1. Ánh sáng là chìa khóa: Ánh sáng tốt nhất để chụp chân dung là ánh sáng ‘Rembrandt’. Ánh sáng Rembrandt là ánh sáng thường được dùng trong studio, tác dụng chính của nó chiếu ánh sáng nhẹ lên một nữa khuôn mặt của chủ thể, nữa kia có thể tối hơn, tạo ra một hình ảnh 3 chiều. Kỹ thuật này tạo một hình tam giác sáng trên gò má gần camera. Hình tam giác sáng cần điều chỉnh sao cho ở ngay dưới mắt và không lan xuống dưới mũi. Ánh sáng Rembrandt cơ bản nhất được thiết lập với một đèn chính nên đặt ở vị trí tạo một góc 45 độ so với đường thằng nối giữa máy ảnh với nhân vật và ở vị trí cao hơn nhân vật một chút. Như trong hình: Cũng có thể đặt thêm một tấm phản quang về phía mặt tối của chủ thể nếu cần thiết: 2. Giữ sự mềm mại: Ánh sáng gay gắt sẽ làm cho ảnh chân dung không đẹp, vì vậy cần tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và tìm bóng râm nếu có thể. Tốt nhất là nên chụp vào một ngày trời có mây, hoặc, nếu chụp trong nhà, bạn cũng có thể treo rèm cửa màu sáng để có thể phản quang. 3. Tạo không gian: Chụp trong một căn phòng chật chội sẽ làm cho chủ thể của bạn không thoải mái, đều này là một tai nạn trong việc chụp chân dung. Nên chụp ở những căn phòng rộng rãi, sử dụng ống kính với tiêu cự dài (như 75mm) để có thể tạo không gian đằng sau chủ thể. 4. Bỏ đi những cảnh lộn xộn: Trong nhiều trường hợp, nếu bạn muốn tập trung sự chú ý của người xem vào chủ thể hơn là nhìn các cảnh xung quanh, hãy chụp với khẩu độ lớn để làm giảm độ sâu trường ảnh, nó sẽ làm mờ hậu cảnh phía sau chủ thể. 5. Lấy nét chính xác: Chuyển sang chế độ tự động Single-point và lấy nét vào con mắt của chủ thể. Nếu khuôn mặt của chủ thể đối diện trực tiếp với máy ảnh, hãy lấy nét vào khoảng chính giữa của đôi mắt. 6. Sắp xếp bố cục: Bố cục mà khuôn mặt của chủ thể được đặt ở trung tâm khung hình rất dễ gây nhàm chán. Thay vào đó, hãy sắp xếp bố bục sao cho khuôn mặt hướng về phía trên bên phải hoặc trái của khung hình, với góc nhìn của khuôn mặt hướng về trung tâm. 7. Đầu và vai: Khi chụp ảnh có đầu và vai, hơi nghiêng nhẹ đầu xuống hoặc lên sẽ làm giảm sự nhô lên của trán hoặc cằm. 8.Hãy thử chụp toàn bộ: Với những ảnh chân dung toàn bộ cơ thể, hoặc những bức ảnh từ eo trở lên, hãy xoay chủ thể của bạn một góc nghiêng từ máy ảnh, nó gây cảm giác nhẹ nhàng và tạo hiệu ứng gầy đi. Nếu đã chụp toàn bộ chân dung, hãy tránh những bức ảnh chỉ có một nữa cánh tay hoặc chân hoặc các khớp. 9. Tạo góc nhìn mới: Cố gắng để cho chủ thể tạo những tư thế khác nhau như uốn khủy tay, đầu gối, lưng nhẹ nhàng để tạo ra những góc chụp hấp dẫn theo các đường cong của cơ thể. 10. Xóa bỏ các thiếu sót: Bức ảnh chân dung của bạn dù có đẹp đến đâu nữa thì cũng có một vài thiếu sót nhỏ, vì vậy hãy dành ít thời gian sau khi chụp để xử lý ảnh hậu kỳ qua Photoshop hoặc Lightroom, để bức ảnh có thể đẹp và nghệ thuật hơn. Xomnhiepanh (Dịch theo Photoradar)