Adminpak để quản lý DC

Thảo luận trong 'Hệ điều hành Windows' bắt đầu bởi sunboy, 12 Tháng mười một 2009.

  1. Offline

    sunboy

    • Thành viên sáng lập

    • No thing
    Số bài viết:
    1.616
    Đã được thích:
    1.340
    Điểm thành tích:
    1.000
    Oh. Nghe nói đề thi 2k3 có đề cập đến Adminpack. Lang thang trên mạng tìm tài liệu thấy thằng này viết cũng chi tiết. Anh em nào đang học 2k3 thì vào tham khảo nhé. Không có trong giáo trình đâu !!

    Xài Adminpak để quản lý DC


    Bạn cảm thấy mệt mỏi với việc phải di chuyển qua lại giữa văn phòng làm việc với phòng máy chủ để thực hiện những nhiệm vụ cần thiết cho mạng của công ty? Với bài hướng dẫn này, bạn có thể tải các công cụ quản trị mạng về chính máy trạm XP của mình, thực hiện các thao tác với máy chủ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

    Windows Server 2003 ra mắt với rất nhiều các công cụ quản trị mạng mạnh mẽ và phong phú. Bạn có thể sử dụng chúng để cấu hình máy chủ thực hiện những nhiệm vụ cần thiết. Thường thì bạn phải ngồi trước máy chủ và thực hiện các thao tác quản lý hoặc tối thiểu là kết nối từ xa tới máy chủ. Điều này có thể làm chậm và khá không thuận tiện, nó làm cho khó có thể thực hiện các nhiệm vụ cần thiết một cách nhanh chóng.

    May thay, sử dụng các công cụ tích hợp được giới thiệu trong Windows Server 2003, bạn có thể chạy các công cụ quản trị trực tiếp từ một trạm làm việc. Tất cả những gì phải làm là tải về một vài công cụ từ đĩa CD Windows Server 2003. Còn đây là cách thực hiện.

    Bắt đầu

    Đầu tiên, hãy chắc chắn là máy trạm dùng để quản lý của bạn sử dụng Windows XP Service Pack 1 hoặc các phiên bản sau này. Nếu sử dụng Windows 2000 Professional hay Windows 9x trên máy trạm quản trị thì có thể sẽ gặp lỗi.

    Tiếp theo, bạn cần tìm đĩa CD Windows Server 2003 gốc. Đưa nó vào máy Windows XP mà bạn tính sẽ sử dụng làm máy trạm quản lý. Vào cửa sổ lệnh và gõ vào câu lệnh sau:

    msiexec /i x:\i386\adminpak.msi

    với x: là ký tự ổ đĩa CD-ROM, sau đó nhấn Enter. Nếu cài đặt không bắt đầu đúng cách, kiểm tra file ADMINPAK.MSI trong thư mục I386 nằm trong ổ CD-ROM. Nếu nó không có trong thư mục đó, bạn có thể phải chọn lại đĩa cài đặt vì trong Windows Server 2003 Small Bussiness Edition file cần thiết nằm trong đĩa 1.

    Khi có quá trình cài đặt bắt đầu, bạn sẽ thấy một màn hình cài đặt Windows xuất hiện. Bạn không phải lo lắng nhiều về việc cài đặt này, nó rất đơn giản chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn đưa ra để cài đặt các công cụ. Sau khi mọi việc được thực hiện xong, chỉ cần kích Finish.

    Sử dụng công cụ

    Sau khi kích Finish, bạn có thể bắt đầu sử dụng công cụ mà không cần khởi động lại máy trạm quản trị. Tuy nhiên trước khi bắt đầu sử dụng công cụ, bạn vẫn cần phải logoff và logon lại vào mạng. Hãy đảm bảo bạn đã log vào máy trạm với tài khoản người dùng có quyền Domain Admin trong mạng. Bạn có thể sẽ cần thêm một vài quyền khác để có thể thực hiện được mọi công việc cần thiết trong mạng. Trong trường hợp đó, người dùng sẽ cần quyền quản trị trên máy trạm tương đương với quyền thực hiện nhiệm vụ tương tự trên máy chủ.

    Bạn có thể tìm thấy các công cụ bằng cách kích vào Start | All Programs | Administrative Tools. Trong thư mục này, bạn sẽ tìm thấy các công cụ mới được thêm xen vào giữa những công cụ chuẩn của Windows XP.

    Bạn sẽ tìm thấy các công cụ mới trong thư mục Administrative Tools.
    Như bạn thấy trên hình, có thể thực hiện mọi thứ như máy chủ từ máy trạm trong văn phòng của bạn. Các công cụ được cho như sau:

    * Active Directory Users And Computers
    * Active Directory Sites And Services
    * DHCP Manager
    * DNS Manager
    * Terminal Services Manager
    * Cluster Administrator

    Các công cụ này chạy trên máy trạm cũng giống như sử dụng trên máy chủ. Bạn có thể thấy một sự trễ nhỏ khi chạy các công cụ bởi tiện ích này phải truy cập máy chủ thông qua mạng, do đó đương nhiên sẽ chạy chậm hơn một chút so với chạy trực tiếp trên bản thân máy chủ.

    Khi sử dụng một trong những công cụ này, bạn có thể nhận được nhắc nhở kết nối tới một máy tính (như hình 2). Hãy đảm bảo kết nối đúng tới tên và địa chỉ IP của máy chủ mà bạn muốn quản lý. Không chọn phần This Computer vì bạn đang sử dụng một máy trạm quản trị, các dịch vụ cần thiết sẽ không nằm trên máy này mà nằm trên máy kết nối tới.

    Hãy đảm bảo kết nối tới máy tính thích hợp.
    Một vài công cụ mới

    Bạn có thể lưu ý trong danh sách các công cụ xuất hiện trên máy trạm có cả những công cụ không có trên chính máy chủ. Các công cụ đó bao gồm:

    * Active Directory Management
    * Public Key Management
    * IP Address Management

    Các công cụ này được gọi là Convenience Consoles, thực tế chúng là bảng điều khiển quản trị và là tập hợp của các công cụ quản trị thường dùng. Ví dụ như Active Directory Management (hình 3) là một nhóm các tiện ích Active Directory Users And Computers, Active Directory Domains And Trusts, Active Directory Sites And Services, và DNS Manager đặt trong cùng một giao diện.

    Nhóm Convenience Consoles bao gồm các công cụ phổ biến thường dùng
    IP Address Management (hình 4) là hợp nhất của DHCP Manager, DNS Manager, và WINS Manager. Bạn sẽ cần đến những tiện ích này khi quản trị dịch vụ IP trong mạng.

    IP Address Management giúp bạn quản trị được TCP/IP trong mạng
    Cuối cùng, Public Key Management (hình 5) nhóm các công cụ the Certification Authorities, Certificate Templates, Certificates For Current User, và Certificates For Local Computer lại với nhau.

    Public Key Management giúp bạn quản trị các chứng thực
    Nâng cao khả năng quản trị hơn nữa với Support Tools

    Sau khi đã có các chương trình quản trị chạy trên máy trạm, bạn cũng có thể thêm một vài công cụ mạnh mẽ hơn bằng cách tải về Support Tools. Đầu tiên bạn cần tìm đĩa CD Windows Server 2003 gốc. Đưa đĩa vào máy Windows XP đang sử dụng để làm máy trạm quản trị. Tại cửa sổ lệnh bạn gõ lệnh sau:

    msiexec /i x:\support\tools\suptools.msi /q addlocal=all

    với x: là tên ổ đĩa CD-ROM, sau đó nhấn Enter. Thêm cài đặt của tất cả các file hỗ trợ vào máy trạm Windows XP. Điều này sẽ tiêu tốn khoảng hơn 10Mb dung lượng ổ cứng. Nó chắc chắn là lựa chọn tốt nhất để có toàn bộ các công cụ thường dùng trên một máy trạm quản trị mới.

    Nếu việc cài đặt không thực hiện được, hãy kiểm tra lại file SUPTOOLS.MSI trong thư mục SUPPORT\TOOLS của ổ CD. Nếu không thấy nó, bạn có thể phải chọn lại đĩa vì trong Windows Server 2003 Small Business Edition, file cần thiết nằm ở đĩa 2.

    Khi các file chạy, bạn sẽ thấy một màn hình cài đặt Windows wizard xuất hiện. Bạn sẽ nhận thấy có một vài hoạt động diễn ra trên ổ cứng máy trạm XP và ổ CD-ROM. Sau đó, sẽ có một thư mục mới có tên Windows Support Tools trong menu Start | All Programs.

    Không có bất kỳ chương trình thực sự nào trong thư mục này nhưng nó hỗ trợ các tiện ích nằm trong thư mục Program Files\Support Tools trên máy trạm. Có hàng tá tiện ích được bổ xung cho khả năng hỗ trợ và xử lý sự cố trên máy chủ Windows Server 2003 của bạn. Các tiện ích đó bao gồm:

    * Acldiag.exe - ACL Diagnostics
    * Clonepr - ClonePrincipal
    * Dsastat.exe - Directory Services Utility
    * Movetree.exe - Active Directory Object Manager
    * Replmon.exe - Active Directory Replication Monitor
    * Dmdiag.exe - Disk Manager Diagnostics
    * Ftonline.exe - Fault Tolerant Disk Mounter

    Hãy đảm bảo bạn luôn cẩn thận khi sử dụng các công cụ này. Một lỗi xảy ra cũng có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm tro mạng của bạn. Sử dụng từng công cụ cụ thể không nằm trong phạm vi bài viết này nhưng bạn có thể tìm thấy chúng trong nhiều bài báo khác của chúng tôi.


    Có ai trả lời dùm câu hỏi này được không ? " Vì sao đã có công cụ Remote desktop rùi mà MS lại cho ra cái Adminpak này để làm gì nhỉ
    robin_heheTruTra thích bài này.
  2. Offline

    tuansuzu

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    162
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    0
    Hiểu nôm na thế này. Với Remote Desktop, client và server phải cùng 1 lớp mạng với nhau (hoặc cùng Vlan, cái này đôi khi k xảy ra) nhưng Adminpak thì k cần, chỉ cẩn máy client đã đc join vào domain và có quyền quản trị.
    TruTracongthangitvn thích bài này.
  3. Offline

    TruTra

    • Friends

    • Oi vua giong face, vua giong yahoo= mang xha roi :D
    Số bài viết:
    499
    Đã được thích:
    200
    Điểm thành tích:
    140
    http://2mit.org/forum/showthread.php?t=1309
    Đọc đi roài chỉ giáo thêm sư huynh ơi.Bữa nào làm trận dota dễ. :D:D:D><><><><><
  4. Offline

    tuansuzu

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    162
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    0
    Giải thích thêm tí nữa, đó là nếu nằm trong cùng LAN với nhau thì mới phải cùng lớp mạng, vd: để remote tới máy 192.168.1.1/24 thì máy remote cần phải nằm trong dải địa chỉ từ 192.168.1.2 --> 192.168.1.254/24. Còn với mạng internet thì k cần, chỉ cần gõ đúng địa chỉ IP public của máy cần remote và NAT port tới máy cần remote là đc, đó là điểm chính của bài http://2mit.org/forum/showthread.php?t=1309

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí