Android HoneyComb có gì hay?

Thảo luận trong 'Thông tin công nghệ' bắt đầu bởi interpol, 17 Tháng một 2011.

  1. Offline

    interpol

    • Friends

    • Change
    Số bài viết:
    1.414
    Đã được thích:
    1.462
    Điểm thành tích:
    1.550
    Như chúng ta đã biết, tại triển lãm về công nghệ CES 2011, rất nhiều máy tính bảng đã xuất hiện đi kèm với hệ điều hành Android 3.0 mang tên mã HoneyComb (tổ ong). Liệu HoneyComb có thể kế thừa những thành công mà Android đang sở hữu?

    1. Giao diện tối ưu hóa cho máy tính bảng
    Những phiên bản trước đây (từ Android 1.5 cho đến Android 2.3), chưa một phiên bản hệ điều hành nào được Google chính thức công nhận là dành cho máy tính bảng. Khá nhiều nhả sản xuất (chẳng hạn như Samsung với Galaxy Tab, Archos với Archos Internet Tablet) đã cài đặt Android 2.0+ cho người sử dụng. Tuy nhà sản xuất đã thiết kế lại giao diện cũng như tinh chỉnh một vài yếu tố trong giao diện người dùng, thế những những thao tác trên các máy tính bảng đó khiến chúng ta liên tưởng đến việc thao tác trên một chiếc điện thoại có màn hình khổng lồ.

    Khi Android 3.0 ra đời, Google đã hứa hẹn một giao diện người dùng hoàn toàn mới, được tối ưu tối đa cho việc sử dụng trên các máy tính bảng. Thật vậy, thông qua những đoạn video giới thiệu và các hình chụp chiếc Motorola Xoom tại CES năm nay, chúng ta dễ dàng thấy được sự cách tân mà Google đã thực hiện so với các phiên bản Android trước đây. Các icon được thiết kế to hơn, rõ ràng hơn, các widget có kích thước to, đặc biệt các nút nhấn trên màn hình đã trở nên dễ nhấn hơn. Các ứng dụng mặc định của Android như Gallery, Gmail, Browser,… đều được thiết kế lại để thích hợp khi chạy trên một màn hình lớn từ 7” cho đến 10”.

    Có thể nhận thấy một vài điểm tương đồng giữa iOS trên iPad với Android 3.0, chẳng hạn như ứng dụng Gmail được chia làm hai cột, một cột thể hiện tất cả các mail trong hộp thư, cột còn lại hiện nội dung của thư đang chọn. Bạn có thể xem video sau để hình dung rõ hơn.




    Trong ứng dụng Music bị rò rỉ cách đây ít lâu, các thẻ được thiết kế “động”, tức là chúng ta có thể kéo ngang để duyệt tất cả các thẻ mà không cần phải dùng nhiều đến nút Back như những gì mà người dùng Android 2.0+ đang phải “chịu đựng”. Việc giảm thiểu các thao tác di chuyển ngón tay khỏi màn hình sẽ làm tăng sức thu hút của Android so với những hệ điều hành dành cho máy tính bảng đã, đang và sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

    [IMG]
    Giao diện ứng dụng Music của HoneyComb bị lộ gần đây

    Bên cạnh đó, kiểu giao diện ba chiều hứa hẹn sẽ xuất hiện trên nhiều ứng dụng trong Android 3.0, do đó người dùng sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi có việc cần dùng tới máy tính bảng. Việc sử dụng giao diện ba chiều đã bắt đầu khi Google áp dụng nó vào ứng dụng Gallery dành cho Android 2.2 FroYo để người dùng có thể thấy được sự thay đổi của các bức ảnh khi chúng ta để nghiên máy góc bất kì.

    [IMG]
    Giao diện 3 chiều trên chiếc Motorola Xoom


    Một bàn phím ảo tốt sẽ giúp Android 3.0 làm nên chuyện. Với thiết kế phím kiểu chiclet, các phím ảo tách biệt giúp giảm sai sót trong quá trình nhập liệu. Trước đây, những nhà sản xuất phải tự thiết kế riêng một bàn phím ảo cho máy tính bảng của mình vì bàn phím của Android 2.0+ không phù hợp để gõ trên một màn hình lớn với tốc độ nhập liệu cao. Hai phím Shift xuất hiện giúp chúng ta gõ chữ in hay nhập kí hiệu nhanh chóng. Một nút emoticon giúp người dùng viết vào các biểu tượng cảm xúc thật dễ dàng.

    [IMG]

    2. Hỗ trợ cấu hình mạnh hơn

    [IMG]
    Asus EeePad Transformer - mẫu máy tính bảng mới của ASUS dùng vi xử lí hai nhân chạy Android 3.0

    Càng ngày các thiết bị cầm tay trở nên mạnh mẽ hơn do sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sản xuất các linh kiện điện tử. Máy tính bảng cũng không hề đứng ngoài quy luật đó. Chiếc Motorola Xoom mang trong mình CPU NVIDIA Tegra 2 với xung nhịp cao và hai nhân. Tương tự, hai mẫu ASUS EeePad Slider và Transformer vừa ra mắt cũng sử dụng chip xử lí hai nhân. Có thể các phiên bản trước của Android vẫn chạy tốt trên các máy cấu hình cao này, thế nhưng các luồng dữ liệu sẽ không được tối ưu hóa cho những con CPU mới hơn hay dung lượng RAM cao hơn, cũng như khả năng xử lí đồ họa cũng không tốt bằng. Ngoài ra, Android 2.0+ chỉ hỗ trợ độ phân giải tối đa là 1024x600 mà thôi, trong khi đó, những chiếc máy tính bảng chạy Android 3.0 đầu tiên đã sở hữu màn hình có độ phân giải lên đến 1280x800, tức ngang bằng với một số laptop hiện nay. Nhờ đó, nhu cầu giải trí độ nét cao (HD) sẽ được thỏa mãn khi chúng ta sử dụng Android 3.0. Và chắc chắn rằng trong tương lai, độ phân giải ấy sẽ càng được nâng cao hơn nữa.

    3. Mở rộng ứng dụng, không chỉ cho máy tính bảng
    Một khi Android 3.0 đã chạy tốt trên máy tính bảng, chắc chắn nó sẽ chạy tốt trên những chiếc laptop, netbook, nettop và cả desktop. Hãy thử tưởng tượng bạn có thể thực hiện nhanh công việc của mình chỉ sau vài giây mở laptop bằng Android 3.0, điều đó có tuyệt vời không? Hiện nay, các hệ điều hành Instant-ON (mở ngay tức thì) đã có thể giúp bạn được điều này, tuy nhiên chức năng của chúng vẫn còn khá đơn giản, chỉ loanh quanh ở việc nghe nhạc, lướt web, check mail mà thôi. Android 3.0 có thể làm hơn thế nữa với việc thao tác trên các tập tin văn bản hay bảng tính, những bài thuyết trình nặng có thể được trình chiếu một cách nhanh chóng mà không cần chờ cả hệ điều hành Mac/Windows/Linux boot lên. Và ai cấm những nhà sản xuất ứng dụng Android 3.0 lên các máy để bàn phục vụ giải trí tại gia, những màn hình cảm ứng lớn để chỉ dẫn hay cung cấp thông tin tại những địa điểm công cộng hay thậm chí là lên chiếc TV của bạn? Tương lai của Android 3.0 đang rất sáng sủa.

    4. Lợi thế của nguồn mở và miễn phí
    Khi đem so sánh với các hệ điều hành khác, Android nổi bật ở tính “mở” của mình. Nhờ tính “mở” đó mà các lập trình viên có thể tùy biến Android ở nhiều mức độ khác nhau, tránh sự nhàm chán khi sử dụng trong thời gian dài. Việc các ứng dụng có thể can thiệp sâu vào hệ thống khi có quyền root cũng giúp người dùng rất nhiều trong việc khám phá chiếc máy tính bảng cũng như hoàn thành công việc của mình dễ dàng hơn.

    [IMG]
    Android Market với hàng nghìn ứng dụng miễn phí nhưng rất có ích


    Đi kèm với tính “mở” là sự miễn phí. Android 3.0 miễn phí, kho ứng dụng miễn phí khổng lồ với nhiều ứng dụng rất bổ ích sẽ giúp Android 3.0 “cất cánh” trong việc chinh phục người dùng. Chính nhờ việc miễn phí ở nhiều mặt mà chi phí sản xuất thiết bị sẽ giảm đi đáng kể, thu hút được thêm người dùng. Chưa kể đến những doanh nghiệp hay chính phủ muốn dùng Android cho một mục đích nào đó sẽ giảm thiểu chi phí bản quyền khổng lồ khi sử dụng Android 3.0.

    Nhìn chung, Android 3.0 chỉ mới vừa chính thức xuất hiện nhưng các tính năng hấp dẫn của nó rất có thể sẽ giúp hệ điều hành này trở nên phổ biến trong tương lai gần. Dù vậy, chắc chắn sẽ có những lỗi phát sinh, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà ảnh hưởng đến việc phổ biến nó. Chúng ta hãy hi vọng Google đang thực hiện những gì tốt nhất có thể để mang đến cho chúng ta những trải nghiệm mới với Android 3.0 HoneyComb.

    Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí