Các đại gia trong lĩnh vực công nghệ châu Á đang thể hiện những bộ mặt rất trái ngược trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng kinh tế. LG, Samsung và hầu hết các hãng công nghệ Hàn Quốc đã có sự hồi phục vô cùng ấn tượng trong quý 3/2009 Trong khi Samsung, LG hay các hãng công nghệ điện tử Hàn Quốc đều đã có bước hồi phục ấn tượng thì ngành công nghệ Nhật Bản lại vẫn “chìm đắm” trong thua lỗ và nợ nần. Ngày 30/10, tập đoàn điện tử Sony trở thành đại diện mới nhất của công nghệ Nhật Bản công bố kết quả kinh doanh quý 3 với những bản báo cáo “đỏ rực” bởi khoản lỗ lên tới 26,3 ti yên (289 triệu USD) do doanh số bán ra sụt giảm trên những mảng sản phẩm điện tử cốt lõi. Việc cắt giảm nhân sự và chi phí mạnh mẽ của tập đoàn này cũng chỉ giúp họ giảm được khoản lỗ xuống còn 95 ti yên (khoảng 1 ti USD) trong cả năm 2009 so với mức dự tính 120 ti yên hồi giữa năm. “Khá khẩm” hơn Sony một chút, Panasonic đã có quý đầu tiên trong vòng 1 năm qua có lãi với mức doanh thu đạt 6,1 ti yên nhưng có điều mức doanh số này thấp hơn so với cách đây 1 năm tới 90%. Toshiba cũng có lãi trong quý nhưng chỉ giúp họ giảm bớt một chút trong tổng số lỗ ròng dự tính của cả năm xuống còn 50 ti yên (khoảng 549 triệu USD). Đáng chú ý là năm ngoái, hãng điện tử này chỉ lỗ 26,9 ti yên. Trái ngược, lợi nhuận trong quý của Samsung Electronics đã đạt mốc kỷ lục khi tăng tới 3 lần so với quý 3 của năm ngoái. Trong 3 tháng qua, hãng điện tử lớn nhất Hàn Quốc này đã thu về 3,72 nghin ti won (khoảng 3,14 ti USD) trong khi quý 3/2008 họ chỉ lãi khoảng… 1,22 nghìn ti won. Cùng với Samsung, hãng điện tử khác của Hàn Quốc là LG Display, kẻ cạnh tranh trực tiếp với Samsung trên thị trường màn hình LCD cũng thông báo doanh số bán ra tăng tới 90%, kéo theo lợi nhuận ròng tăng mạnh. Theo các chuyên gia kinh tế, yếu tố tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong kết quả kinh doanh của các hãng điện tử 2 nước này chính là việc Hàn Quốc đã duy trì được một đồng won yếu, rất có lợi cho xuất khẩu.