6 lý do khiến người dùng quay lưng với Linux

Thảo luận trong 'Thông tin công nghệ' bắt đầu bởi congthangitvn, 29 Tháng tám 2009.

  1. Offline

    congthangitvn

    • Thành viên sáng lập

    • Liên thông đại học 2012...!
    Số bài viết:
    2.232
    Đã được thích:
    1.550
    Điểm thành tích:
    1.450
    Linux đang trở thành đối thủ thực sự của Windows. Tuy nhiên khi so sánh thị phần, “chim cánh cụt” vẫn còn kém xa so với siêu phẩm của Microsoft. Còn hàng loạt trở ngại để người dùng có thể tiếp cận và hoàn toàn tin tưởng vào Linux.



    Keir Thomas, tác giả của khá nhiều sách hướng dẫn sử dụng Linux dành cho người mới bắt đầu làm quen với thế giới “chim cánh cụt” nhận ra rằng đa số người mua sách của mình lại đang sử dụng Windows. Sở dĩ sách của anh bán được vì cũng có một số người mua muốn chuyển sang Linux, hoặc đơn giản là tò mò đọc cho biết mã nguồn mở có gì hay ho.

    Keir Thomas đã chỉ ra 6 lý do vì sao người dùng “đến rồi đi” khi tiếp cận với Linux.

    [IMG]

    1. Linux không chạy chương trình tôi muốn dùng

    Nhiều người dùng đồng tình rằng trên Linux, họ không thể sử dụng được một vài chương trình nào đó trong bộ sản phẩm chính của Adobe như Photoshop hay Dreamweaver. Thế giới mã nguồn mở không thể tìm ra giải pháp thay thế cho những công cụ chuyên nghiệp đắt đỏ vốn được sản xuất ra để dùng trên Windows.

    Sự thực quả là như vậy. Vấn đề này thường xảy ra với người dùng các công cụ chuyên biệt. Dẫu vậy, phần đông người dùng còn lại đều không biết hoặc chẳng thèm quan tâm Dreamweaver là gì.

    Thời gian gần đây, Linux đã được trang bị hàng loạt công cụ mới xứng đáng cạnh tranh với Windows, chẳng hạn trình duyệt hay bộ công cụ văn phòng. Tuy nhiên Linux vẫn còn vắng mặt các công cụ dành cho người dùng chuyên nghiệp, chẳng hạn các phần mềm thiết kế web chất lượng cao.

    Giải pháp rất đơn giản: Nếu bạn cần sử dụng một công cụ chuyên nghiệp đặc biệt nào đó cho công việc, hãy tiếp tục sử dụng nó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải tiếp tục sống cùng… Windows. Đó là lý do Linux tiếp tục bị “đánh bật”.

    2. Cài Linux khiến một số thiết bị phần cứng không hoạt động

    Điều này thật không thể tin được khi tôi đã từng cài Windows và mọi thứ hoạt động trơn tru. Trong khi đó, dùng Linux, card đồ họa của tôi tắc tị còn tín hiệu wi-fi thì tắt ngóm. Liệu một chiếc PC lại tệ đến mức vậy sao?

    Trong khi đó, Keir Thomas cho biết, anh đã khắc phục mọi lỗi gặp phải. Nếu chẳng thể tự mình thuần phục Linux, Keir Thomas khuyên: hãy tìm các giải pháp hỗ trợ từ xung quanh. Có rất nhiều người giỏi giang sẵn sàng hỗ trợ bạn.

    Có hàng loạt khó khăn mà người dùng phải tự mình mày mò để khắc phục lỗi hay trở ngại kĩ thuật trên Linux. Tuy nhiên, trên mạng Internet luôn không thiếu các hướng dẫn chi tiết. Nếu như quyết định dấn thân vào hành trình tìm kiếm các giải pháp, bạn sẽ học được hàng loạt thứ thú vị trên hệ điều hành mới của mình. Hãy coi đó là một cơ hội chứ không phải là thử thách.

    Một số người dùng bù lu bù loa lên rằng dùng Linux tiêu phí thời gian quý giá của họ khi phải vượt qua hàng loạt rào cản ban đầu. Đương nhiên, lý do này không phải là lạ một khi họ chưa biết gì về Linux, cũng như đã từng phải mò mẫm những ngày đầu cùng… Windows. Máy tính là vậy!

    3. Phải gõ các dòng lệnh là cực hình!

    Cũng liên quan đến trở ngại ở trên, nhiều người mới làm quen với Linux tỏ ra sợ hãi khi nghĩ đến việc phải gõ dòng lệnh trên Linux. Tuy nhiên, công việc này chỉ phải thực hiện một lần trước khi mọi thứ trở về trật tự thông thường như trên Windows. Chẳng hạn, để xem DVD trên Ubuntu, bạn phải gõ một số dòng lệnh nhất định nào đó sau khi tải phần mềm về. Sau đó, trình ứng dụng sẽ tự động chơi DVD mãi mãi…

    Nếu như mỗi lần muốn chơi DVD, bạn phải mò mẫm gõ từng dòng lệnh một thì quả là đáng quan ngại. Nhưng nếu chỉ phải thực hiện một lần duy nhất thì việc này cũng chẳng khó khăn gì nhiều.

    Cũng có một số người cố tình gieo nỗi sợ hãi cho người khác rằng: “Tôi đã phải gõ các dòng lệnh! Linux vẫn chưa sẵn sàng cho người dùng thông thường!” Liệu người dùng thông thường như cách ngụ ý ở đây không đủ thông minh để gõ các dòng lệnh?

    4. Tôi thực hiện thao tác thế này nhưng kết quả thì thế khác. Chuyện đó không xảy ra trên Windows

    Không ai nói Linux là bản sao của Windows. Mọi chuyện sẽ khác một khi bạn chu du cùng Linux. Không cần quan tâm xem tốt hay tệ hơn, đơn giản Linux mang đến một sự khác biệt. Tốt hơn hết, hãy đừng ca thán về trở ngại của mình mà tìm cách làm quen khắc phục dần. Nếu bạn vẫn không thể thích ứng với Linux, cái khó nằm ở chính bạn chứ không phải Linux.

    5. Than phiền về Linux

    Những người thiếu tin tưởng vào Linux luôn đưa ra than phiền vô cớ về khả năng sử dụng của hệ điều hành mới: “Linux chẳng dễ xài như Windows hay OS X”. Khi được yêu cầu đưa ra bằng chứng, họ chẳng ngại ngần trả lời.

    Dĩ nhiên, những người này phản pháo rằng Linux quá xa lạ và làm mệt đầu óc họ, khiến cho họ chỉ còn một cách là trở lại với Windows. Lại một lí do nữa nghe chừng đáng chấp nhận. Tất nhiên, đó là sự lựa chọn của họ. Nhưng họ cũng không nên giả đò như đang đưa ra một đánh giá khách quan. Đơn giản, đó chỉ là ý kiến riêng.

    6. Cài Linux và mọi thứ trở nên vòng vo rắc rối

    Đa số người dùng than phiền về Linux đều nói: “Tôi đã cài Linux và chương trình cài đặt thường hỏng hóc giữa đường. Tôi đã cố khởi động nhưng vẫn không có chuyện gì xảy ra. Tất cả chỉ còn lại những dòng lệnh chán ngắt. Thậm chí khi tôi vào được màn hình desktop thì các chương trình của hệ thống lại không làm việc một cách trơn tru”.

    Không phải người dùng nào cũng trải nghiệm với tất cả những khó khăn trên một khi quyết định chia tay Linux. Nhưng theo Keir Thomas, bất kể khi nào gặp trục trặc với “chim cánh cụt”, bạn hãy thử lại thêm lần nữa, rũ bỏ phiền muộn và tập để yêu Linux. Có lẽ, “chim cánh cụt” sẽ đỡ “chết yểu” hơn.

    (Theo Tuổi trẻ online/Pcworld)

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí