Đất thiêng Quảng Trị

Thảo luận trong 'Quảng Trị' bắt đầu bởi Chiefree, 3 Tháng tám 2009.

  1. Offline

    Chiefree

    • Thành viên sáng lập

    Số bài viết:
    438
    Đã được thích:
    268
    Điểm thành tích:
    220
    Trên hành trình từ Bắc vào Nam, Quảng Trị nằm ở trung điểm, được ví như điểm tỳ vai gánh hai đầu đất nước. Vùng đất này, hiện hữu từ thời khi Vua Hùng lập quốc nhưng cái tên Quảng Trị thì mới xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX. Dưới thời Minh Mạng, Dinh Quảng Trị được đổi thành tỉnh Quảng Trị.

    Qua bao thăng trầm lịch sử, mảnh đất này đã từng là nơi chia cắt, được coi là “ chiến địa”, “trấn biên”, "phên dậu”. Đặc biệt, hơn 100 năm, cùng cả nước bền bỉ đấu tranh chống ách đô hộ của hai kẻ thù hung bạo có một không hai trong thế kỷ XX, "Quảng Trị là một trong những nơi đụng đầu quyết liệt nhất giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng, là một trong những chiến trường khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt của đất nước ròng rã 20 năm..."(1). Có người cho rằng: Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Bởi, chỉ tính riêng số liệt sĩ đã hy sinh và đang yên nghỉ tại 72 nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh đã lên tới con số gần 60 nghìn người. Trong 72 nghĩa trang liệt sĩ thì có hai nghĩa trang Quốc gia: nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và nghĩa trang liệt sĩ Đường 9. Mỗi "địa chỉ đỏ" này có hơn 10 nghìn liệt sĩ. Tại các nghĩa trang liệt sĩ ở các địa phương trong tỉnh cũng có hàng ngàn mộ liệt sĩ là con em của mọi miền đất nước. Có thể nói, không có tỉnh, thành nào lại không có con em của mình trực tiếp chiến đấu ở mảnh đất này. Quảng Trị không còn là địa danh của một địa phương mà đã thành một biểu tượng chung, niềm tự hào chung về một thời hào hùng của một dân tộc anh hùng.



    Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Trị có hơn 18.729 liệt sĩ, 10 nghìn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, hàng chục ngàn người có công với cách mạng. "Tính bình quân cứ 8 người dân Quảng Trị lo một phần mộ liệt sĩ. Nói cách khác cứ 8 người dân Quảng Trị được sống trong thanh bình hôm nay phải đổi bằng sinh mạng của một chiến sĩ" (2). Một vùng đất đẫm máu xương và nặng nghĩa ân tình với nhân dân cả nước. Một vùng đất mà mỗi khi nhắc đến, bất cứ một người dân yêu nước nào cũng thấy thương cảm, hãnh diện, tự hào và thấy phải có trách nhiệm góp phần xây dựng ngày càng giàu đẹp hơn.
    Ngày xưa Quảng Trị là vùng đất lửa, ngày nay Quảng Trị là vùng "đất tâm linh", trở thành một cõi thiêng trong tâm khảm bao người. Vậy nên, có người đã nói: Cứ đến Quảng Trị, ở trong mỗi con người chúng ta bỗng nảy ra những điều mà chúng ta cũng không thể dự đoán trước được...Chính ở nơi đây ta tự trang bị cho ta những hiểu biết rất nhiều so với cái ta đã biết về quá khứ, giúp ta nhận ra giá trị của hiện tại và hình dung một cách rõ ràng về tương lai.


    Về với đất thiêng Quảng Trị trong những ngày tháng Bảy, ta như được tắm mình trong truyền thống, để rồi hun đúc thêm niềm tự hào. Đó cũng là nguồn cội của sức mạnh để ta vững vàng trên hành trình đến với ngày mai.
    Điểm dừng chân đầu tiên đó chính là đôi bờ Hiền Lương lịch sử. Sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết, sông Bến Hải là dấu cắt hai miền đất nước, là hiện thân của nổi đau dân tộc. Suốt 20 năm "Cách một dòng sông mà đó thương, đây nhớ/ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa"; nơi đây đã chứng kiến bao cảnh tang tóc, đau thương nhưng cũng vô cùng anh dũng. Năm tháng đi qua nhưng ký ức về miền đất lữa thì khó phai nhoà. Trước mắt chúng ta những công trình mang biểu tượng tôn vinh chiến thắng đã làm dịu lại nỗi đau và thúc dục ta trên hành trình ra Bắc vào Nam.


    Điểm thứ hai, trên hành trình ấy, đó là Thành Cổ Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị được coi như "người lính đi đầu" trong chiến dịch Xuân-Hè 1972.Nơi đây, trên một diện tích chưa đầy 4 km2 đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom, 1.230.328 viên đạn pháo các loại và hơn 2000 lượt máy bay oanh kích với sức công phá tổng cộng gấp 7 lần quả bom nguyên tử mà người Mỹ đã ném xuống Hirôsima (Nhật Bản) trong chiến tranh thế giới thứ hai. Số quân Mỹ -Ngụy ở Quảng Trị vào thời điểm cao nhất gấp 3 lần số dân của tỉnh. Cả một thị xã sầm uất đã thành đóng tro tàn "không còn một một viên gạch nào dính được vào nhau". Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau thì còn đó. Cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ quả là quá sức tưởng tuởng tượng của tội ác và sự chịu đựng. Điều này, không những được cả thế giới biết đến mà còn làm chấn động dư luận và lương tri loài người. 81 ngày đêm giữ đất, giữ thành, giữ niềm tin khoảng 1,8 vạn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Giờ đây, bên dưới lớp cỏ non xanh tươi hay trong dòng nước ngọt có ai dám chắc rằng sẽ không còn máu xương của đồng bào, đồng chí. Người dân Quảng Trị quá hiểu rằng, đó là một phần trầm tích sâu dày của quê hương. Tuy nhiên, những đóng góp của mình chỉ là một phần còn chiến công trên mảnh đất này là của chung, quang vinh này thuộc về cả dân tộc.


    Vậy nên, không đợi đến ngày rằm hay ba mươi, mồng một người dân Quảng Trị nói chung và người dân thị xã Quảng Trị nói riêng hễ có miếng ăn ngon hay tà áo đẹp ... là họ lặng thầm thắp nén hương thơm. Âu cũng là đạo lý ăn quả nhớ người gieo hạt.



    Về Quảng Trị, không ai không khỏi bùi ngùi, xúc động khi đến với các nghĩa trang liệt sĩ. Đến đó, ai cũng cảm thấy mình nhỏ bé trước sự hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sĩ. Trên mộ chí của các anh, các chị có thể có tên có thể chưa biết tên nhưng các anh đã thành danh, trở thành tên chung và niềm tự hào đất nước. Sự hy sinh của các anh, các chị đã làm nên quả ngọt. Cái ngày ra đi không trở về của các anh, các chị đã làm nên ngày đoàn tụ của bao người. Sự mất mát lớn lao của các anh, các chị đã làm nên hạnh phúc của hàng triệu, triệu gia đình và cao hơn cả là đã làm cho đất nước, cho dân tộc hồi sinh. Cái giá ấy, mãi mãi trường tồn, niềm tự hào ấy thuộc về các anh mà chúng tôi có trách nhiệm phải nhân lên và truyền lữa lại cho các thế hệ mai sau.
    Về Quảng Trị hôm nay, ta như bay trong niềm tự hào của cả dân tộc. Dẫu Quảng Trị chưa qua ngưỡng tỉnh nghèo, nhưng tương lai thì đã rộng mở. Không đợi đến ngày mai, từ ngày hôm nay còn đường Xuyên Á sẽ mở ra cơ hội hội nhập. Sự sầm uất của Trung tâm kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo sẽ là nơi đến của bạn bè trong và ngoài nước.Vùng cảng Mỹ Thuỷ (Hải Lăng) nay mai sẽ thành khu kinh tế liên hoàn Đông -Nam của tỉnh; những cảng nước sâu, bãi tắm, nhà máy công nghiệp, khu dịch vụ và tuyến đường bộ, đường sắt nối liền trong chuổi hành lang kinh tế Đông-Tây. Những công trình tươi mới cứ thế mọc lên. Dòng điện lung linh từ công trình thuỷ lợi-thuỷ điện Rào Quán, sẽ sáng mãi như niềm tin của người dân Quảng Trị...Bên bờ sông Hiếu, điểm nhấn của thành phố Đông Hà nay mai...đang đổi thay từng phút, từng giờ. Tất cả, tất cả không còn là thì tương lai mà đã hiện hữu rất gần.



    Quảng Trị đất thiêng đang chờ bạn!


    (1) Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi UBND Tỉnh Quảng Trị nhân Hội thảo "Du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đông đội"
    (2)Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Một thời Quảng Trị.NXB QĐND, Hà Nội 2008.


    :yyc21:
    phi_phiDualCore thích bài này.
  2. Offline

    DualCore

    • Friends

    Số bài viết:
    957
    Đã được thích:
    513
    Điểm thành tích:
    350
    Cảm ơn chú Chiefee đã cho anh em bít thêm về quê hương anh hùng tụi mình chứ!!!
    Cố lên nha!!!
  3. Offline

    thichlamgiau

    • Thành Viên Mới

    Số bài viết:
    172
    Đã được thích:
    78
    Điểm thành tích:
    0
    Có thể nói Quảng Trị là mãnh đất đầy anh hùng, ban giới thiệu hay lắm!

Chia sẻ trang này

Advertising: Linux system admin | nukeviet | nukeviet 4 | Upload ảnh miễn phí