Như chúng ta biết, vào nửa sau thế kỷ 20 trên thế giới đã bùng nổ trong khoa học kỹ thuật. Ngày 4/10/1957 về tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô đã được phóng lên vũ trụ. Khởi đầu cho nền công nghệ thông tin, sau đó là hàng loạt các nước phát triển khác. Cho tới ngày nay, công nghệ thông tin đã chiếm một vị trí quan trong hàng đầu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể nằm ngoài quá trình phát triển đó, bởi chúng ta đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính vì vậy phát triển công nghệ thông tin chính là một phần không thể thiếu. Nhưng chính vì sự phát triển của nó mà chúng ta đang dần dần mất đi văn hóa đọc sách, đó cũng chính là chủ đề mà tôi muốn đề cập tới. Sự phát triển tốc độ nhanh của ngành công nghệ thông tin đã dẫn đến việc hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều không dành thời gian cho việc đọc sách, thời gian đó hầu như chỉ dành cho việc lướt web, giải trí, và tìm kiếm tài liệu. Chúng ta không thể phủ nhận việc đó, nhưng đọc sách là một cách tiếp nhận kiến thức nhiều và nhớ lâu, đó được xem là một văn hóa. Theo suy nghĩ của hầu hết các bạn trẻ bây giờ, nếu muốn tìm tài liệu làm bài thì chỉ cần lên Google gõ nội dung cần tìm, chỉ trong vài giây chúng ta đã có hàng đống các tài liệu, cần gì phải đọc sách tốn nhiều thời gian. Đó là một sai lầm nghiêm trọng đối với ai nghĩ như vậy?. Các bạn biết đấy, ngày xưa ông cha ta đã làm gì có google mà tìm kiếm, chỉ bằng sự tìm tòi trong sách vở, trong từng bài học mà họ đã có được những bài học sâu sắc, đã tạo cho mình một văn hóa sống thật đáng quý biết bao. Tôi và các bạn đang cùng nhau học tập tại chung một ngôi trường, nghe đến tên trường thôi thì mọi người đã biết “Trường CĐ công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn” chúng ta tự hào rằng, chúng ta là những sinh viên của ngành công nghệ thông tin, là thế hệ tương lai của đất nước. Nhưng mà chúng ta thử nhìn vào bản thân xem đã có bao giờ mình dành một tiếng để lên thư viện tìm kiếm sách và nghiên cứu hay chưa?, hay chúng ta chỉ dựa vào những chiếc máy tính có sẵn và cứ như vậy là “copy” hàng loạt các tài liệu về. Đối với tôi cũng vây, tôi đã từng là một người chỉ biết lên mạng tìm kiếm và tìm kiếm, nhưng thực sự bài của tôi chưa một lần được đánh giá cao. Cho tới một hôm tôi quyết định thay đổi cách học, bằng cách lên thư viện học và tìm các tài lien quan, thực sự tôi rất bất ngờ vì những tài liệu tôi cần tìm thì thư viện trường mình đều có sách để tham khảo. Chính vì vậy ngoại việc tìm kiếm tái liệu qua mạng internet tôi còn tham khảo thêm một số quyển sách ở thư viện. Trong thư viện trường của chúng ta có hơn năm nghìn đầu sách dành cho cả giảng viên và sinh viên, theo thống kê của thư viện của trường chúng ta: Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng sách dành cho tin học chiếm hơn 1/3 tổng số các loại sách còn lại, ngoài ra các loại sách như khoa học ứng dụng và khoa học tự nhiên cũng chiếm khá nhiều. Điều này cho chúng ta thấy được sự phong phú và đa dạng của các loại sách trên thư viện, chúng ta có thể đến tìm và tham khảo. Chúng ta cần phải tạo cho trường của mình không chỉ mạnh về mảng công nghệ thông tin, mà còn tạo ra được một văn hóa đọc sách ngay trong chính tập thể mà chúng ta đang tham gia. Thư viện của trường là một nơi chúng ta nên biết đến, hãy dành ra một it thời gian để đến thăm và sau đó hãy tạo cho mình thói quen đến đó đọc sách và học tập các bạn nhé. Nếu bạn nào chưa biết thời gian quy định của thư viện thì tham khảo bảng dưới nhé: Thời gian mở cửa thư viện: Từ Thứ 2 đến Thứ 6 và tối chủ nhật (Tối thứ 6, ngày thứ 7 và chủ nhật đóng cửa) Buổi sáng Từ 7h30-11h30 Buổi chiều Từ 13h30-14h30 Buổi tối Từ 19h-22h Việc phát WIFI ở thư viện: hiện nay nhà trường chưa phát WIFI ở thư viện. SV có nhu cầu sử dụng WiFI phải đăng ký và đóng phí 50.000/tháng. Các bạn hãy tạo ra cho mình thói quen lên đọc sách nhé, tôi tin rằng nó sẽ giúp cho các bạn rất nhiều. Đặc biệt nó sẽ cung cấp hành trang quý giá để các bạn bước vào đời. Chúc các bạn thành công! Tác giả : Nguyễn Thị Huyền Trang. Nguồn bài viết: http://viethan360.net/news/Hoc-duong/Van-hoa-doc-sach-tai-thu-vien-1523.html