Đằng sau kỹ năng mềm !!!

Thảo luận trong 'Sinh viên cùng chia sẽ' bắt đầu bởi Nin.Zipper, 28 Tháng mười 2009.

  1. Offline

    Nin.Zipper

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    13
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    0
    Kỹ năng mềm có thể được học và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và không chỉ bó hẹp trong ngần ấy tiêu chuẩn, chuẩn mực. Mỗi người có thể đưa ra những khái niệm và tự rèn luyện kỹ năng mềm cho chính mình.

    “Kỹ năng mềm” xuất hiện ngày càng nhiều
    Nhiều người nhắc đến kỹ năng mềm và xem đó như là một khám phá thú vị về chính bản thân mình. Thực sự, chúng ta đôi khi sử dụng thành thạo kỹ năng này như một phản xạ, xuất phát từ chính tính cách và khả năng, vốn sống của mình.

    Tìm hiểu một cách cặn kẽ và chi tiết xem kỹ năng mềm là gì, các bước A, B, C, D để tiếp cận như thế nào lại càng khiến chúng ta loay hoay với những gì lẽ ra phải thật tự nhiên.

    Người ta tò mò không biết kỹ năng mềm là gì mà sao đâu đâu cũng nhắc đến như là phương pháp hữu hiệu để có thể giải quyết và kiểm soát mọi vấn đề. Càng nghe nhiều, người ta lại càng thắc mắc và tò mò. Vì thế, số lượng lớp học kĩ năng sống, kỹ năng mềm hay những lớp có nội dung tương tự như vậy ngày càng trở nên quen thuộc.

    Chủ yếu, các lớp học này là sự chia sẻ kinh nghiệm. Khi áp lực cuộc sống ngày càng nhiều, mỗi người bị ép vào một trạng thái khá căng thẳng nên việc đưa ra quyết định hay lựa chọn cách hành xử lại trở nên khó khăn hơn. Mọi thứ phải luôn trong tầm kiểm soát để không đi sai. Một số người tìm đến “kỹ năng mềm” với tâm lý xem đó là một cứu cánh để cuộc sống mình dễ kiểm soát hơn. Tuy nhiên, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy.

    A,B,C,D của kỹ năng mềm
    Kỹ năng mềm có thể hiểu một cách cơ bản đó là:

    * Kỹ năng đặt mục đích mục tiêu cho cuộc đời
    * Kỹ năng thuyết trình
    * Tư duy và thay đổi bản thân
    * Kỹ năng giải quyết vấn đề
    * Kỹ năng làm việc nhóm.

    Ngoài ra, kỹ năng mềm có thể được hiểu một cách cụ thể hơn. Đó còn là kỹ năng rèn luyện các phẩm chất cá nhân bao gồm:

    * Ý thức trách nhiệm
    * Lòng tự trọng
    * Sự thân thiện, hòa đồng
    * Sự chân thành
    * Khả năng làm chủ bản thân

    Bên cạnh đó là kỹ năng trong quá trình giao tiếp, tương tác với các cá nhân khác:

    * Kỹ năng hòa nhập và làm việc tốt trong một đội/nhóm
    * Kỹ năng truyền đạt lại kiến thức cho người khác
    * Kỹ năng phục vụ và làm thỏa mãn khách hàng của đơn vị mình
    * Kỹ năng lãnh đạo
    * Kỹ năng thuyết phục
    * Kỹ năng làm việc trong những môi trường khác nhau…


    Có kỹ năng mềm, nghĩa là cũng sẽ có khái niệm “kỹ năng cứng”. Không thể đưa ra phép so sánh, cân đo kỹ năng nào là chính, là quan trọng và cần thiết hơn một cách thật chính xác. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, kỹ năng mềm chưa được quan tâm đúng mức trong các chương trình giáo dục hiện nay. Những đối tượng quan tâm đến kỹ năng mềm hiện nay hầu hết là các bạn học sinh, sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, có nhu cầu định hướng và theo đuổi một ngành nghề nào đó. Liệu như vậy là có muộn không? Dù không có gì là muộn khi thực sự bắt tay thực hiện nhưng nếu những điều được gọi là kỹ năng mềm được trau dồi và rèn luyện từ sớm, có lẽ mỗi cá nhân sẽ dễ dàng nắm bắt được cơ hội và cảm thấy dễ dàng và thoải mái hơn với cuộc sống của mình.

    Đằng sau kỹ năng mềm
    Mỗi cá nhân khi chủ động đăng kí tham gia vào một lớp học huấn luyện “kỹ năng mềm” thường mang tâm trạng mình sắp “nhặt được bí kíp”. Và chính thái độ sẵn sàng thay đổi ấy sẽ khiến họ ít nhất thành công khi đón nhận một số quan điểm, khái niệm mới mà có thể trước đó họ không đồng tình.

    Ví dụ, một trong những kỹ năng đòi hỏi hầu hết các cá nhân phải có là kỹ năng làm việc nhóm. Nếu không tham gia lớp học rèn luyện kỹ năng mềm, ai cũng có thể hiểu làm việc theo nhóm là gì, ở mức đơn giản nhất là hiểu được đó là cách việc theo một đội, làm việc chung với nhau. Thế nhưng, khi khái niệm làm việc nhóm được giới thiệu thông qua lớp rèn luyện kĩ năng với những bài tập cụ thể thì nó có thể làm thay đổi thái độ của cá nhân ấy. Có thể trước đây anh ta nghĩ làm việc theo nhóm không đánh giá đúng năng lực cá nhân hay không phát huy được ý tưởng của mình thì khi nhận thức được đó là một kỹ năng cần trang bị cho mình, anh ta lại có thái độ rất khác, tích cực hơn và chịu chia sẻ hơn.

    Vậy điều gì quyết định đến thành công của việc thực hiện kỹ năng mềm? Đó không phải vì điều kỳ diệu từ những kỹ năng học được mà chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người. Kỹ năng mềm có thể được học và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và không chỉ bó hẹp trong ngần ấy tiêu chuẩn, chuẩn mực. Và như vậy, mỗi người có thể đưa ra những khái niệm và tự rèn luyện kỹ năng mềm cho chính mình.
    chjkarointeger thích bài này.

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí