Nếu bạn đã quá chán ngán chiếc laptop cổ lỗ sỹ hoặc bạn thừa tiền, hãy thử 10 chiêu sau đây với chiếc laptop đảm bảo bạn sẽ cho nó “đi tong” rất nhanh.:y34: Một chiếc laptop giờ đây đã trở thành cánh tay đắc lực và là vật bất ly thân của nhiều người nhưng đồng thời nó cũng là một “mầm mống tai họa” đối với nhiều người dùng bởi ranh giới giữa họ với việc bỏ ra “cả đống tiền” để sửa chữa hoặc mua mới một chiếc khác chỉ là lớp vỏ nhựa mỏng manh. MicroReplay - một hãng chuyên sửa chữa máy tính ở bang Massachusetts (Mỹ) đã liệt kê 10 hành vi tưởng chừng như không mấy nguy hiểm lại mang đến tai họa nhanh nhất đối với bất kỳ chiếc laptop nào. Độ phổ biến của những tai nạn được xếp theo thứ tự tăng dần. Ảnh: fotolia Số 1: Nắm đấm “Tấn công một chiếc laptop bằng nắm đấm ngay cả khi nó đang đóng cũng khiến hệ thống bảng mạch và linh kiện bên trong của nó “chia tay” nhau rất nhanh”, Joseph Kouyoumjian, chủ tịch kiêm người sáng lập hãng MicroReplay nói. Chi phí sửa chữa cho trường hợp này vào khoảng 1.000 USD. Số 2: Phi thân Một cô gái háo hức “check” tài khoản Facebook của bạn trai và phát hiện bức ảnh cậu bạn đó đang “mi” một cô gái khác? Rất có thể cơn giận bộc phát sẽ khiến cô gái cho chiếc laptop “hạ cánh” xuống sàn nhà. Chi phí sửa chữa: khoảng 475 USD. Số 3: Tấn công bằng… mông Bạn đang ngồi trên sàn nhà với chiếc laptop nằm yên bên cạnh. Đột nhiên vì một lý do nào đó bạn cần phải chuyển chỗ ngồi nhưng quên mất “anh bạn” nên đã đặt cả cái mông chắc nịch của mình lên đó? Đảm bảo lớp vỏ và bảng mạch bên trong thế nào cũng có vài vết nứt, đó là còn chưa kể đến màn hình có thể cũng đã đi tong. Chi phí sửa chữa: 800 USD. Số 4: Giận cá chém thớt Nếu bạn nhận được một tin xấu hay một đoạn tin nhắn khó chịu từ chiếc BlackBerry? Hãy kiềm chế và nén cơn giận để không quăng cả chiếc di động vào “con” MacBook Air đang nằm trên bàn bởi khi đó nhẹ nhất thì chiếc màn hình của laptop cũng “vĩnh viễn ra đi” và bạn sẽ tốn ít nhất là 500 USD để thay thế đấy. Cấm nôn vào laptop ! Số 5: Cho laptop uống bia Nếu bạn về nhà trong trạng thái ngây ngất sau trận nhậu “tới bến” với đám bạn và đang rất muốn Liver…phun? Hãy tránh xa chiếc laptop bởi chỉ cần bạn cho nó “uống bia” có nguồn gốc từ dạ dày của bạn thì hãy nói lời chia tay mãi mãi với nó. “Các hãng sửa chữa máy tính thường từ chối việc khắc phục những chiếc laptop bị chất lỏng khác ngấm vào, bất kể đó là chất lỏng gì và chúng tôi cũng vậy”, Kouyoumjian nói. Số 6: Ngủ cùng laptop Đừng bao giờ cho chiếc laptop lên giường ngủ cùng với bạn bởi rất có thể khi trở mình bạn sẽ đè toàn bộ hoặc một phần cơ thể lên nó. Điều này sẽ khiến cho lớp vỏ máy bị cong, vênh hoặc nặng hơn là màn hình “ngỏm củ tỏi”. Chi phí sửa chữa: 350 – 500 USD. Đứng lên laptop không giúp bạn cao thêm bao nhiêu đâu ! Số 7: Cái chân! Có một điều rất đơn giản nhưng nhiều người dùng vẫn quên đó là: Không một chiếc laptop nào được thiết kế để hỗ trợ người dùng… đứng lên đó. Chi phí sửa chữa: Tùy thuộc vào bạn nặng bao nhiêu kg. Số 8: Cái tai nghe… chết tiệt Hoàn thành xuất sắc một công việc khó khăn khiến bạn rất hào hứng và vui vẻ nhưng đừng quên kiểm tra còn vật gì sót lại bên trong hay không trước khi đậy nắp chiếc laptop bởi chỉ cần một tai nghe bé nhỏ cũng có thể khiến màn hình của laptop bị nứt, vỡ. Chi phí sửa chữa cho trường hợp này khoảng 450 – 500 USD nhưng yêu cầu là người dùng phải mang chiếc laptop đến nơi sửa chữa càng nhanh càng tốt. Nếu để lâu có thể họ sẽ phải thay màn hình mới. Số 9: Nhảy dù Bất kỳ lúc nào, nếu bạn cho chiếc laptop “nhảy dù” từ độ cao 60 cm trở lên, bạn cũng sẽ khiến các linh kiện bên trong của nó rời ra khỏi bảng mạch hoặc vỡ tan nát (tất nhiên không tính những mẫu laptop siêu bền có khả năng chịu va đập, rơi…). Chi phí sửa chữa: Khoảng 300 USD. Laptop và cafe là thói quen rất phổ biến và cũng là nguyên nhân dễ gây tai nạn nhất cho laptop. Số 10: Rửa bàn phím bằng café Làm việc bên chiếc laptop với cốc café bên cạnh là thói quen của rất nhiều người nhưng đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn nhiều nhất cho những chiếc laptop. Mặc dù những tai nạn kiểu này thường xuyên xảy ra nhưng dường như chẳng có ai thèm rút kinh nghiệm nên số lượng bàn phím laptop “đi đời” bởi café không hề giảm qua mỗi năm. “Hãy cảnh giác và cẩn thận với những cốc café, đặc biệt là những chiếc cốc bằng giấy”, ông chủ tịch hãng MicroReplay nhắc lại. Chi phí sửa chữa: 350 – 500 USD tùy thuộc vào việc những giọt café nằm trên bàn phím bao nhiêu lâu. (Theo ICTNews)