81% phần mềm được sử dụng ở Việt Nam là bất hợp pháp Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) đưa ra công bố mới nhất: Tổng giá trị phần mềm máy tính bị vi phạm bản quyền ở Việt Nam năm 2011 là 395 triệu đô la Mỹ. Tổng giá trị thương mại toàn cầu của các phần mềm bị vi phạm bản quyền đã tăng từ 58,8 tỉ USD năm 2010 lên 63,4 tỉ USD năm 2011. Đó là con số nằm trong Nghiên cứu về tình hình Vi phạm bản quyền Phần mềm Toàn cầu năm 2011 được Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) công bố trong buổi họp báo sáng 17/5 tạiViệt Nam.Trong số những người được điều tra, một số người sử dụng đầu cuối cho biết họ sử dụng phần mềm không có bản quyền toàn bộ hoặc phần lớn thời gian. Một bộ phận người dùng máy tính khác cho biết họ thỉnh thoảng mới sử dụng phần mềm không có bản quyền hoặc ít khi làm việc này.Theo Nghiên cứucủa BSA, năm 2011, Việt Nam có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính là 81%, giảm 2% trong hai năm liên tiếp, so với mức 83% năm 2010 và 85% năm 2009.Giá trị thương mại của phần mềm bị vi phạm bản quyền là 395 triệu USD, giảm 4% so với năm trước. Trong đó, 36% số người thừa nhận có vi phạm bản quyền phần mềm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được khảo sát cho biết đã sử dụng phần mềm bất hợp pháp “mọi lúc”, “phần lớn thời gian” hay “thỉnh thoảng”; 27% số khác cho biết “ít khi” sử dụng.Nghiên cứu cũng cho biết những đối tượng thừa nhận có vi phạm bản quyền phần mềm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chủ yếu là nam giới, trong đó 32% ở độ tuổi 18-24. “Những kết quả tích cực của việc giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm này là bằng chứng cho thấy những nỗ lực to lớn của chính phủ Việt Nam.Dù vậy,Việt Nam vẫn đối mặt với những khó khăn rất lớn trong việc giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền xuống ngang bằng với tỉ lệ của khu vực hay thế giới là 60% và 42%.” - ông Tarun Sawney, Giám đốc cao cấp phụ trách Phòng chống Vi phạm bản quyền khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của BSA nhận xét. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của BSA, Ông Robert Holleyman,đưa ra báo cáo: Tính trên toàn cầu, nghiên cứu cho biết tỉ lệ vi phạm bản quyền ở các thị trường mới nổi cao hơn nhiều so với các thị trường cũ, bình quân ở mức 68% so với 24%, đồng thời các thị trường mới cũng chiếm đa số trong mức tăng toàn cầu về giá trị thương mại của phần mềm bị vi phạm. Điều này giúp lý giải cho những động thái của thị trường đằng sau tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu, ước tính ở mức 42% năm 2011, trong khi sự tăng trưởng liên tục của thị trường ở những nước đang phát triển đẩy giá trị thương mại của phần mềm bị vi phạm lên 63,4 tỉ USD. Đây là nghiên cứu thường niên lần thứ 9 về vi phạm bản quyền phần mềm của BSA, phối hợp cùng IDC và Ipsos Public Affairs, hai trong số những hãng nghiên cứu độc lập hàng đầu trên thế giới. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là thu thập 182 đầu vào dữ liệu riêng và đánh giá xu hướng của thị trường máy tính và phần mềm ở 116 thị trường. Trong nghiên cứu năm nay cũng tiến hành khảo sát 15.000 người sử dụng máy tính ở 33 nước, là nhóm chiếm 82% thị trường máy tính cá nhân toàn cầu. Dantri
Việc phát triển internet với tốc độ cao ở việt nam mình thì cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng phần mềm cho PC, laptop tăng cao. Nhưng số tiền bỏ ra để sở hữu phần mềm bản quyền hiện nay là tương đối cao so với thu nhập của phần lớn người dùng. Hơi bao biện tý nhưng mà nhu cầu sử dụng các phần mềm thì lớn mà túi tiền thì có hạn nên bắt buộc người dùng phải chọn phần mềm lậu hoặc crack mà dùng thôi