

    Dùng cho những vấn đề cá nhân lẫn tập thể
    Tính chất vấn đề mang sắc thái nặng nề

    창피하다:
    Lấy tiêu chuẩn là sự ý thức dựa vào con mắt, cách đánh giá của người khác
    Dùng cho những trường hợp riêng tư
    Tính chất vấn đề nhẹ nhàng

    Nguồn ThongTinHanQuoc.com

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí