Beeline trong thế “thập diện mai phục”

Thảo luận trong 'Thông tin công nghệ' bắt đầu bởi superadmin, 6 Tháng chín 2009.

  1. Offline

    superadmin

    • Banned

    Số bài viết:
    5
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Beeline trong thế “thập diện mai phục”

    Gói cước Big Zero của Beeline không khác nhiều so với gói cước 1 Đồng của S-Fone nhưng vì sao các “đại gia” di động lại xem Beeline là mối đe dọa?



    Big Zero và 1 Đồng của S-Fone

    Xuất hiện khá muộn màng khi thị trường viễn thông di động Việt Nam sắp bước vào giai đoạn bão hoà, nhưng Beeline Việt Nam vẫn gây được tiếng vang lớn với sự ra đời của gói cước Big Zero, gói cước được các chuyên gia trong ngành đánh giá là gây “sốc” nhất từ trước đến nay. Nếu so với các nhà mạng khác tại Việt Nam hiện nay, giá cước của Beeline được coi là cạnh tranh nhất với một mức giá duy nhất 1.199đồng/1 phút cho cả nội mạng và ngoại mạng. Đó là chưa kể tới việc miễn phí tất cả các cuộc nội mạng từ phút thứ 2 trong vòng 20 phút.

    Theo cách tính này, khách hàng gọi trong 20 phút, giá cước trở thành siêu rẻ với 60 đồng/phút và với mỗi một cuộc gọi trong vòng 5 phút, giá cước sẽ là 240 đ/phút. Trong khi đó, Viettel là 990 đồng/phút, MobiFone và VinaPhone là 980 đ/phút. Với 1 khách hàng sử dụng nhiều tới 10 cuộc gọi nội mạng/ngày với thời gian 10 phút thì cũng chỉ mất 12.000 đồng. Trong khi các mạng khác mất tới 10.000 đồng cho chỉ 1 cuộc 10 phút. Ngoài ra, giá cước gọi ngoại mạng của Beeline là 1.199 đ/phút, rẻ hơn so với các mạng khác gần 400 đ/phút.

    Theo một khảo sát gần đây nhất, 50% dân số Việt Nam không di chuyển nhiều mà chủ yếu tập trung tại những vùng nhất định trong các thành phố lớn. Sở dĩ các nhà mạng khác đã triển khai nhiều gói cước như My Zone & Happy Zone thành công là do có tới 50% thuê bao chỉ sử dụng trong vùng phủ sóng. Nếu nhìn trên phương diện này, cách đưa ra gói cước của Beeline có vẻ độc đáo và hấp dẫn khách hàng.

    Thế nhưng, nếu xem xét kỹ thì gói cước Big Zero có vẻ hơi giống với gói cước 1 Đồng của S-Fone. Không kể mức cước cuộc gọi cho phút đầu tiên thì việc thiết kế tính cước từ phút thứ 2 trở đi có phần giống nhau. Chẳng hạn, S-Fone tính cước 1 đồng 1 giây nếu khách hàng gọi 21 phút thì giá cước sẽ là 1200 đồng (không tính phút đầu tiên). Tương tự như vậy, nếu khách hàng của Beeline gọi 21 phút cũng sẽ trả chi phí là 1200 đồng (không tính phút đầu tiên).

    Tại sao Beeline rơi vào “tầm ngắm”?

    Ngay khi Beeline tung ra gói cước Big Zero, các mạng di động lớn đã lên tiếng về nguy cơ gói cước này phá nát thị trường viễn thông Việt Nam cho dù trước đó tuyên bố sự xuất hiện của các mạng mới này là “có cũng như không”. Các mạng di động lớn cũng hiểu rằng nếu một mạng di động mới ít thuê bao thì việc miễn cước nội mạng cũng không còn mấy ý nghĩa. Trên thực tế HT Mobile trước đây cũng đã khuyến mãi gọi “xả láng” nội mạng, nhưng không đem lại nhiều thuê bao. Với cách thiết kế gói cước Big Zero có phần giống gói cước 1 Đồng của S-Fone, vậy tại sao chỉ gói cước Big Zero mới gặp phải phản ứng từ những nhà khai thác mạng GSM?

    Giới phân tích cho rằng, sở dĩ S-Fone không lọt vào “tầm ngắm” bởi các mạng GSM lớn đã thấy được những thách thức mà mạng di động này gặp phải, mà trước hết là dưới khía cạnh công nghệ khó thu hút được khách hàng, cho dù đây là gói cước được đánh giá rất hay. Trong khi đó, Beeline lại cùng mang “dòng máu” GSM nên không thể không “để mắt” tới. Như vậy, các mạng di động lớn đã xem xét dưới góc độ đe doạ từ công nghệ hơn là việc thiết kế gói cước.

    Trên thực tế thị trường di động Việt Nam đang là cuộc chiến khốc liệt giảm cước. Trong cuộc chạy đua đó, các mạng di động mới không thể không có mức cước hấp dẫn hơn để thu hút thuê bao bởi họ gần như không còn lợi thế gì khác.

    Ở một khía cạnh khác, các mạng di động lớn cũng nhìn thấy sự quyết liệt và các “độc chiêu” mà Vimpelcom đã thể hiện ở các thị trường khác nên nhất cử nhất động không thể không lọt vào “tầm ngắm”. Công bằng mà nói Beeline là mạng gây được ấn tượng tốt nhất về hình ảnh của mình khi mạng này chính thức cung cấp dịch vụ. Chỉ một thời gian ngắn, hình ảnh sóc đen vàng đã nhanh chóng được xã hội biết đến đó là hình ảnh của Big Zero.

    Lần đầu tiên, khách hàng có thể mua Sim điện thoại “dễ như mua rau” khi mà Beeline triển khai hàng loạt các xe đẩy bán Sim lưu động. Các điểm bán lẻ Sim Beeline cũng mọc lên như nấm. Khách hàng có thể tiếp cận với Beeline ở mọi góc phố, từ quán tạp hoá truyền thống đến các quầy hàng di động. Đó là điều mà tất cả các mạng di động lớn của Việt Nam chưa làm được. Đến nay, Beeline đã phân phối được gần 800.000 Simcard tới tay người tiêu dùng.

    Thế nhưng, tất cả những nỗ lực của Beeline sẽ “xuống sông xuống bể” nếu Beeline là mạng di động nội vùng. Cho dù 50% khách hàng gần như không rời khỏi địa bàn thành phố mình sống, nhưng họ cũng không muốn chiếc điện thoại của mình trở thành “cục gạch” nếu có dịp đi ra ngoài thành phố. Cho đến thời điểm này, Beeline mới phủ sóng được khoảng 10 thành phố lớn trong khi đã đưa ra tuyên bố táo bạo rằng sẽ hoàn tất phủ sóng toàn quốc vào năm 2010.

    Những khó khăn đối với Beeline đang ngồn ngộn trước mắt công thêm với phần “để mắt” của các mạng di động lớn khiến cho mạng này tựa hồ như ở trong thế “Thập diện mai phục”.

    (theo ICTnews)

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí