1. Lập thời khóa biểu: Từ những buổi học bắt buộc, bạn hãy lập ra một thời gian biểu: Học thư viện, tự nghiên cứu, chuẩn bị cho các bài kiểm tra, bài thi…cần phải biết vào thời điểm nào trong ngày, bạn làm việc có năng suất nhất. 2. Dự định trước công việc thay thế: Thực tế, giờ học có thể thay đổi bất chợt hoặc lớp được nghĩ, cần chuẩn bị trước các công việc thay thế, bạn sẽ tránh lãng phí thời gian. 3. Dành thời gian nghỉ ngơi: Ví dụ: Bạn có thể dành các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 5 để học, tối thứ 6 và thứ 7 để nghỉ ngơi. 4. Đặt ra nguyên tắc phải tuân theo: Ví dụ: Buổi sáng phải dậy trước 6 giờ, cứ nửa tháng đọc một quyển sách (tiểu thuyết, tiểu luận…), làm bài tập thường xuyên, ngay cả khi không bắt buộc. 5. Không nên trốn học, bỏ tiết: Bởi vì bạn sẽ rất dễ bị hổng kiến thức. Hãy học nhóm, sự có mặt của người thứ hai sẽ khuyến khích bạn. 6. Hãy đến thư viện: Bạn cần tham khảo thêm tài liệu, cần có thêm những kiến thức bổ sung vào bài giảng trên lớp và quan trọng hơn là tập nghiên cứu. 7. Đừng ngại gặp thầy cô: Bao giờ thầy cô cũng là người có nhiều tư liệu nhất, bạn cần xin cuộc hẹn để trao đổi với thầy cô. 8. Đọc thường xuyên với bút và giấy trong tay: Đọc thường xuyên như một thói quen, có một quyển sổ nhỏ để ghi lại tất cả các tác phẩm nhỏ để bạn tra cứu, cùng những ý chính tóm lược tác phẩm và nhận xét của bạn. 9. Đọc những tài liệu thầy cô giới thiệu: Không chỉ giới hạn ở đó, bạn phải đọc nhiều để có cái nhìn tổng thể, có nhiều vấn đề đáng quan tâm, hãy đọc sách dành cho giáo viên. 10. Đừng bắt đầu ôn tập trước khi thi chỉ một tuần: Hãy tập thói quen làm bài tập ở nhà, đọc lại bài giảng. Nếu thầy cô yêu cầu bạn thu thập tài liệu, ghi chép lại…thì đừng nghĩ: “2 tháng nữa cơ mà, ta vẫn còn thời gian”. Hãy tận dụng thời gian rỗi, làm việc sớm để nộp cho thầy cô đúng hạn. 11. Hãy trình bày công việc một cách hấp dẫn nhất: hãy chú ý đến cách viết, cố gắng đánh máy các bài luận, bài viết… Sưu tầm