Điện tử viễn thông là gì? Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin bạn muốn có. Đó có thể là những thiết bị điện tử thông thường gắn liền với cuộc sống hằng ngày như: Đài, TV, điện thoại cho tới những hệ thống phức tạp chưa đến 1s đã chuyển thông tin từ châu lục này tới châu lục khác, từ vệ tinh bay trên bầu không khí quyển tới Trái Đất. Lĩnh vực điện tử: Đây là lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử - "bộ não" điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Với sự nỗ lực không ngừng của các chuyên gia, những vi mạch ngày càng trở nên bé nhỏ và thông minh hơn. Ngày nay, một trong những hướng nghiên cứu được thế giới tập trung phát triển là các "chip sinh học". Đây là những con chip có cấu trúc như cấu trúc của ADN, giúp tăng cường tối đa khả năng lưu trữ. Lĩnh vực viễn thông: Lĩnh vực viễn thông là ngàng nghiên cứu và sử dụng các thiết bị điện tử viễn thông để tạo nên các mạng viễn thông. Bạn thường nghe nói chúng ta đang sống trên xa lộ thông tin? Các mạng viễn thông này chính là xa lộ thông tin ấy - nơi bạn có thể kết nối thông tin liên lạc với mọi nơi. Mạng viễn thông là phương tiện truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính: thiệt bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu cuối. Nếu điện tín (1884), điện thoại (1876), radio (1895) và vô số tuyến truyền hình (1925) đã thay đổi cách thức giao tiếp của con người thì sự xuất hiện của thông tin viễn thông (1960), sợi quang học (1977) và mới nhất là công nghệ thông tin không dây tạo nên 1 hệ thần kinh thông minh, nhạy bén trên Trái Đất. Có thể nói lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt của Trái Đất hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người, mỗi quốc gia. Gắn kết mọi người với nhau nhờ 1 mạng lưới viễn thông vô hình và vô hình trên khắp Trái Đất và vũ trụ. Sự hội tụ của ngành điện tử viễn thông và các ngành khác Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo hàm số mũ. Ngành Điện tử Viễn thông tự hào là ngàng đưa tri thức của mọi người đến mỗi người và ngược lại... Ngành Điện rử Viễn thông không ngừng phát triển để đem lại sự hội tụ (hay sự thống nhất) về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu như điện thoại, truyền hình (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu)... Dữ liệu internet băng rộng đã thúc đẩy ngành Công nghệ thông tin phát triển lên 1 mức cao hơn, loại hình dịch vụ đa dạng hơn và chi phí rẻ hơn. Các bạn có thể gọi điện thoại qua mạng internet, xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, chia sẻ nguồn dữ liệu hay giao dịch mua bán ở khoảng cách rất xa... Trên tất cả, điều mà những người làm trong ngành Điện tử Viễn thông luôn hướng tới là tạo ra 1 thế giới gần gũi hơn cho tất cả mọi người. Những tố chất giúp bạn thành công trong ngành Điện tử Viễn thông: Thông minh và năng động Điện tử Viễn thông là 1 ngàng công nghệ mới, đòi hỏi bạn phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam. Kiên trì, nhẫn nại Làm khoa học đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại. Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn không có tính kiên trì và nhẫn nại thì khi 1 hệ thống gặp khó khăn, bạn khó có thể giải quyết được sự cố xảy ra. Có mục tiêu và đam mê Đây là điều không thể thiếu cho sự thành công ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực khoa học nào và không ngoại từ Điện tử Viễn thông. Bạn trước hết cần phải có niềm đam mê thật sự, quyết tâm theo đuổi trong công việc. Khi đó bạn mới có thể tự mình đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng rõ ràng, lên kế hoạch cụ thể cho công tác học tập và nghiên cứu của mình. Thế giới khoa học nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng có rất nhiều điều thú vị, có thể làm bạn bị phân tán khỏi mục tiêu chính, hoặc tệ hơn, khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn nếu như bạn không có niềm đam mê. Tuy nhiên xin bạn đừng thất vọng hay e ngại, bởi niềm đam mê có thể được bồi đắp và mục tiêu có thể được nuôi dưỡng qua thời gian. Tìm tòi, học hỏi, khả năng ngoại ngữ Ngành Điện tử Viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kei61m các công nghệ mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Điện tử Viễn thông phát triển. Khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành. Các công nghệ mới, các chuẩn mới đưa ra đều được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức). Vì vậy nếu bạn không có khả năng ngoại ngữ thì bạn khó có thể nắm bắt đước các công nghệ mới. Ngược lại, với khả năng ngoại ngữ tốt, bạn có thể tự tin rằng bạn đã đi được 1 nửa chặng đường. Khả năng làm việc theo nhóm ( Team-work) Điện tử Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Đối với người Việt Nam nói chung, khả năng này còn yếu, do vậy bạn sẽ phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau này có thể thích ứng ngay được với yêu cầu của công việc. Trong thế giới Điện tử Viễn thông bạn sẽ làm gì? Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới Nếu bạn thích tím tòi snág tạo thì đây có thể là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Cá kĩ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội. Lĩnh vực mạng, viễn thông Trong lĩnh vực này, bạn không chỉ làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... mà còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, giúp cho việc liên lạc giữa hàng tỉ người trên toàn cầu được chính xác... Không chỉ vậy, bạn còn thiết kế các hệ thống mạng, từ hệ thống mạng LAN trong văn phòng, gia đình, tới những hệ thống mạng trục phức tạp, tinh vi, tạo nên hệ thần kinh cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Các hệ thống mạng không cần thông minh, đơn giản, tin cậy đối với khách hàng mà còn phải có khả năng an toàn trước những đợt tấn công của virus, hacker (tin tặc) phá hoại. Lĩnh vực định vị dẫn đường Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những tàhnh viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường. Lĩnh vực điện tử y sinh Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm côing átc vận hành cũng như tu sửa máy móc. Những căn bệnh rất khó khăn trong chẩn đoán hay điều trị trước kia, nay nhờ thiết bị điện tử đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Các thí nghiệm, nghiên cứu sinh vật học cũng nhờ thiết bị Điện tử Viễn thông trở nên chính xác hơn. Điện tử Viễn thông nàgy càng giữ vai trò tích cực trong sự phát triển của lĩnh vực điện tử y sinh. Lĩnh vực âm thanh, hình ảnhSự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thếit bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v... Học Điện tử Viễn thông ở đâu?Học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng Tại Việt Nam các bạn có thể học ngành Điện tử Viễn thông ở rất nhiều trường đại học kỹ thuật khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến các trường đại học kỹ thuật nổi tiếng như: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, Học viện Bưu chính viễn thôngv.v... Từ những mái trường này, hàng năm đào tạo ra những kĩ sư trẻ, tài năng và đầy khát vọng. Chính họ đã và đang góp pầhn vào sự phát trểin ạmnh mẽ của ngành Điện tử Viễn thông tại Việt Nam. Học ở thế giới ảoTất nhiên chúng ta không thể không nhắc đến môi trường học tập phong phú và đầy đủ thông tin: học tập trên mạng. Học tập trên mạng có nhiều hình thức khác nhau: bạn có thể đăng kí các khoá học trực tuyến (online), hoặc có tểh tự học từ những nguồn tài liệu bổ ích, luôn sẵn có. Cũng trên môi trường mạng, một cách học tập và trao đổi kinh nghiệm rất tốt là tham gia vào các diễn đàn (forum) về Điện tử Viễn thông. Tại đây, bạn sẽ gặp những người có chung hoài bão và niềm say mê với bạn, từ những người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực này cho đến những chuyên gia. Những vấn đề, rắc rối của từng cá nhân hoặc nhóm sẽ được đưa ra để nhiều "cái đầu" cùng suy nghĩ và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Cũng tại diễn đàn này những thông tin công nghệ, ứng dụng mới trong ngành luôn được cấp nhất liên tục. Một số địa chỉ website bạn nên tham khảo: http://net130.com http://www.accent-on-networkks.co.uk http://www.cableu.net http://www.netcbt.com http://dmoz.org/computers/hardware/ http://www.vnpt.com.vn/tapchibcvt http://www.echip.com http://www.quantrimang.com http://www.vnpro.org http://www.connekgroup.net http://www.americansnetwork.com http://www.telecomasia.net http://www.wirelessasia.com http://www.silicon.com http://www.telecommagazine.com Học tại các hãng Điện tử Viễn thông Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu những chương trình đào tạo của các hãng Điện tử Viễn thông lớn trên thế giới. Việc học tập này không đòi hỏi ở bạn nền tảng cơ bản về chuyên ngành mà vẫn có cơ hội tàhnh chuyên gia trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông. Cách học này đang rất phổ biến. Bạn sẻ được tiếp xúc nhiều với các thiết bị thực tế. Khi tốt nghiệp khoá học, bạn có thể bắt tay ngay vào công việc. các công ty nơi bạn làm việc sẽ không tốn thời gian và tiền của để đào tạo nhân viên mới làm quen với thực tế và phương pháp làm việc. Học tập ở nước ngoài Bên cạnh việc học trong nuớc, nếu có điều kiện, tại sao bạn không học ngành Điện tử Viễn thông ở những quốc gia tiên tiến như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Úc, Singapore...? Tại những quốc gia phát triển này, bạn sẽ được đào tạo bài bản cả về lí thuyết và thực hành, được tiếp xúc với thiết bị và công nghệ hàng đầu thế giới. " what_luv tổng hợp"