Thông báo TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO LẦN II- NĂM 2012

Thảo luận trong 'Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội Sinh' bắt đầu bởi nha.home, 29 Tháng chín 2012.

  1. Offline

    nha.home

    • Super Moderators

    • 2mit.org
    Số bài viết:
    469
    Đã được thích:
    265
    Điểm thành tích:
    220
    ĐOÀN THANH NIÊN BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
    BCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    HỮU NGHỊ VIỆT HÀN
    Số : 25/TB-ĐTN/TD



    Đà Nẵng, ngày 29 tháng 09 năm 2012
    THÔNG BÁO
    TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO
    LẦN II- NĂM 2012
    “ Chủ đề: Giọt máu – kho báu tình người”
    Căn cứ kế hoạch chương trình công tác Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên năm 2012.
    Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” của Trung ương Hội Sinh viên, nâng cao ý thức tình nguyện vì cộng đồng của sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu Nghị Việt - Hàn, Đoàn Thanh niên trường CĐ CNTT hữu nghị Việt - Hàn tổ chức đợt vận động “Hiến Máu Nhân Đạo” lần II năm 2012 như sau:
    I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
    - Góp phần nâng cao ý thức "Tình nguyện vì cộng đồng" của sinh viên trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt - Hàn.
    - Thực hiện phương châm: “Một giọt máu cứu một người” do Hội Chữ Thập Đỏ thành phố đề ra.
    - Đảm bảo an toàn, thiết thực, vận động được đông đảo sinh viên học sinh của trường CĐ CNTT hữu nghị Việt - Hàn tham gia.
    II. ĐỐI TƯỢNG:
    - Toàn thể Đoàn viên thanh niên, sinh viên của trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt - Hàn.
    Chỉ tiêu đăng ký bắt buộc cụ thể:
    + Đối với các chi đoàn sinh viên: tối thiểu 10 đoàn viên/ chi đoàn
    + Đối với các chi đoàn cán bộ - giáo viên: tối thiểu 5 đoàn viên/ chi đoàn
    - Người tham gia hiến máu phải đảm bảo đủ sức khoẻ và các điều kiện khác mà Trung tâm Hiến Máu đưa ra. (Nam: 47 kg trở lên, Nữ: 43 kg trở lên, tình trạng sức khoẻ phù hợp).
    - Các đối tượng tham gia hiến máu nhân đạo được xét nghiệm máu miễn phí, được nhận tiền hỗ trợ bồi dưỡng là 40.000 đồng và một phần quà trị giá 80.000 đồng + 01 suất ăn bồi dưỡng trị giá 10.000 đồng.
    (Hỗ trợ của ban vận động hiến máu nhân đạo Tp Đà Nẵng)
    III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN:
    - Thời gian: 7h00 ngày 06/10/2012 (Thứ Bảy).
    - Địa điểm: Tiền sảnh khu Giảng đường A – Trường CĐ CNTT hữu nghị Việt – Hàn.
    IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
    1. Tổ chức tuyên truyền
    - Vận động tham gia Hiến máu nhân đạo trong toàn trường bằng các hình thức: treo băng rôn, tài liệu, thông báo tại Bản tin Đoàn Thanh niên, các Chi Đoàn.
    - Phát thư ngỏ và bản đăng ký danh sách về các Chi Đoàn.
    - Sinh viên tham gia hiến máu nhiều lần được khen thưởng với hình thức: Tặng quà, giấy khen.
    - Là một trong những cơ sở để đánh giá chi Đoàn, Đoàn viên đã có đóng góp cho công tác Đoàn và phong trào Đoàn của Đoàn TN Trường CĐ CNTT hữu nghị Việt - Hàn
    2. Các đơn vị tuyên truyền vận động các Đoàn viên, sinh viên trong Chi Đoàn của mình, Bí thư Chi Đoàn lập danh sách và gửi email hoặc file giấy về cho BCH Đoàn trường chậm nhất là vào 16h30 ngày 05/10/2012.
    Cụ thể như sau:
    + LCĐ Khoa Tin học ứng dụng gửi danh sách về cho đ/c Nguyễn Phước Thiện. Sđt 01263526010. Email: Phuocthienvt03a@gmail.com
    + LCĐ Khoa Khoa học máy tính gửi danh sách về cho đồng chí Nguyễn Đăng Minh Hoàng. Sđt 0973231434. Email: minhhoangvhit@gmail.com
    + LCĐ Khoa Thương mại điện tử gửi danh sách về cho đồng chí Nguyễn Tửu Nhã. Sđt 0977794865. Email: Nha.home93@gmail.com
    Lưu ý: Các chi đoàn khóa 6 chưa có BCH Chi đoàn nên BCH lớp chịu trách nhiệm chính về danh sách này.

    3. Thực hiện Ngày Hiến máu nhân đạo vì cộng đồng.
    4. Tổng kết đợt vận động Hiến máu nhân đạo
    V. BAN TỔ CHỨC :
    1. Đ/c Nguyễn Kim Cường - PBT, Chủ tịch Hội SV - Phó ban
    2. Đ/c Nguyễn Thị Kim Ánh - Phó Bí thư - Phó ban
    3. Đ/c Ngô Đức Lâm - UVBTV phụ trách VHTT - Phó ban
    4. Đ/c Nguyễn Ngọc Hòa - UVBTV, chủ nhiệm UBKT - Phó Ban
    5. Đ/c Trần Trung Tín - UVBCH Đoàn trường - Ủy viên
    6. Đ/c Trần Thị Phương Thảo - UVBCH Đoàn trường - Ủy viên
    7. Đ/c Nguyễn Thanh Anh Quân - UVBCH Đoàn trường - Ủy viên
    8. Đ/c Nguyễn Thị Kiều Oanh - UVBCH Đoàn trường - Ủy viên
    9. Đ/c Nguyễn Tửu Nhã - UVBCH Đoàn trường - Ủy viên
    10. Đ/c Nguyễn Đăng Minh Hoàng - UVBCH Đoàn trường - Ủy viên.
    11.Đ/c Trần Văn Hòa - UVBCH Đoàn trường - Ủy viên
    Các đồng chí là UVBCH Đoàn trường, Hội sinh viên trường có trách nhiệm tham gia, phối hợp tổ chức tốt ngày Hội hiến máu nhân đạo

    VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
    1. BCH Đoàn trường – Hội sinh viên trường:
    - Trình xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường
    - Giao cho Ban VHTT – Tình nguyện xây dựng kế hoạch và chủ trì thực hiện tốt và báo cáo bằng văn bản các hoạt động; triển khai đến các chi đoàn, chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ cho hoạt động “ Hiến máu nhân đạo”.
    - Giao cho Ban TĐ Khen thưởng – Tuyên truyền phối hợp tổ chức thực hiện
    - Làm việc với Hội chữ thập đỏ Tp Đà Nẵng về các nội dung và công việc cần thiết.
    - Phối hợp Hội sinh viên để chuẩn bị các điều kiện về chương trình, cơ sở vật chất.
    - Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền hiến máu nhân đạo.
    - Giám sát, phân công các Ủy viên BCH tham gia công tác tổ chức hiến máu nhân đạo.
    2. Hội sinh viên:
    - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong sinh viên ý nghĩa thiết thực của Hoạt động “ Hiến máu nhân đạo”
    - Trực tiếp tham gia tổ chức, theo dõi, giám sát việc tổ chức hoạt động
    3. Phòng Hành chính – Quản trị:
    - Hỗ trợ chuẩn bị các trang thiết bị Âm thanh, Điện .
    - Hỗ trợ công tác bố trí địa điểm tổ chức hiến máu nhân đạo.
    - Hỗ trợ nước uống cho các đoàn viên thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo.
    - Hỗ trợ phương tiện vận chuyển các Cán bộ - Giảng viên tham gia hiến máu
    4. Trung Tâm Y tế:
    - Cử cán bộ y tế tham gia phối hợp với BTC trực cấp cứu trong ngày hiến máu
    - Chuẩn bị các dụng cụ, cơ số thuốc cần thiết để phục vụ cho việc cấp cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
    5. Các chi đoàn:
    - BCH các chi đoàn có trách nhiệm tuyên truyền kêu gọi các đoàn viên, thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo.
    - Lập danh sách các đoàn viên thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo.
    Hoạt động “ Hiến máu nhân đạo” là hoạt động hết sức có ý nghĩa. BCH Đoàn trường yêu cầu các chi đoàn nghiêm túc tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả.








    TM.BTV ĐOÀN TRƯỜNG
    Trưởng ban VHTT-TN
    Ngô Đức Lâm



    MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO


    1. Người hiến máu nhân đạo (HMNĐ) phải là người như thế nào?
    a) Là người khỏe mạnh, không có tiền căn bệnh về máu, có tinh thần nhân đạo, tự nguyện, cứu giúp người bệnh.
    b) Là người hiểu biết về hiến máu, có ý thức về hiến máu an toàn cho người bệnh.
    c) Là người có trách nhiệm vận động thêm người khỏe mạnh đến hiến máu.
    2. Yếu tố có ý nghĩa quyết định duy nhất trong việc tuyển chọn người hiến máu mới là gì?
    Có mối quan hệ tốt giữa người vận động hiến máu với người hiến máu.
    a) Giải tỏa những nỗi lo sợ (đau, ngất, mệt mỏi, kim tiêm, nhiễm siêu vi, mất máu…)
    b) Truyền thông, giáo dục trước hết đối với những người dễ tiếp nhận kiến thức như: sinh viên, giáo viên, công nhân viên chức Nhà nước, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể, Đảng và chính quyền, các chức sắc tôn giáo… Cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về hiến máu nhân đạo.
    c) Tạo được mối thân thiện với những người hiến máu để người hiến máu cảm thấy như là một thành viên của trung tâm sẵn sàng cho máu.
    3. Y tế thế giới và Hiệp Hội Quốc Tế Chữ Thập Đỏ Trăng Lưỡi Liềm Đỏ đã lấy ngày 7/4 là ngày phát động an toàn máu, khẩu hiệu là: “An toàn máu bắt đầu từ tôi” có ý nghĩa gì?
    “An toàn máu bắt đầu từ tôi” có ý nghĩa là : An toàn máu bắt đầu từ chúng ta.
    a) Cán bộ vận động tuyên truyền HMNĐ phải là người hiểu rõ về hiến máu, có ý thức an toàn máu, họ chỉ vận động những đối tượng thật sự khỏe mạnh.
    b) Bác sĩ là người trực tiếp khám tuyển chọn người cho máu, luôn luôn có ý thức an toàn máu, loại bỏ những trường hợp không khỏe mạnh, nghi ngờ có bệnh lây nhiễm theo đường máu trong khi khám sức khỏe tổng quát.
    c) Y tá lấy máu cũng có ý thức về an toàn máu trong khi làm việc, báo ngay cho bác sĩ khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ.
    d) Quan trọng nhất là chính bản thân người hiến máu phải có ý thức về an toàn máu bởi vì chính bản thân người hiến máu mới biết mình có mắc bệnh gì từ trước đến nay hay không.
    4. Ý nghĩa của chỉ tiêu về chất lượng trong Hiến máu nhân đạo và tỉ lệ bệnh cao nhất có thể chấp nhận được?
    Trong phong trào hiến máu nhân đạo, máu được xét nghiệm sau khi hiến máu. Nếu tỉ lệ máu bệnh vượt quá tỷ lệ cho phép, chứng tỏ rằng: “An toàn máu bắt đầu từ tôi, từ chúng ta” (Người hiến máu, Người vận động, Bác sĩ, Y tá…) thực hiện sự tuyển chọn không hiệu quả và tốn kém phải do hủy máu, tiền xét nghiệm và túi dây máu phải bỏ ra, tỉ lệ bệnh cho phép là dưới 6 – 8% trên tổng số máu nhận được, thì mới đạt chỉ tiêu chất lượng trên giao.
    5. Mục đích và điều kiện tham gia lực lượng hiến máu dự bị (HMDB)?
    Mục đích thành lập lực lượng hiến máu dự bị là để cung cấp máu tốt cho các trường hợp mổ cấp cứu, mổ đột xuất, hỗ trợ cho người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi ngân hàng máu bệnh viện không còn máu.
    Điều kiện để vào lực lượng hiến máu dự bị là: nữ tuổi từ 18 – 45, cân nặng trên 45 kg; nam tuổi từ 18 – 50, cân nặng trên 50 kg; đã hiến máu nhân đạo từ 03 lần liên tiếp trở lên đều có kết quả xét nghiệm máu tốt và phải có số điện thoại để tiện cho việc liên lạc.
    6. Vận động lại những người hiến máu cũ không bị bệnh so với những người hiến máu mới có những ưu điểm gì?
    Vận động những người hiến máu cũ chắc chắn có 2 điều lợi:
    - Dễ dàng vận động hơn vì họ đã có ý thức và kinh nghiệm về hiến máu.
    - Tỉ lệ bệnh sẽ rất thấp, số lượng máu tốt sẽ được dùng nhiều hơn.
    7. Làm thế nào để vận động lại người hiến máu cũ không bị bệnh?
    Tạo mối quan hệ tốt giữa người vận động, Bác sĩ, Y tá, nhân viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên đối với người hiến máu, gây được lòng tin, tình cảm thân thiết đối với họ.
    - Tổ chức sơ, tổng kết để động viên, biểu dương, khen thưởng thích đáng.
    - Thông tin, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức, kiến thức về hiến máu cho họ.
    - Quan tâm đến sức khỏe của người hiến máu, có hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết.
    8. Người vận động hiến máu cần tập trung vận động đối tượng nào hiến máu tốt nhất? Ai sẽ là người làm tốt nhất vai trò của người vận động Hiến máu nhân đạo?
    a) Người vận động hiến máu cần tập trung các đối tượng sau: Thanh niên, Sinh viên, CBCNV, Giáo viên, những người có cuộc sống và việc làm ổn định.
    b) Người vận động HMNĐ tốt là người từng hiến máu và hiến máu nhiều lần, đội viên HMDB, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, công ty, xí nghiệp, các vị Linh mục, các vị trụ trì các chùa.
    9. Trong các bệnh lây truyền theo đường máu như: Sốt rét, giang mai, viêm gan siêu vi B, C, HIV, HTLV1 (yếu tố tiền ung thư máu), bệnh nào có tỉ lệ nhiễm cao nhất hiện nay ở những người hiến máu tại TP.HCM? Hãy cho biết các đường lây chủ yếu của bệnh này? Phương pháp phòng tránh tốt nhất của bệnh này?
    Trong 6 loại bệnh kể trên thì bệnh viêm gan siêu vi B có tỉ lệ nhiễm cao nhất. Để phòng tránh bệnh này cách tốt nhất là tiêm ngừa phòng bệnh viêm gan. Ba đường lây của viêm gan siêu vi B là: đường máu, đường tình dục, đường mẹ truyền sang con.
    10. Trong phân loại nhóm máu có 4 nhóm máu chính: A, B, O, AB và 2 nhóm phụ khác song song với hệ ABO là nhóm Rh- (Âm) và Rh+ (Dương) có liên quan đến việc truyền máu. Bạn cho biết nhóm máu nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất và ít nhất ở người hiến máu tại TP.HCM ? Theo bạn nhóm máu nào cần tăng cường vận động để giải quyết các trường hợp cấp cứu ?
    Nhóm máu phổ biến có nhiều là nhóm máu 0 (chiếm 49%). Nhóm máu hiếm là nhóm máu AB (chiếm 4-5%), riêng đối với trường hợp Rh thì nhóm Rh+ (Dương) chiếm 99,6% và nhóm máu hiếm là nhóm Rh- (Âm) (chiếm 0.4%). Như vậy cần tăng cường vận động nhóm máu AB và nhóm Rh- để giải quyết những trường hợp truyền máu khẩn cấp.
    11. Mục đích hiến máu là gì?
    - Hiến máu là tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra còn để dự phòng thảm họa.
    - Hiến máu là cho máu tốt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét… vì những người hiến máu là những người khỏe mạnh thực sự.
    12. Nữ từ 42kg, Nam 45kg đi hiến máu có hại cho sức khỏe không?
    Thường ở Nữ 43 kg có khoảng 3000 ml máu và Nam 45 kg có 3150 ml máu.
    - Lượng máu hiến 250ml, so với lượng máu cơ thể của mỗi người không đáng là bao nhiêu, mỗi kg trọng lượng cơ thể, trung bình có 70 ml máu, nếu lấy 250ml máu của 3.000ml máu bằng 8% số lượng máu cơ thể, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.
    - Lượng máu hiến mất đi được phục hồi nhanh sau 3 – 5 ngày. Máu được tái tạo lại là máu mới do cơ thể sinh ra, các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật và tạo sự phấn chấn trong người, như vậy hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
    13. Điều kiện hiến máu như thế nào?
    Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào. Ngoài ra, để được hiến máu, người hiến máu phải có: tuổi từ 18 đến 60 với nam, 18 đến 55 với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá. Người phụ nữ đang mang thai, có kinh, điều hòa kinh nguyệt, đang cho con bú không được hiến máu.
    14. Máu an toàn là gì?
    Máu an toàn là máu được lấy từ người khỏe mạnh, đã được xét nghiệm, lưu trữ và được cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người bệnh.
    Nếu bạn thực sự khỏe mạnh, hãy cứu giúp những người bệnh không may mắn, họ đang chờ máu của bạn để được cứu sống.
    Tình trạng thiếu máu càng trở nên trầm trọng vào các dịp:
    - Nghỉ tết nguyên đán.
    - Nghỉ hè.
    Rất mong những người khỏe mạnh thu xếp thời gian để hiến máu và vận động người khác cùng hiến máu vào những dịp đặc biệt này.
    15. Hiến máu có hại tới sức khỏe không?
    Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày.
    Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng: như vậy, một người 50kg có khoảng 3500ml máu, người 65kg có khoảng 4500ml.
    Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, nếu bạn hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể (từ 350 – 450ml) theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc thì hoàn toàn không có hại cho sức khỏe.
    16. Khi hiến máu có thể bị nhiễm bệnh không?
    Kim dây lấy máu vô trùng, chỉ sử dụng một lần cho một người, vì vậy không thể lây bệnh cho người hiến máu.
    17. Ngày mai tôi sẽ hiến máu, tôi nên chuẩn bị như thế nào?
    Tối nay bạn không nên thức quá khuya.
    Nên ăn nhẹ và không uống rượu, bia trước khi hiến máu.
    Mang giấy CMND, đủ giấy tờ tùy thân và thẻ hiến máu khi đi hiến máu.
    18. Máu của tôi sẽ được làm những xét nghiệm gì?
    Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (OAB-Rh), HIV, Virus viêm gan B, Virus viêm gan C, IgMHbC, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, Virus tiền ung thư máu.
    Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi được phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.
    19. Tôi đã từng hiến máu, tôi có thể tiếp tục hiến máu được không?
    Nếu bạn thực sự khỏe mạnh, bạn có thể hiến máu nhắc lại nhiều lần.
    Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu là 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ.
    Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.
    Máu của bạn có thể cứu được tính mạng người bệnh, mang lại niềm vui hạnh phúc cho gia đình họ.
  2. Offline

    trinhvh91

    • Windows 3.0

    Số bài viết:
    179
    Đã được thích:
    50
    Điểm thành tích:
    40
    Akkkk. Muon ve truong di hien mau qua diiiiiiiiiii
Tags: t

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí